MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HẬU

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang (Trang 103 - 106)

cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu của du khách và có những giải pháp phát triển DLST một cách bền vững, phù hợp với định hướng của ngành du lịch ở Hậu Giang và trên phạm vi cả nước.

5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HẬU GIANG GIANG

Dựa trên kết quả phân tích ma trận SWOT, đề nghị phát triển và thị hiếu của du khách tôi xin đề ra một số giải pháp sau nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn động, phát huy những mặt tích cực để DLST Hậu Giang phát triển:

(1) – Tiếp tục đẩy mạnh, xúc tiến hoạt động du lịch ở Hậu Giang. Triệt để khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch sinh thái phong phú, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư phát triển, lợi thế về giao thông đường thủy…để tạo ra các sản phẩm đặc trưng với vùng sông nước, đáp ứng nhu cầu của du khách

(2) – Kêu gọi và thu hút đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng để phát huy vai trò trung chuyển khách, đảm bảo nhu cầu ăn ở, đi lại, mua sắm… cho du khách.

(3) – Nâng cao chất lượng dịch vụ là vần đề cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay như:

o Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách dễ tiếp cận đến hầu hết các điểm vườn sinh thái trong vùng

o Đầu tư xây dựng và tôn tạo lại các điểm du lịch như: Lung ngọc Hoàng, Khu du lịch sinh thái Tây Đô, Vườn cò Long Mỹ, Làng du lịch sinh thái Tầm Vu, khu DLST vườn tràm Huyện Vị Thủy… thật sự là những điểm du lịch thu hút du khách.

o Chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh như: Làng đan Lục Bình, làng đóng ghe xuồng, làng sản xuất Than, làng đan Cần xé một mặt vì lợi ích kinh tế và hình thành các điểm tham quan lí tưởng cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

o Đa dạng các hoạt động vui chơi giải trí là vấn đề cần phải có, đặc biệt là hình thành các hoạt động vui chơi dành cho nhiều đối tượng, như: trò chơi dành

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

riêng cho trẻ em, các cặp tình nhân, tuổi trung niên…phục vụ du khách, đảm bảo an toàn và nhu cầu giải trí cho du khách.

o Cần chú ý chăm sóc các vườn cây trái, các vườn nuôi thú tạo cảnh quan sạch sẽ thoáng mát cho du khách khi tham quan.

(4) – Phát triển DLST với đặc trưng riêng của tỉnh Hậu Giang để có khả năng cạnh tranh với các tỉnh trong khu vực và của cả nước:

o Dựa vào lợi thế về đặc sản cá Thát lát, khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu là những đặc sản đặc trưng của Hậu Giang để thiết kế các tour trong ngày, tour liên tuyến với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL.

o Xuồng ba lá và ca nô là hai loại phương tiện hấp dẫn du khách có thể đưa vào phục vụ du khách tham quan vùng sông nước kết hợp với tham quan vườn cây trái, để du khách được tự do tham quan và trực tiếp hái trái thưởng thức tại chổ.

o Bơi xuồng, ngắm cảnh, câu cá và tự tay hái những trái cây thơm ngon ngọt có thể thưởng thức tại chổ là loại hình du lịch có khả năng hấp dẫn du khách rất cao. Có thể kết hợp tham quan miệt vườn và tham quan các làng nghề truyền thống.

o Sáng tạo cho du lịch Hậu Giang thêm nhiều trò chơi trên sông nước, chẳng hạn: đua thuyền, câu cá, đi cầu kiều….

(5) - Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông, nhằm truyền bá rộng thông tin du lịch Hậu Giang đến hầu hết du khách trong và ngoài nước.

(6) – Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn du lịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong hiện tại và cả tương lai. Đồng thời, thành lập các văn phòng thông tin, khiếu nại cho du khách tại các khu du lịch. Đẩy mạnh áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thanh toán mua dịch vụ và hàng hóa.

(7) – Chú trọng phát triển và khai thác du lịch trên các địa bàn của Tỉnh, đáp ứng nhu cầu giao lưu hội nhập và phù hợp với các quy định của nhà nước.

(8) – Tạo điều kiện cho người dân đi du lịch trong và ngoài tỉnh góp phần nâng cao dân trí cải thiện đời sống tin thần của nhân dân. Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trật tự xã hội.

(9) – Tăng cương phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền để làm rõ trách nhiệm trong việc giữ gìn an ninh, an toàn, văn minh cho du khách tại các điểm tham quan và lưu trú.

(10) – Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội nói chung và an ninh du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh. Trong đó quy định trách nhiệm phối hợp của hai ngành trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về thủ tục xuất nhập cảnh; thủ tục tạm trú; công tác phòng cháy chữa cháy; vận chuyển khách du lịch… từng bước phát triển trong tình mới, xây dựng ngành du lịch Hậu Giang thực sự hấp dẫn và là nơi đến lí tưởng cho du khách trong thời gian sắp tới.

Trên đây là những giải pháp đề ra dựa trên những định hướng phát triển, tiềm năng nội lực của tỉnh, nhu cầu thị hiếu của du khách và xu hướng phát triển chung của ngành. Để tạo điều kiện thuận lợi cho DLST Hậu Giang phát triển sánh bước cùng khu vực và cả nước, đồng thời khai thác hợp lý và phát huy mạnh mẽ tương xứng với tiềm năng sẵn có thì việc áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm phát triển DLST Hậu Giang trong tình hình hiện nay là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)