Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG LAO ĐỘNGVÀ VIỆC LÀMCỦA NÔNG HỘTRÊN CÁC CỤMDÂN CƯ VƯỢT LŨ HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 36)

Vùng nghiên cứu

Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL và là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của lũ hàng năm. Đồng Tháp nằm ở vị trí trong giới hạn 10°07’ - 10°58’ vĩ độ

Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Prây Veng (Campuchia), dài 47,8 km với 4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Đồng tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2 và địa hình

Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1 - 2 m so với mặt biển. Do có sông Tiền chảy ngang qua dài 132 km, nên Đồng Tháp được chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng

Đồng Tháp Mười phía Bắc sông Tiền và Vùng phía Nam nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Đồng Tháp có địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập lụt khoảng hơn 1 m. Đồng Tháp gồm có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 119 xã, 14 phường, 9 thị trấn, bao gồm: 1 thành phố Cao Lãnh trực thuộc tỉnh, 1 thị xã Sa Đéc và 9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười. Dân số của tỉnh năm 2005 là 1.654.680 người, số người trong độ tuổi lao động 1.012.218 người, khu vực nông thôn chiếm phần lớn dân số với 82,74% và khu vực thành thị chiếm 17,26%, mật độ dân số bình quân 490 người/km2. Tốc độ tăng lao động là 4 %/năm. Quy mô lực lượng lao động của Đồng Tháp chiếm 9,10% tổng lực lượng lao động vùng ĐBSCL. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,11% (tỷ lệ

sinh 1,48%, tỷ lệ chết 0,37%). Tốc độ tăng trưởng GDP là 13,48% (2005). Trong đó, khu vực nông nghiệp 10,10%, nông nghiệp là một lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh, phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh. Riêng khu vực công nghiệp tăng 12,23% và Thương mại – dịch vụ 11,77%, công nghiệp và thương mại, dịch vụ phân bố chủ yếu ở thị xã Sa Đéc, Thành phố Cao Lãnh và các trung tâm huyện. (Cục Thống kê Đồng Tháp 2006)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Vùng nghiên cứu

Hình 3.2 Vùng nghiên cứu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Huyện Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền, phía Đông giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười, phía Tây giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình và Tam Nông, phía Bắc giáp huyện Tháp Mười, phía Nam giáp sông Tiền (thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò). Huyện Cao Lãnh có diện tích đất tự nhiên 491 km2 và dân số khoảng 204.571 người (2005), trong đó dân số khu vực thành thị chiếm 9,08% và nông thôn chiếm 90,92%. Mật độ dân số bình quân là 417 người/km2. Số người trong độ tuổi lao

động của huyện là 110.186 người, lao động nữ chiếm 55.243 người (50,14%). Tỷ lệ lao

động nông thôn so với tổng số lao động là 91,23%. Trong đó, tỷ lệ lao động nông thôn nữ

chiếm số lượng lớn với 69,68% và nam 30,32%. Nằm trong vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh, huyện Cao Lãnh có hệ thống đường thuỷ dài 170 km gồm sông Tiền, sông Cần Lố, các kênh Nguyễn Văn Tiếp, An Phong – Mỹ Hoà, An Long và nhiều sông rạch nhỏ; hệ

thống đường bộ dài 464 km, trong đó có 70 km tuyến đường chính, gồm 3 tuyến Tỉnh lộ ĐT 844, ĐT 846, ĐT 847, đặc biệt huyện Cao Lãnh có 36 km đường Quốc lộ 30 (Quốc lộ 30 là cửa ngõ quan trọng của tỉnh đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực). Trực thuộc huyện Cao Lãnh gồm có 18 đơn vị hành chính (17 xã và 1 thị trấn). Lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của huyện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế với 72%, Lĩnh vực công nghiệp phát triển chưa thật sự đáng kể chiếm tỷ trọng thấp 9,81%, thương mại và dịch vụ chiếm 18,19%. Tốc độ tăng trưởng GDP 14,27% và thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp 439 USD (theo giá cốđịnh 1994), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,8% (2005). Các xã và thị trấn của huyện đều có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Tổng số trường học của huyện là 52 trường, trong đó 32 trường Tiểu học, 16 trường Trung học cơ sở và 4 trường Phổ thông trung học. Riêng số trường mẫu giáo trên địa bàn huyện là 18 trường (17 trường công lập và 1 bán công). Số cơ sở y tế trên địa bàn huyện là 20 (1 bệnh viện đa khoa, 1 phòng khám khu vực và 18 trạm y tế). Cán bộ ngành y tế trên địa bàn huyện là 192 người, số bác sĩ là 41 người. Ngoài ra, huyện Cao Lãnh có 21 CTDC

được xây dựng đã phần nào giúp các hộ dân nghèo vùng ngập sâu, sạt lỡ có nơi ở ổn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Mô tđimnghiên cu

Cao lãnh là huyện ngập sâu của tỉnh Đồng Tháp và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ hàng năm. Trong đó, bốn xã được chọn điều tra là các xã vùng sâu của huyện Cao Lãnh.

Xã Tân Nghĩa

Hình 3.3 Địa điểm CDC điều tra

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Tân Nghĩa có vị trí nằm hướng Bắc của huyện Cao Lãnh, cách trung tâm huyện Cao Lãnh 18 km và khu công nghiệp trung tâm tỉnh (khu công nghiệp Trần Quốc Toản) 8 km bằng

đường bộ. Diện tích của xã là 22,34 km2, dân số 10.330 người (2005) và mật độ dân số

trung bình là 462 người/km2, cao hơn mật độ dân số của toàn huyện. Số hộ nghèo của xã là 121 hộ nghèo chiếm 9,6% tổng số hộ trong xã. Tân Nghĩa là xã thuần nông, diện tích

đất nông nghiệp khoảng 19,14 km2 (chiếm 86%), hoạt động sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xã và tỷ lệ hộ dân sinh sống bằng nông nghiệp chiếm đến 78%. Trong đó, 70% hộ canh tác trên đất của họ và 30% số hộ lao động làm thuê trong nông nghiệp.

Trong bốn xã có CDC được điều tra, Tân Nghĩa có hệ thống CSHT tương đối đồng bộ

hơn ba xã còn lại. Xã Tân Nghĩa có hệ thống đường Dal nối liền các ấp trong xã. Ngoài ra, cầu Tân nghĩa được xây dựng và hoàn thành năm 2005 đã góp phần giúp người dân trong xã thuận tiện hơn rất nhiều trong việc đi lại. Bên cạnh sự phát triển về hệ thống giao thông đường bộ, chợ Tân Nghĩa cũng được khánh thành năm 2004 và đi vào hoạt động,

đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của xã. Trường học và trạm y tế cũng được đầu tư xây dựng khang trang, đáng chú ý là trạm y tế đạt chuẩn quốc gia được xây dựng và hoàn thành năm 2008, với 11 phòng chức năng.

Xã Phương Thnh

Phương Thịnh có vị trí nằm ở phía Bắc của huyện, cách trung tâm huyện 25 km bằng

đường bộ. Diện tích đất tự nhiên của xã là 27,24 km2, dân số 9.890 người và mật độ dân số trung bình là 336 người/km2 (2005), Phương Thịnh có dân số nhỏ nhất trong bốn xã có CDC điều tra. Số hộ nghèo trong xã là 89 hộ nghèo chiếm 9,23%. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 72% trong tổng GDP của xã (2006). Từ năm 2005, xã Phương Thịnh đã chuyển đổi đáng kể cơ cấu cây trồng, chú trọng mở rộng phát triển hoa màu và đặc biệt là mở rộng diện tích trồng sen trên địa bàn xã.

Hệ thống CSHT của xã đang từng bước được cải thiện tốt hơn. Đường giao thông trong xã chủ yếu là đường Dal, một số đoạn đường trong xã đang được xây dựng và mở rộng thêm. Phương Thịnh có hệ thống điện được đầu tư tốt, đây là thế mạnh về CSHT của xã so với các xã còn lại. Hiện nay, xã đã có mạng lưới hệ thống điện hạ thế trải rộng đến tận các ấp. Trên địa bàn xã có hai cơ sở chế biến hạt sen xuất khẩu đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 50 lao động. Chợ Phương Thịnh được đầu tư xây dựng lại năm 2004, nằm trên vị trí chợ cũ, tuy nhiên cho đến nay chợ vẫn chưa được xây dựng xong, điều này

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Xã Ba Sao

Ba Sao có vị trí nằm hướng Bắc của huyện và cách trung tâm huyện Cao Lãnh 20 km bằng đường bộ. Ba Sao là xã có diện tích lớn nhất của huyện Cao Lãnh, diện tích đất tự

nhiên 63,54 km2, dân số 16.882 người (năm 2005) và mật độ dân số trung bình là 266 người/km2 thấp hơn mật độ dân số của toàn huyện. Ba Sao có 126 hộ nghèo chiếm 11,4% tổng số hộ trong xã. Ba Sao là xã thuần nông và có mạng lưới khuyến nông, các dịch vụ

nông nghiệp tương đối phát triển. Hiện nay, Ba Sao đã thành lập được 5 tổ dịch vụ làm thuê dành cho người nghèo (làm đất, bơm tưới, phun xịt, làm cỏ và thu hoạch lúa) với trên 60 lao động. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chiếm 86% trong tổng GDP của xã. Số hộ

dân tham gia vào hoạt động nông nghiệp chiếm trên 82% số hộ dân trong xã.

Ba Sao có hệ thống CSHT kém phát triển nhất trong các xã được điều tra, đặt biệt là đối với các ấp cách xa trung tâm xã. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ của xã chỉ nối liền được 6/8 ấp. Tuy nhiên, do có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên Ba Sao có lợi thế

về hệ thống giao thông thủy. Ngoài ra, Ba Sao có cơ hội tiếp cận giáo dục ở bậc học phổ

thông tốt hơn ba xã còn lại do vị trí xã tiếp giáp với xã Phương Trà (nơi có Trường Phổ

thông trung học Thống Linh). Ba Sao được đầu tư hai CDC dành cho người nghèo tránh lũ gồm CDCTT Ba Sao và CDCNT Cây Dông.

Xã Gáo Ging

Xã Gáo Giồng là xã vùng sâu và cách xa trung tâm huyện nhất (khoảng 28 km bằng

đường bộ), xã có vị trí nằm hướng Bắc của huyện Cao Lãnh. Diện tích đất tự nhiên của xã là 56,58 km2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 29,05 km2 (chiếm 51,34%). Dân số của xã năm 2005 là 13.582 người và mật độ dân số trung bình là 240 người/km2 thấp hơn mật độ dân số của toàn huyện. Gáo Giồng có 139 hộ nghèo chiếm 10,62% tổng số hộ

trong xã. Ngoài ra, Gáo Giồng còn là xã nông nghiệp và đa số các hộ sống chủ yếu bằng nghề nông (chiếm 80% tổng số hộ trong xã). Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chiếm 76% trong tổng GDP của xã. Trong đó, 50% hộ canh tác trên đất của họ và 50% số hộ lao

động nông nghiệp.

Hệ thống CSHT xã Gáo Giồng chưa được đầu tư tốt và còn nhiều hạn chế. Hệ thống

đường giao thông chưa khép kín đến các ấp, đặt biệt là đường dẫn vào CDCNT Kinh 15 chưa được đầu tư xây dựng. Các trường học và trạm y tế trên địa bàn xã đang xuống cấp, gây khó khăn cho việc học hành của học sinh và khám chữa bệnh cho người dân. Hiện nay, xã Gáo Giồng được đầu tư xây dựng ba CDC gồm CDCTT Gáo Giồng, CDC Gáo Giồng mở rộng và CDCNT Kinh 15. Tuy nhiên, xã Gáo Giồng có lợi thế về điều kiện tự

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu nhiên nhất là về rừng tràm, đặt biệt là Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng (1.657 ha) và trang trại nuôi cá (40 ha), đã giải quyết được một phần việc làm cho người dân trong xã.

3.2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu

Dựa theo nội dung nghiên cứu, số phiếu, thời gian thực hiện. Đề tài nghiên cứu sẽ hình thành hai nhóm (mỗi nhóm sáu thành viên) và thực hiện việc phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Các số liệu có liên quan sẽ được thu thập theo những phương pháp sau:

* Thu thp s liu th cp

• Số liệu thống kê về tình hình CDC của xã, huyện, tỉnh.

• Số liệu về lao động và việc làm đã được báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đồng Tháp, Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cao Lãnh.

• Số liệu từ sách, báo, tạp chí, internet,…

* Thu thp s liu sơ cp

Tham vấn Sở Ban ngành liên quan: tham vấn Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng, Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, Ban Quản lý dự án và Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cao Lãnh bằng câu hỏi bán cấu trúc. Nội dung tập trung vào những thông tin như: số hộ dân vào ở trên CDC, số người trong độ tuổi lao động, cơ cấu lao động, những việc làm mà người dân có thể tiếp cận, quan điểm về lao động và việc làm trên các CDC, nhận định những thuận lợi và khó khăn gặp phải, cũng như hướng giải quyết những khó khăn về trước mắt và lâu dài. Từ kết quả trên sẽ tiến hành soạn những câu hỏi chi tiết cho nông hộ.

Phỏng vấn chuyên gia (KIP): bằng câu hỏi mở đối với lãnh đạo địa phương các xã có CDC, nhằm tìm hiểu sâu về thực tếđặc điểm, tình hình CDC, những thuận lợi và khó khăn về lao động và việc làm, các kinh nghiệm giải quyết việc làm và xoá

đói giảm nghèo tại địa phương quản lý,... Ngoài ra, còn có những đề xuất về Chính sách giải quyết việc làm.

Phỏng vấn nông hộ: phỏng vấn 100 nông hộở CDC có liên quan đến vùng nghiên cứu bằng bảng câu hỏi.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.2.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.2.4.1. Phương pháp thng kê mô t

* Phương pháp phân tích bng chéo: thống kê mô tả các biến cùng lúc và bảng kết quả chứa đựng sự phân loại của các biến. Thực hiện kiểm định Chi-square kiểm tra xem có hay không mối liên hệ giữa hai biến việc làm và CSHT chợ trên cụm, biến mối quan hệ quen biết (thể hiện qua số người thuê mướn và giới thiệu việc làm) được đưa vào mô hình nhằm thấy rõ hơn mối quan hệ giữa hai biến trên, cũng như phát hiện ra những mối quan hệ vô lý và bất thường giữa hai biến. Cơ sở lý thuyết:

Giả thuyết H0: các biến độc lập nhau H1: các biến có liên hệ nhau Với độ tin cậy 95%, nguyên tắc quyết định là:

Bác bỏ giả thuyết H0 nếu Sig. < 0,05 Chấp nhận giả thuyết H0 nếu Sig. >= 0,05

3.2.2.4.2. Phân tích khung sinh kế bn vng

Dựa vào phương pháp phân tích khung sinh kế bền vững nhằm phân tích sự chuyển biến về các nguồn vốn của nông hộ (trước và sau khi vào ở), cụ thể như:

Vốn con người: lao động, việc làm, sức lao động, tiềm năng lao động, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và sức khỏe.

Vốn xã hội: gồm các nguồn lực xã hội để con người khai thác như tham gia các Câu lạc bộ khuyến nông, Hợp tác xã, Tổ sản xuất, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội nông dân, những người quen biết và họ hàng thân thuộc.

Vốn tự nhiên:đất canh tác, nguồn nước, giống cây trồng và vật nuôi.

Vốn tài chính: tiền mặt, tiền vay, tiền tiết kiệm và tiền trợ cấp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.2.2.4.3. Phương pháp SWOT

Thực hiện phương pháp SWOT, để đánh giá thực trạng lao động và việc làm. Đồng thời phân tích những thuận lợi, khó khăn của lao động và việc làm trên cụm (trong hoàn cảnh hiện tại), các cơ hội về việc làm và thách thức gặp phải (trong tương lai) của lao động nghèo khi vào CDC sinh sống. Giúp cho nghiên cứu có cái nhìn rõ nhất, một cách toàn cục nhất bối cảnh hiện tại cũng như trong tương lai của nguồn lao động.

Thuận lợi: các điều kiện, phẩm chất, nguồn tài nguyên làm tăng chất lượng nguồn lao động, và góp phần vào tăng số lượng cầu về việc làm của nông hộ;

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG LAO ĐỘNGVÀ VIỆC LÀMCỦA NÔNG HỘTRÊN CÁC CỤMDÂN CƯ VƯỢT LŨ HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 36)