Đặc điểm chung về công ty Cổ Phần Dệt Kim Hà Nội 1 Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nộix (Trang 46 - 50)

b. Theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

2.1. Đặc điểm chung về công ty Cổ Phần Dệt Kim Hà Nội 1 Lịch sử hình thành

2.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty Cổ Phần Dệt Kim Hà Nội là doanh nghiệp cổ phần từ năm 2004, tiền thân là công ty Dệt Kim Hà Nội, là một đơn vị chuyên sản xuất các loại bít tất dệt kim, được thành lập ngày 28/10/1966, được sáp nhập từ 3 bộ phận dệt tất của 3 nhà máy đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội đó là bộ phận dệt bít tất của nhà máy Dệt Kim Đông Xuân thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ( nay thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội), bộ phận dệt bít tất của Xí nghiệp 8/5( xí nghiệp dệt bạt cũ nay là công ty Dệt 19/5 thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội) và bộ phận Dệt kim của Xí Nghiệp Cự Doanh( nay thuộc Công Ty Thăng Long, thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội). Tháng 11 năm 2004, được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt phương án cổ phần và ra quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Công ty Dệt Kim đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội, với vốn điều lệ là 24000 triệu đồng trong đó vốn nhà nước là 12240 triệu đồng và vốn do các cổ đông góp là

11760 triệu đồng. Tên giao dịch của công ty là Hanoi Knitting Joint Stock Company. Trụ sở Công ty đóng tại xã Xuân Đỉnh- Từ Liêm - Hà Nội. Công ty có cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 285 Đội Cấn.

* Các giai đoạn phát triển

a. Giai đoạn từ năm 1966 đến năm 1972

Lúc này công ty mới là một xí nghiệp được sáp nhập từ 3 bộ phận dệt tất nên có rất nhiều khó khăn, từ cơ sở vật chất kỹ thuật từ 3 bộ phận trên, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn. Nhằm nâng cao trình độ sản xuất, công ty đã tiến hành nhập thêm 40 máy tự động dệt bít tất tăng năng suất lên 1,5 triệu đôi/ năm, giúp công ty luôn vượt kế hoạch được giao. Năm 1972, bằng nguồn vốn tự có công ty nhập thêm 140 máy dệt bít tất hiện đại của Tiệp Khắc, 100 máy khíu của Trung Quốc và đã đưa năng suất lên 4 triệu đôi/ năm và có các sản phẩm phụ như quần, áo, mũ các loại bằng sợi dệt nylon tận dụng từ phế liệu. Trình độ tổ choc dần được cải tiến, sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo phương pháp dây chuyền chuyên môn khoa học.

b. Giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1987

15 năm liên tục công ty luôn giữ vững nhịp độ phát triển và mục tiêu sản xuất kinh doanh đề ra là mặt hàng bít tất, sản lượng luôn giữ vững 4 triệu đôi/ năm để phục vụ cho quốc phòng, tiêu ding và luôn hoàn thành kế hoạch nhà nước giao.

c. Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1993

Công ty xác định mục tiêu, tổ chức sắp xếp lại lao động theo Nghị quyết 175 của HĐBT đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật phục hồi cải tiến thiết bị, chú ý đến thị hiếu khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy công ty đã đững vững trong thời kỳ đổi mới. Năm 1990, bằng nguồn vốn tự có, công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất bít tất sùi, đưa trình độ công nghệ cũng như sản phẩm lên một bước phát triển mới, thanh lý một số máy móc thiết bị cũ, sản xuất mặt hàng đúng thị hiếu khách hàng, thực hiện 1440 triệu đôi tất/năm. Năm 1992, công ty đã ký được hợp đồng sản xuất gia công bít tất bán thành phẩm xuất khẩu cho Nhật Bản với sản lượng 3,6 triệu đôi/ năm trên một hế thống thiết bị gồm 100 máy dệt và 5 máy Rosso.

d. Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2004

Năm 1994 để phù hợp với quy mô sản xuất và phát triển của đơn vị, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã cho phép đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ thành Công ty Dệt Kim Hà Nội theo QĐ số 2003/QĐUB ngày 13/09/1994. Ngày 22/06/1997 Công ty sáp nhập với xí nghiệp mũ Đội Cấn ở 285 Đội Cấn theo QĐ 2263-QĐ của UBND thành phố Hà Nội. Sản lượng sản phẩm sản xuất tiếp tục được tăng lên từ 4 triệu đôi lên 4,4 triệu đôi. Công ty vẫn từng bước phát triển và có vị thế trên thị trường và luôn tích cực đổi mới sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng thị hiếu khách hàng.

e. Từ năm 2004 đến nay

Tháng 11 năm 2004 đươch UBND thành phố Hà Nội phê duyệt phương án cổ phần hoá và ra quyết định thay đổi hình thức sở hữu từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần, công ty đổi tên thành công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội.

Trải qua 42 năm thành lập và trưởng thành, với sự đóng góp tích cực của tập thể cán bộ công nhân viên, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng cho cán bộ công nhân viên công ty 3 Huân Chương Lao Động hạng Ba, 1 Huân Chương Lao Động hạng Nhì và Huân Chương Chiến Công hạng Ba.

* Một số chỉ tiêu mà công ty đạt được trong mấy năm gần đây: Biểu số 01: Một số chỉ tiêu công ty đạt được trong những năm gần đây

Năm Chỉ tiêu

ĐVT 2005 2006 2007

- Doanh thu thuần - Lợi nhuận trước thuế - Số lao động - Thu nhập bình quân Triệu đồng Triệu đồng Người Triệu đồng 45000 1920 445 1 54000 2040 460 1,1 64000 2512 470 1,2 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất

Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại bít tất dệt kim, có yêu cầu và kích cỡ khác nhau. Số lượng sản phẩm tương đối lớn cũng như nguyên liệu đầu vào tương đối nhiều, điều này ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của công ty. * Đặc điểm tổ chức sản xuất

Hiện tại công ty có 3 phân xưởng đó là phân xưởng dệt 1,2; phân xưởng nhuộm và phân xưởng hoàn thành.

Phân xưởng dệt 1,2: Chuyên dệt bít tất từ các nguyên liệu mộc hoặc từ nguyên liệu hoặc từ nhuộm thành phẩm.

Phân xưởng nhuộm: Sau khi bít tất dệt từ các nguyên liệu mộc thường có màu trắng thì khâu tiếp theo là qua phân xưởng nhuộm để cho ra những sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng. Ngoài ra, còn có thao tác nhuộm thành phẩm tức là các sản phẩm được hoàn thành ở khâu trước và phải qua thêu, nhuộm thành phẩm chính nhuộm phần chỉ thêu đó.

Phân xưởng hoàn thành: Phân xưởng này có nhiệm vụ hoàn tất các công đoạn còn lại để cho sản phẩm hoàn chỉnh như khíu, sấy, gấp, thêu, sửa chữa.

* Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Nguyên vật liệu Dệt Khíu Kiểm tra tổng hợp Nhuộm Sấy Bao gói Sản phẩm Phế liệu Sản phẩm mộc Kiểm tra tổng hợp Hỏng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nộix (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w