Thông tin đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG LAO ĐỘNGVÀ VIỆC LÀMCỦA NÔNG HỘTRÊN CÁC CỤMDÂN CƯ VƯỢT LŨ HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 45 - 46)

Những thông tin vềđối tượng điều tra như: trình độ học vấn, tuổi, giới tính và thời gian

định cưđủ thời gian để nhận biết được những thay đổi về tập quán sống trên cụm so với trước (bảng 4.1).

Bảng 4.1 Thông tin chủ hộ trong mô hình điều tra

Stt Tên CDC Giới Tuổi Học vấn Thời Gian ở (năm) Nam Nữ Mù Chữ Cấp 1 Cấp 2 1 CDCTT Tân Nghĩa 20 5 36 16 7 2 4 2 CDCTT Phương Thịnh 20 5 43 20 4 1 4 3 CDCNT Cây Dông 23 2 46 17 8 0 5 4 CDCNT Kinh 15 21 4 47 19 5 1 5

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Chủ hộđược điều tra trong bốn CDC chủ yếu có giới tính là nam 84%, số người nữ làm chủ hộ trong gia đình chiếm tỷ lệ không đáng kể 16%, điều này cho thấy hiện nay trong các gia đình người nam làm chủ hộ luôn chiếm tỷ lệ cao và có ảnh hưởng lớn đối với các quyết định trong gia đình. Độ tuổi trung bình trong mô hình điều tra của chủ hộ là từ 36

đến 47 tuổi. Kết quả cho thấy, các hộ trong mô hình điều tra đa số là các gia đình trẻ và chủ hộđiều tra có độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động là phổ biến. Trong đó, CDCTT Tân Nghĩa có độ tuổi trung bình nhỏ nhất 36 tuổi và CDCNT Kinh 15 có độ tuổi trung bình lớn nhất 47 tuổi.

Học vấn của đối tượng điều tra ở cả bốn CDC đều thấp, tỷ lệ mù chữ chiếm đến 72%, cấp 1 là 24% và số người học cấp 2 chiếm tỷ lệ rất thấp 4%. Kết quả này cho thấy, đối tượng

điều tra là những hộ có trình độ học vấn thấp, đây là yếu tố quan trọng giải thích được tại sao họ là những hộ nghèo cần được hỗ trợ về việc làm và nhà ở. Riêng số người học cấp 2, thì CDCTT cao hơn so với CDCNT (3% so với 1%), đây là đối tượng hộ nghèo được mong đợi sẽ kiếm được việc làm ổn định và có cơ hội vươn lên thoát nghèo cao nhất. Những vấn đề này sẽđược bài viết tập trung phân tích sâu hơn ở phần sau.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Thời gian ở trên CDC của người dân tuỳ thuộc vào nhu cầu chỗ ở và thời gian xây dựng CDC. Trung bình thời gian vào cư trú trên CDC của người dân là từ 4 đến 5 năm. Trong

đó, người dân CDCNT Kinh 15 xã Gáo giồng và CDCNT Cây Dông có thời gian cư trú lâu nhất (5 năm) và cũng là hai CDC xây dựng hoàn thành sớm nhất trong bốn CDC điều tra và trên địa bàn huyện. Nguyên nhân do khu vực bố trí CDC là vùng ngập sâu nhất và người dân rất cần được có nhà ở ổn định để tránh lũ. Đối với CDCTT Phương Thịnh, thời gian trung bình người dân cư trú thấp chỉ là 4 năm, nguyên nhân chủ yếu là do công tác

đền bù xây dựng CDC kéo dài, bên cạnh đó do điều chỉnh quy hoạch của CDC cũng mất rất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG LAO ĐỘNGVÀ VIỆC LÀMCỦA NÔNG HỘTRÊN CÁC CỤMDÂN CƯ VƯỢT LŨ HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)