III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT
1. Giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác xuất nhập khẩu
XUẤT NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM
1. Giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác xuất nhập khẩu nhập khẩu
Kinh nghiệm của các nước cho thấy một trong những lĩnh vực hỗ trợ chủ yếu của Nhà nước cho doanh nghiệp, là hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Việc hỗ trợ này sẽ thực sự giúp doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại với chi phí thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Hướng tiếp cận thời gian tới là Nhà nước, với một ngân sách hạn chế nên:
- Đầu tư có trọng điểm, tập trung đầu tư vào những công trình cơ sở hạ tầng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Ưu tiên đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử ở Việt Nam gồm cơ sở hạ tầng về mặt pháp lý, dân trí, chính trị, xã hội trang thiết bị kỹ thuật, phần cứng... Trực tiếp đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm, các sở giao dịch hàng hoá ở các vùng trọng điểm trong nước. Đầu tư cho việc thuê mặt bằng, trang thiết bị và nhân lực để hình thành các trung tâm thương mại Việt Nam ở các thị trường xuất khẩu trọng điểm ...
- Đặc biệt chú trọng đến hiệu quả đầu tư, cải tiến quy trình tuyển chọn nhà thầu xây dựng cơ bản. Công khai hoá và mình bạch hoá thủ tục đấu thầu, nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ quản lý Nhà nước các công trình cơ sở hạ tầng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tiêu cực và thất thoát có thể xảy ra.
- Có chính sách xã hội hoá khâu nâng cấp, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và các bên đều có lợi.
- Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án cải thiện và nâng cấp điều kiện cơ sở hạ tầng qua hệ thống thuế ưu đãi, hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp và tích cực cải cách hành chính để tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA: Có thể nói, các dự án ODA là nguồn lực bổ sung lớn, hỗ trợ cho việc phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Song trên thực tế các dự án ODA vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Để khắc phục hiện trạng này, cần phải tăng cường hoạt động của bộ phận quản lý Nhà nước trực tiếp đối với các dự án, kể cẳ đầu tư nâng cấp các thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động thường xuyên của bộ máy này. Tích cực đào tạo, nhanh chóng nâng cao năng lực cho lực lượng lao động dự án. Có chế độ kiểm tra định kỳ việc thực hiện quy chế hoạt động và kết quả triển khai các dự án để có xử lý kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả các dự án. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến hoạt động của dự án và sự phối hợp giữa các dự án với nhau. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các nhà quản lý dự án theo hướng chủ động trong công việc, tránh tình trạng lệ thuộc vào các chuyên gia, cố vấn kỹ thuật và tích cực đề xuất các kiến nghị, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo các cấp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án. Quan hệ chặt chẽ, thường xuyên và phối hợp hoạt động với các nhà tài trợ...
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong các công trình cơ sở hạ tầng để tranh thủ các nguồn ngoại lực như vốn, kỹ thuật phục vụ xuất khẩu của đất nước.