PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VÀ LUẬT PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT NHAAOJ KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Như đã đề cập trong chương 3, nhận thức và hiẻu biết của các ngành, các cấp và các doanh nghiệp về những thách thức mới đối với phát triển xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các hoạt động này. Vì vậy, việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và luật pháp về xuất nhập khẩu là cần thiết để đảm bảo sự đồng thuận và thống nhất trong nhận thức tạo cơ sở thuận lợi cho thực hiện xuất nhập khẩu. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về xuất nhập khẩu có thể thực hiện thông qua các hình thức giáo dục cộng đồng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng, tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo về chủ đề này... Bộ Thương mại phải chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về xuất nhập khẩu. Đồng thời Bộ phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá – Thông tin trong việc lập và thực hiện các kế hoạch và chương trình thông tin quốc gia về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cục Xúc tiến thương mại đứng ra chủ trì các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo phổ biến kiến thức và nâng cao kiến thức về xuất nhập khẩu cho các đối tượng là các nhà hoạch định chính sách xuất nhập khẩu, các cơ quan tham mưu cho các nhà quản lý, giám đốc doanh nghiệp lớn... và phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức và hướng dẫn các hoạt động này cho mọi đối tác liên quan.
Kinh phí phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về xuất nhập khẩu có thể huy động từ nhiều nguồn, kể cả từ ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của các doanh nghiệp, các nguồn viện trợ phát triển và các nguồn khác...