Sử dụng và quản lý lao động

Một phần của tài liệu Lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ khách sạn (Trang 68 - 70)

II, Lao động thời vụ

Một số phương hướng giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà khách Hải Quân

3.2.2.2 Sử dụng và quản lý lao động

- Việc rà soát,bố trí, quản lý và sử dụng nhân lực phải được thực hiện một cách hợp lý. Với mỗi độ tuổi, tính cách khác nhau phù hợp với công việ khác nhau. Việc phân công công việc cho các vị trí hợp lý dẫn đến việc nhân viên sẽ phấn đấu

được hết khả năng của mình làm cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy công việc của nhà quản trị sẽ được giảm bớt, hiệu quả công tác quản trị sẽ cao hơn, việc bố trí lao động tại nhà khách hiện nay cũng khá hợp lý đã được trình bày ở phần thực trạng chất lượng dịch vụ của nhà khách. Tuy nhiên nhà khách cũng nên lưu ý đối với các nhân viên thường xuyên thực hiện không tốt nhiệm vụ của mình vì ý thức hay do trình độ, năng lực hạn chế thì ban quản lý nhà khách nên có sự điều chỉnh hợp lý, ví dụ như nhân viên lễ tân có trình độ ngoại ngữ thấp thì chuyển sang bộ phận khác như bộ phận ăn uống, buồng. Những nhân viên buồng có trình độ nghiệp vụ kém thì bố trí sang bộ phận khác cho phù hợp với năng lực của họ. Cũng có thể kết thúc hợp đồng lao động nếu không cần dùng đến họ cho công việc của nhà khách.

Đối với giờ giấc làm việc và việc tuân thủ nội quy của nhà khách, nhà khách cần lập ra một bộ phận có trách nhiệm giám sát lẫn nhau để phát hiện ra những sai sót từ đó có biện pháp xử lý, thưởng phạt kịp thời tránh tình trạng ảnh hưởng đến uy tín chất lượng dịch vụ của nhà khách ví như việc giám sát giờ giấc, kiểm tra đột xuất để có thể đánh giá một cách chính xác. Tuy nhiên khách sạn cũng không nên quá khắt khe, cứng nhắc trong việc quản lý nhân viên để để gây cho họ ức chế vì điều này sẽ làm giảm tính tự giác của họ khiến họ làm việc một cách chống chế, đối phó dẫn đến chất lượng dịch vụ khách sạn kém.

Đối với thời điểm đông khách thì nhà khách có thể huy động thêm các nhân viên hợp động, khuyến khích làm thêm ca thêm ngày bằng cách đãi ngộ tốt với nhân viên nhiệt tình với công việc, bố trí nghỉ bù vào những ngày vắng. Còn những ngày vắng khách thì nhà khách có thể cho các nhân viên lao động hợp động nghỉ việc tạm thời hoặc bố trí cho các nhân viên nghỉ việc với số ngày nhiều hơn.

- Về trang phục của nhân viên: Nhân viên là đối tượng giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Ấn tượng ban đầu trong cảm nhận của khách hàng thông qua hình thức bên ngoài của nhân viên mà họ tiếp xúc. Trang phục của nhân viên là một yếu tố rất quan trọng vì nó là yếu tố để khách hàng cảm nhận đánh giá về chất lượng dịch vụ của nhà khách.

Vì vậy nhà khách càng chú ý đến đồng phục của nhân viên. Nhân viên phục vụ cần phải được thiết kế đồng phục mới thay cho những đồng phục đã cũ, có nội quy cụ thể rõ ràng qui định vấn đề nhân viên mặc đồng phục. Đồng phục phải đảm bảo sự tiện lợi cho nhân viên trong giap tiếp phục vụ, màu sắc lịch sự trang nhã nhưng phải có khả năng giữ sạch.

• Chính sách đãi ngộ nhân sự: Ngoài ra nhà khách phải nâng cao lòng yêu nghề nhân viên đối với công việc đang làm bằng các cơ chế đãi ngộ tốt đối với nhân viên tạo ra sự phát triển của vật chất cũng như tinh thần của đời sống cán bộ công nhân viên nên có các chính sách khen thưởng cho các nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao. Công đoàn cần phải phát huy đúng vai trò của tổ chức đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động có thể từ những hoạt động thể hiện sự quan tâm đến đời sống của nhân viên. Tổ chức các buổi hội thảo, dạ hội, chương trình đi chơi, du lịch, tổ chức sinh nhật cho nhận viên... để các thành viên trong nhà khách giao lưu, tạo sự gắn bó giữa các bộ phận, phát huy tinh thần tập thể, luôn cảm thấy sự hứng thú trong công việc đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên đặt mình vào vị trí của khách hàng. Qua đó rút ra những kinh nghiệm làm thỏa mãn khách hàng.

Một phần của tài liệu Lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ khách sạn (Trang 68 - 70)