Thực trạng về lao động và việc làm của nông hộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG LAO ĐỘNGVÀ VIỆC LÀMCỦA NÔNG HỘTRÊN CÁC CỤMDÂN CƯ VƯỢT LŨ HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 72)

* Cơ cu nhóm người trong độ tui lao động

Hình 4.27 và 4.28 mô tả cơ cấu nhóm người trong độ tuổi lao động của CDCTT và CDCNT. Thực tế nhóm người trong độ tuổi lao động cao, là thuận lợi đối với những nông hộ trên cụm. Điều này thể hiện nguồn cung dồi giàu trên cụm và đồng thời giá thuê mướn thường thấp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Kết quả điều tra cho thấy, ở cả nhóm hộ CDCTT và CDCNT thì số người trong độ tuổi lao động luôn cao hơn số người ngoài độ tuổi lao động. Kết quả này cũng phù hợp với tỷ

lệ dân số chung của Việt Nam. Đối với nhóm hộ CDCTT thì số người trong độ tuổi lao

động chiếm đến 61% cao hơn nhóm hộ CDCNT là 56%. Đối tượng này được xác định là từ 15 đến 55 tuổi có khả năng làm việc theo Luật lao động (2003). Tuy nhiên, trung bình số nhân khẩu trong gia đình nhóm hộ CDCTT không nhiều hơn so với nhóm hộ CDCNT và tỷ lệ trẻ em ở CDCNT là cao hơn nhiều so với CDCTT (bảng 4.2). Khi người dân lên cụm cư trú, số người trong độ tuổi lao động ban đầu ở CDCTT đã nhiều hơn CDCNT (Phòng Thống kê huyện Cao Lãnh 2008). Số người trong độ tuổi lao động nhóm hộ

CDCNT thấp hơn CDCTT, cho thấy gánh nặng mà nhóm hộ CDCNT là nhiều hơn CDCTT, điều này đặt ra cho họ một áp lực lớn nhưng cơ hội việc làm ở CDCNT lại bị

giới hạn hơn so với CDCTT (phụ lục 2 và 3).

* T l lao động phân theo nhóm tui

Số người trong độ tuổi lao động được chia theo nhóm ba tuổi như: 15 – 19 tuổi, 20 - 50 tuổi và trên 50 tuổi (bảng 4.18).

Bảng 4.18 Số lao động phân theo nhóm ba tuổi

Đơn vị: người

Stt Tên CDC 15 - 19 tuổi 20 - 50 tuổi Trên 50 tuổi Tổng số lao động (n=100) 1 CDCTT Tân Nghĩa 21 38 3 62 2 CDCTT Phương Thịnh 24 32 6 62 3 CDCNT Cây Dông 30 36 4 70 4 CDCNT Kinh 15 17 37 11 65 Tổng 92 143 24 259

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Qua Bảng 4.18 cho thấy, khi phân chia lao động theo ba nhóm tuổi đã tạo ra sự khác biệt rất rõ giữa các nhóm tuổi. Lao động trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 55,31%. Trong đó, CDCTT Tân Nghĩa là cao nhất 38 người (chiếm 61%). Nhóm tuổi này, người lao động hội đủ các điều kiện tốt nhất về thể lực, trí lực và kinh nghiệm làm việc, đây là lợi thế cho CDCTT Tân Nghĩa hơn các CDC còn lại, điều này đã được chứng minh khi mà nhóm hộ CDCTT Tân Nghĩa có việc làm ổn định và thu nhập cao hơn, đây là nhóm hộ có khả năng vươn lên thoát nghèo nhiều hơn các CDC còn lại. Nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 24 người (9,29%), lực lượng lao động này chuẩn bị

bước ra khỏi độ tuổi lao động nên ít làm giảm nguồn cung lao động trên cụm. Trong khi

đó, nhóm tuổi từ 15 đến 19 tuổi chiếm số lượng đáng kể hơn 92 người (35,40%), đây là nhóm tuổi mới bước vào thị trường lao động nên việc cạnh tranh việc làm thấp hơn nhóm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.29 Tỷ lệ lao động phân theo giới nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.30 Tỷ lệ lao động phân theo giới nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Tỷ lệ lao động phân theo giới CDCTT

45,16 46,77 54,84 53,23 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tân Nghĩa Phương Thịnh CDC P hần trăm

Lao động nam Lao động nữ

Tỷ lệ lao động phân theo giới CDCNT

47,14 50,77 52,86 49,23 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Cây Dông Kinh 15 CDC

P hần trăm

Lao động nam Lao động nữ

tuổi 20 đến 50 tuổi do thiếu về kinh nghiệm làm việc và mối quan hệ quen biết. Tuy nhiên, đây lại là lực lượng lao động tiềm năng dồi dào và chất lượng lao động được mong

đợi sẽ cao hơn các nhóm tuổi khác (hình 27 và 28). Tổng số lao động trên bốn CDC được

điều tra (n=100 hộ) là 259 người. Trong đó, CDCNT Cây Dông có số lao động cao nhất là 70 người và thấp nhất là CDCTT Tân Nghĩa và Phương Thịnh mỗi cụm chỉ là 62 người. Tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động so với tổng số người từđủ 15 tuổi trở lên.

* T l lao động phân theo gii

Hình 25 và 26 mô tả tỷ lệ lao động phân theo giới tính (nam, nữ) giữa hai mô hình CDC không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ lao động nam và nữ trên bốn CDC điều tra.

Qua kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ lao động có giới tính nữ nhóm hộ CDCTT cao hơn nhóm hộ CDCNT, mặc dù số hộ làm chủ trong gia đình đa phần là người nam (bảng 4.1).

Đối với nhóm hộ CDCTT thì tỷ lệ lao động nữ cao được xem là lợi thế tương đối với CDCTT, bởi lao động nữ tham gia các hoạt động buôn bán nhỏ sẽ có phần dễ dàng và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, một bộ phận lao động nữ trên cụm sẽ thuận lợi hơn với các nghề được học như: đan lục bình, thêu, may và khâu bóng vốn đòi hỏi nhiều về kỹ năng và sự khéo léo. Đối với lao động nam, thì nhóm hộ CDCNT có khuynh hướng nhiều hơn nhưng không thật sựđáng kể. Lao động nam chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp và làm thuê trong nông nghiệp như: suốt lúa, cắt lúa, vác lúa, sạ lúa, phun thuốc, đào

đất,… thực tế cho thấy, lao động nữ trên CDC đã chiếm vai trò quan trọng gia đình, bởi khi mà việc làm còn hạn chế đối với các hộ nghèo trên cụm thì lao động nữ có việc làm

ổn định hơn và họ là người chủ yếu quyết định các khoản chi trong gia đình. Tỷ lệ lao

động nữ nhóm hộ CDCTT Tân Nghĩa là cao nhất chiếm 54,48% và thấp nhất là CDCNT Kinh 15 chỉ 49,23%. Như vậy, lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nam trên thị

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.31 Trình độ học vấn của lao động nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.32 Trình độ học vấn của lao động nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Trình độ học vấn lao động CDCTT 21% 39% 40% Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Trình độ học vấn lao động CDCNT 54% 24% 22% Mù chữ Cấp 1 Cấp 2

trường lao động và vị trí của lao động nữ có xu hướng tăng trong các hoạt động kinh tế

phi nông nghiệp.

* Trình độ hc vn ca lao động

Trình độ học vấn của lao động trên cụm đều thấp và chủ yếu bao gồm: lao động mù chữ, cấp 1 và cấp 2 (hình 4.31 và 4.32).

Thực tế điều tra cho thấy, trình độ học vấn của lao động ở tất cả bốn CDC là rất thấp. Trong đó, số lao động mù chữ CDCTT chỉ là 21% thấp hơn CDCNT 54%. Lao động CDCTT có trình độ biết đọc và biết viết cao hơn CDCNT, lao động có trình độ học vấn cấp 1 CDCTT là 39% và CDCNT chỉ là 24%. Bốn CDC điều tra không có lao động học cấp 3. Tuy vậy, lao động học cấp 2 chiếm một tỷ đáng kể hơn 40% CDCTT và 22% CDCNT. Số lao động cấp 2 đa số là lao động trẻ mới tham gia vào thị trường lao động, do buộc phải nghỉ học để phụ tiếp gia đình. Học vấn rất thấp, đã làm cho tình trạng không có việc làm hay thất nghiệp trở nên nghiêm trọng hơn. Lao động trên cụm khó cạnh tranh với lao động ngoài cụm để kiếm được công việc làm tốt và ổn định (Kết quả PRA 2009). Những việc làm mà người dân có thể tiếp cận cũng bị hạn hẹp đi rất nhiều dù rằng họ rất quan tâm những công việc như: bảo vệ, công nhân hay tham gia các tổ sản xuất. Học vấn còn thể hiện qua chất lượng của nguồn lực lao động, nếu so với lao động thông thường bên ngoài cụm thì chất lượng lao động trên cụm là thấp. Nhưng đa số lao động là làm thuê, buôn bán, thủ công và làm ruộng (bảng 4.19) đòi hỏi nhiều về sức khoẻ hơn là những kỹ năng và kiến thức của người lao động.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.33 Tỷ lệ lao động được hỗ trợ việc làm nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.34 Tỷ lệ lao động được hỗ trợ việc làm nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Tỷ lệ lao động được hỗ trợ việc làm CDCTT 22,58 77,42 88,71 11,29 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tân Nghĩa Phương Thịnh CDC P hần trăm

LĐđược hỗ trợ VL LĐ không được hỗ trợ VL

Tỷ lệ lao động được hỗ trợ việc làm CDCNT 12,86 87,14 93,85 6,15 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Cây Dông Kinh 15 CDC

Phần trăm

LĐđược hỗ trợ VL LĐ không được hỗ trợ VL

* H tr vic làm

Hình 4.33 và 4.34 mô tả tỷ lệ lao động được hỗ trợ việc làm trên các CDC. Thực trạng trình độ học vấn của lao động CDC là rất thấp, nên họ rất cần được hỗ trợ việc làm từ

Chính quyền địa phương hay những người thân thuộc.

Qua hình 4.33 và 4.34 cho thấy, tỷ lệ người lao động nhận được hỗ trợ việc làm là rất thấp, trung bình là 16,94% CDCTT và 9,51% CDCNT. Kết quả này cho thấy tình trạng bất hợp lý trong việc trợ giúp việc làm. Trong khi cung lao động nhóm hộ CDCNT nhiều và tỷ lệ lao động thất nghiệp cao nhưng nhận được sự hỗ trợ về việc làm thấp hơn nhóm hộ CDCNT. Vấn đề này đặt ra cho các nhà quản lý địa phương cần chú ý nhiều hơn đến CDCNT. Theo người dân cho rằng, các việc làm được Nhà nước hỗ trợ vẫn còn ít so với nhu cầu của người dân và thu nhập từ việc làm đó là không cao. Loại hình việc làm được hỗ trợ như: dạy nghềđan lục bình, khâu bóng, thắt võng, cho vay vốn nhỏ, hướng dẫn lao

động ngoài tỉnh,… Do có trình độ học vấn thấp nên tỷ lệ lao động qua đạo tạo đạt rất thấp, số lao động được xem như có đào tạo chủ yếu là học nghề nghềđơn giản.

* Tht nghip

Tỷ lệ lao động thất nghiệp trong tuần điều tra, được xác định dựa vào các tiêu chí như: (1) Không làm việc và có hoạt động tìm việc;

(2) Không làm việc và có hoạt động tìm việc nhưng chưa sẵn sàng làm việc;

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.35 Tỷ lệ lao động thất nghiệp và lao động có việc làm nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.36 Tỷ lệ lao động thất nghiệp và lao động có việc làm nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Tỷ lệ lao động thất nghiệp CDCTT 37,10 27,42 62,90 72,58 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tân Nghĩa Phương Thịnh CDC Phần trăm

Lao động có việc làm Lao động thất nghiệp

Tỷ lệ lao động thất nghiệp CDCNT 21,43 16,92 78,57 83,08 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Cây Dông Kinh 15 CDC

Phần trăm

Lao động có việc làm Lao động thất nghiệp

Qua điểu đồ 4.35 và 4.36 cho thấy, số lao động có việc làm thường xuyên và ổn định của bốn CDC điều tra đạt thấp. Trong đó, lao động CDCTT có việc làm cao hơn so với CDCNT. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ lao động thất nghiệp CDCTT thấp hơn CDCNT. Nhóm hộ CDCTT Tân Nghĩa có tỷ lệ lao động thất nghiệp thấp nhất 62,90%, tiếp theo là CDCTT Phương Thịnh 72,58%, CDCNT Cây Dông 78,57% và cao nhất là CDCNT Kinh 15 với 83,08%. Kết quả này cho thấy, đây là một vấn nạn thật sự cho người lao động nghèo trên cụm. Người dân CDCTT cho rằng, họ có được việc làm thường xuyên và ổn

định là do có thêm nghề phụ từ việc được học nghề. Ngoài ra, điều quan trọng chính là CSHT của cụm, đặc biệt là có chợ đã tạo thêm cho họ có cơ hội làm việc nhiều hơn. Riêng lao động CDCNT có việc làm thường xuyên chủ yếu tập trung vào nhóm hộ có đất và tham gia vào lĩnh vực sơ chế hạt sen (tách hạt sen). Tỷ lệ thất nghiệp cũng thay đổi trong năm và phụ thuộc nhiều vào lịch thời vụ. Vào mùa vụ thu hoạch lúa, lao động thất nghiệp giảm thấp nhất. Người dân cho rằng, vào mùa vụ họ có thể kiếm được việc làm trong suốt tháng nhưng khi mùa vụ kết thúc thì họ chẳng biết làm gì. Vào mùa lũ, lao

động thất nghiệp là cao nhất và cuộc sống của người dân cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất. Bởi số người thuê mướn thấp và chi tiêu trong gia đình lại tăng (hình 4.15 và 4.16). Bên cạnh đó, tệ nạn xã hội trên cụm cũng gia tăng (bảng 4.16). Nhóm lao động không có việc làm ổn định thường tập trung vào lao động làm thuê, nguyên nhân là do các hộ các hộ làm thuê trong nông nghiệp thường có tính thời vụ, bên cạnh đó còn là do mối quan hệ quen biết với những người thuê mướn và sự cạnh tranh nhau về việc làm giữa những người lao động làm thuê trong đó có cả lao động làm thuê ngoài cụm.

* Hình thc vic làm ca lao động

Bảng 4.19 mô tả hình thức việc làm của lao động của CDC, những hình thức việc làm chủ yếu của lao động trên cụm gồm: buôn bán, làm thuê và làm ruộng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.19 Hình thức việc làm của lao động trong tuần điều tra

Đơn vị: người Stt Tên CDC Buôn Bán Làm Thuê Làm Ruộng Nghề khác Tổng lao động Có việc làm 1 CDCTT Tân Nghĩa 5 16 1 1 23 2 CDCTT Phương Thịnh 3 12 2 0 17 3 CDCNT Cây Dông 1 8 6 0 15 4 CDCNT Kinh 15 1 7 3 0 11 Tổng 10 43 12 1 66

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Trong tuần điều tra, tổng số lao động có việc làm là 66 người (chiếm 25,48% tổng số lao

động trên cụm). Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng trung tuần tháng 5 dương lịch, thời điểm mà các xã được điều tra chưa bước vào vụ thu hoạch lúa nên tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm cao 87,52% (hình 4.51 và 32). Trong tổng số lao động có việc làm thì lao

động làm thuê chiếm tỷ lệ cao 43/66 người (chiếm 65,15%), kết quả này tương đối phù hợp với kết quả phân tích cơ cấu thu nhập trong nông hộ (hình 7 và 8). Các lao động làm thuê thời điểm này đa số là đào đất, làm cỏ, xịt thuốc và tách hạt sen. Số lao động tham gia vào làm ruộng là 12/66 người (chiếm 18,18%), do ruộng lúa đang vào thời gian làm

đòng nên vẫn có một bộ phận lao động trực tiếp tham gia canh tác lúa. Tuy nhiên, theo người dân thì họ sẽ sớm tham gia vào hoạt động làm thuê khi đã thu hoạch lúa nhà xong. Số lao động tham gia hoạt động buôn bán là 15/66 (chiếm 15,15%) đa số các hộ này là buôn bán rau cải, bán cá, bán nước giải khát, bán vé số và bán bánh, do trên địa bàn xã hiện nay chưa bước vào thu hoạch lúa nên các hoạt động buôn bán diễn ra không sôi

động, số hộ buôn bán CDCTT nhiều hơn và họ có khuynh hướng cố định nghề nghiệp buôn bán. Bên cạnh đó, vẫn có 1 lao động tham gia vào lĩnh vực đi lao động ngoài tỉnh (tỉnh Vĩnh Long). Ngoài ra, hình thức tiểu thủ công nghiệp được xem là một nghề phụ, giúp cho các hộ dân có thu nhập thêm. Số hộ tham gia vào các nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là tận dụng khoản thời gian ngoài các công việc chính như: buôn bán, làm thuê và làm ruộng.

* Thi gian làm vic

Thời gian làm việc phụ thuộc rất nhiều vào hình thức công việc, thường thời gian làm việc trong tháng không nhiều (bảng 4.20).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.37 Tỷ lệ chấp nhận việc làm của lao động nhóm hộ CDCTT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Hình 4.38 Tỷ lệ chấp nhận việc làm của lao động nhóm hộ CDCNT

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2009)

Mức độ chấp nhận việc làm CDCTT 20% 18% 62% Chấp nhận Tạm chấp nhận Không chấp nhận

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG LAO ĐỘNGVÀ VIỆC LÀMCỦA NÔNG HỘTRÊN CÁC CỤMDÂN CƯ VƯỢT LŨ HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)