Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu dự báo về tác động của tổ chức thương mại thế giới WTO đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN (Trang 61 - 63)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT

4. Phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thương mại điện tử ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong giao dịch mua bán quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ giao dịch mua bán với các

nước công nghiệp phát triển. Thương mại điện tử ở đây có thể hiểu là việc sử dụng mạng lưới máy vi tính, việc khai thác mạng Internet vào công việc kinh doanh, việc xây dựng các trang Web điện tử để bán hàng, việc trao đổi thư từ liên lạc giao dịch...

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vai trò của thương mại điện tử càng quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiếu thông tin (đặc biệt là thông tin về thị trường, sản phẩm, bạn hàng...) và tài chính có bạn. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện được các hoạt động xúc tiến, giao dịch, bán hàng... nhanh chóng hơn với chi phí phù hợp.

Một trong những chương trình hỗ trợ có ý nghĩa lớn Nhà nước là hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ khai thác các lợi ích của thương mại điện tử. Phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động marketing xuất khẩu như: Quảng cáo (catalô có chi phí thấp nhất tới các khách hàng từ khắp nơi trên thế giới, giới thiệu các sản phẩm mới và giá mới...); thông tin và giao lưu (phương tiện để tiến hành các giao dịch thương mại một cách đơn giản, nhanh và ít tốn kém nhất, cập nhật tin tức thường xuyên, đặc biệt thông tin về thị trường nước ngoài, hội trợ triển lãm...); nghiên cứu thị trường (truy cập các trang Web về các nhà nhập khẩu, phân phối nước ngoài, về quy định của nước nhập khẩu đối với sản phẩm, về yêu cầu các mặt đối với sản phẩm của khách hàng tiềm năng...); thực hiện thanh toán điện tử (khi việc thanh toán bằng thẻ tín dụng qua mạng được áp dụng ở Việt Nam)...

Những hỗ trợ của Nhà nước có thể là:

- Hỗ trợ kinh phí trực tiếp hay gián tiếp: Thông qua các chương trình cụ thể phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước trực tiếp cấp phát kinh phí hoặc có các biện pháp chính sách để huy động các nguồn trợ giúp về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và của các nhà cung cấp dịch vụ Internet như FPT, Netnam, VDC... cho việc thực hiện các chương trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam...

Một phần của tài liệu dự báo về tác động của tổ chức thương mại thế giới WTO đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w