ĐẶC ĐIỂM KHÁCH DLST ĐẾN HẬU GIANG

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang (Trang 58)

Vì không có cơ sở phân chia rõ ràng giữa đối tượng khách nội địa và khách địa phương, nên qua quá trình phỏng vấn ngẫu nhiên khách du lịch tại các điểm vườn DLST Hậu Giang, ta có kết quả tổng hợp nơi ở của du khách như sau: Khách du lịch địa phương (Hậu Giang) chiếm 25% trên tổng số mẫu điều tra, còn lại 75% khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp. Trong đó du khách đến từ Cần Thơ chiếm đến 50,0%.

Bảng 4.1: PHÂN LOẠI DU KHÁCH VÀ NƠI Ở CỦA DU KHÁCH TT NƠI Ở MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%) 1 Khách địa phương: Hậu Giang 15 25,0 2 Khách trong nước: 45 75,0 Cà Mau 2 3,3 Bạc Liêu 1 1,7 Kiên Giang 2 3,3 Sóc Trăng 1 1,7 Cần Thơ 30 50,0 Vĩnh Long 5 8,3 Bến Tre 1 1,7 An Giang 1 1,7 TP.Hồ Chí Minh 1 1,7 Đồng Tháp 1 1,7 Tổng cộng 60 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 1&1.1 phần phụ lục2)

4.1.2. Độ Tuổi

Qua kết quả xử lý, ta thấy có đến 51,7% khách đến các điểm vườn DLST ở Hậu Giang có độ tuổi từ 25 – 40, kế đến là độ tuổi từ 18 – 24 (28,3%) và từ 41 – 60 (18,3%), thấp nhất là độ tuổi trên 60 (1,7%). Điều này cho thấy du khách chủ yếu là nhóm người trong độ tuổi lao động, trẻ trung và thích đến các điểm vườn DLST. Do đó dựa vào đặc điểm và sở thích của nhóm tuổi này mà những nhà làm DLST nên có những biện pháp phù hợp nhằm thu hút họ đi du lịch nhiều hơn. Vì đây là độ tuổi lao động, do đó họ thích đến những nơi yên tĩnh, mát mẻ

nhưng cũng có nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn để thư giản, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng.

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

4.1.3. Giới Tính

Phỏng vấn ngẫu nhiên 60 khách du lịch tại các điểm vườn DLST Hậu Giang, kết quả cho thấy đa số khách DLST Hậu Giang là nam, chiếm 61,70%, còn nữ chỉ chiếm 38,30% trong tổng số khách. Như vậy chúng ta nhận thấy rằng nam luôn có xu hướng đi du lịch nhiều hơn nữ. Đặc điểm này thường thấy ở các điểm du lịch vùng lân cận (chẳng hạn Cần Thơ), nguyên nhân có thể là do phụ nữ luôn giành nhiều thời gian chăm sóc cho con cái và gia đình.

Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng thay đổi và phụ nữ cũng ngày càng văn minh hơn không còn nằm trong khuôn khổ tam tòng tứ đức như ngày xưa. Họ cũng là người của xã hội, làm việc và lãnh đạo như nam, thậm chí còn giỏi hơn cả nam. Do đó họ cũng cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Như vậy cần phải có những biện pháp thích hợp để thu hút họ đi du lịch nhiều hơn.

Hình 4.2: Biểu Đồ Giới Tính Khách DLST Hậu Giang

(Bảng 3, phần phụ lục2)

4.1.4. Nghề Nghiệp

Khách DLST có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất (43,3%), kế đến là viên chức nhà nước (18,3%), đây là những người có thu nhập ổn định và thường đi du lịch vào dịp cuối tuần hoặc lễ, tết. Như đã đề cập ở trên, đây là nhóm người trong độ tuổi lao động, có khả năng chi trả và khả năng nhận thức về du lịch của họ khá cao.

Hình 4.3: Biểu Đồ Nghề Nghiệp Du Khách

(Bảng 4 phần phụ lục 2)

4.1.5. Thu Nhập

Về thu nhập, mức thu nhập của du khách trung bình từ 1.500.000 đồng đến

dưới 3.000.000 đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (46,7%), kế đến là từ 3.000.000 đồng đến dưới 4.500.000 đồng (30%). Đối với tình hình kinh tế hiện nay thì mức thu nhập này chỉ ở mức tương đối. Do đó, khi đưa các mức giá dịch vụ chúng ta cần phải xem xét cẩn thận để định giá cho phù hợp với mức thu nhập của du khách. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho những nhà kinh doanh du lịch trong việc kích thích khả năng chi tiêu dịch vụ du lịch của du khách.

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD Bảng 4.2: THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DLST ĐẾN HẬU GIANG THU NHẬP (Đồng) MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%) Dưới 1.500.000 10 16,7 Từ 1.500.000 đến dưới 3.000.000 28 46,7 Từ 3.000.000 đến dưới 4.500.000 18 30,0 Từ 4.500.000 đến dưới 6.500.000 3 5,0 Từ 6.500.000 trở lên 1 1,7 TỔNG CỘNG 60 100,0 Nguồn: Từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 5 phần phụ lục 2) 4.1.6. Thói Quen Đi Du Lịch

Thói quen đi du lịch của du khách ảnh hưởng đến tính thời vụ của du lịch, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của nhân viên. Do đó, nghiên cứu về vấn đề thói quen đi du lịch của du khách là vấn đề cần thiết, giúp các nhà kinh doanh du lịch có những biện pháp phù hợp để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn.

4.1.6.1. Mục đích và ngày lưu trú bình quân

Qua 60 mẫu phỏng vấn về mục đích chính của khách du lịch đến Hậu Giang, thì có đến 40 mẫu trả lời là nhằm mục đích đi du lịch, chiếm tỉ lệ cao nhất (66,7%). Thấp nhất là mục đích đi công tác có 2 mẫu trả lời (chiếm 3,3%). Còn lại là nhằm mục đích thăm bạn bè, người thân (16,7%); học tập, nghiên cứu (8,3%) và mục đích khác (5,0%). Điều này cho thấy phần lớn khách du lịch đến Hậu Giang nhằm mục đích đi du lịch là chính, sau đó mới nhắm tới các mục đích khác.

Riêng về thời gian lưu trú, ta thấy thời gian lưu trú của khách du lịch ở Hậu Giang rất thấp: có đến 86,7% du khách là đi trong ngày, 1 ngày 1 đêm 10,0% và chỉ 3,3% là lưu lại nhiều hơn 1 ngày 1 đêm. Qua đó ta nhận thấy rằng DLST Hậu Giang còn quá nghèo nàn, không hấp dẫn được khách du lịch lưu lại

lâu hơn. Đây là nguyên nhân làm cho doanh thu từ dịch vụ lưu trú của Hậu Giang rất thấp so với các tỉnh khác. Bảng 4.3: MỤC ĐÍCH VÀ THỜI GIAN LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DU LỊCH MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%) Mục đích chính Hậu Giang Học tập nghiên cứu Du lịch

Thăm ban bè, người thân Đi công tác Khác Tổng cộng 5 40 10 2 3 60 8,3 66,7 16,7 3,3 5,0 100,0 Thời gian lưu trú lại Hậu Giang

Đi trong ngày 1 ngày 1 đêm

Nhiều hơn 1 ngày 1 đêm

Tổng cộng 52 6 2 60 86,7 10,0 3,3 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn(Bảng 6&7 phần phụ lục2)

4.1.6.2. Sở thích đi du lịch

Phần lớn khách có sở thích đi du lịch với bạn bè, hàng xóm, sở thích này chiếm tỉ lệ 65%; kế tiếp là sở thích đi với gia đình, chiếm 48,8% trên tổng số mẫu điều tra; tỉ lệ đi cùng đồng nghiệp cũng khá cao 21,7%, điều này cũng không có gì lạ vì hiện nay các cơ quan, xí nghiệp đều có xu hướng tổ chức cho nhân viên của mình đi du lịch vào các kỳ nghỉ nhằm giúp cho nhân viên của họ giảm bớt căng thẳng sau thời gian dài làm việc và cũng để khuyến khích họ làm việc ngày càng hiệu quả hơn. Chẳng hạn như công ty cổ phần Dược Hậu Giang, hàng năm đều tổ chức cho nhân viên đi dã ngoại, vừa qua họ tổ chức cho 250 nhân viên công ty đi du lịch ở Hậu Giang, qua cuộc phỏng vấn với trưởng ban tổ chức, ông nói rằng: “…nhằm giúp cho họ nghỉ ngơi, thoải mái hơn sau một quá trình làm việc, khuyến khích họ làm việc hăng say hơn. Ngoài ra, còn tập được cho họ

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

một phong cách, tác phong công nghiệp…”. Đây là điều đáng mừng cho các nhà làm du lịch và trong tương lai tới xu hướng này ngày một cao hơn.

Bảng 4.4: THÓI QUEN ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 8 phần phụ lục2)

4.1.6.3. Thời điểm đi du lịch

Thời điểm cuối tuần là thời điểm khách đi du lịch nhiều nhất (chiếm 53,30%), kế đến là dịp lễ, tết (chiếm 31,70%). Như đã nói ở trên, nhóm khách chính của DLST Hậu Giang là những người có nghề nghiệp ổn định, do đó thời điểm họ chọn đi du lịch sẽ là vào các kỳ nghỉ, cuối tuần. Vì phần lớn khách du lịch đến Hậu Giang chỉ đi trong ngày nên thời điểm cuối tuần chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này không làm ảnh hưởng đến tính thời vụ của du lịch vì Hậu Giang có thể tạo ra sản phẩm du lịch quanh năm.

53.30% 31.70% 20% 11.70% 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 Cuối tuần Lễ, tết Nghỉ hè Dịp khác Hình 4.4:Thời Điểm Đi Du Lịch Của Du Khách (Bảng 9 phần phụ lục2) SỞ THÍCH ĐI DU LỊCH MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%)

Thường đi du lịch với gia đình 29 48,8

Thường đi du lịch với bạn bè, hàng xóm 39 65,0

Thường đi du lịch với đồng nghiệp 13 21,7

Thường đi du lịch một mình 5 8,3

4.1.6.4. Thông tin điểm đến

Phương tiện truyền thông là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Đặc biệt đối với ngành du lịch thì truyền thông là quan trọng nhất, nó giúp những người làm du lịch truyền bá sâu rộng hơn về các thông tin du lịch đến du khách.

Qua quá trình nghiên cứu, kết quả cho thấy phần lớn khách biết đến các điểm du lịch Hậu Giang thông qua bạn bè, người thân, chiếm 85,0% trên tổng số mẫu điều tra; biết thông qua báo, đài, internet chỉ chiếm 16,7%; 11,7% du khách biết đến du lịch Hậu Giang do tình cờ (đi đường thấy); còn lại thông qua cẩm

nang du lịch; công ty du lịch; tờ rơi, brochure chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ từ 0 – 3, 3%. Như vậy, công tác quảng bá du lịch Hậu Giang đến du khách chưa sâu

rộng, công tác marketing còn yếu kém vì vậy chưa thu hút du khách đến Hậu Giang nhiều hơn. Do đó, cần phải đẩy mạnh nhiều hơn nữa hoạt động tiếp thị, quảng bá rộng rãi hơn trên báo, đài, internet…

Hình 4.5: Phương Tiện Thông Tin Du Khách Biết Đến Hậu Giang

(Bảng 10, phần phụ lục2)

4.1.6.5. Phương tiện tiếp cận điểm đến

Trước khi đề cập đến các loại phương tiện mà du khách sử dụng để đến điểm vườn, ta sẽ tìm hiểu về khoảng cách từ nơi du khách xuất phát đến điểm vườn, từ đó làm cơ sở cho việc giải thích lý do du khách lựa chọn loại phương tiện vận chuyển.

Áp dụng phương pháp phân phối tần số về khoảng cách nơi đến của du khách so với điểm du lịch ta có:

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

với khoảng cách tổ k là 34 . Như vậy ta có tương đương là 5 vùng:

VÙNG KHOẢNG CÁCH CÁC TỈNH TRONG VÙNG

Vùng 1 < 59 km Hậu Giang, Kiên Giang Vùng 2 59 km - < 93 km Cần thơ, Cà Mau

Vùng 3 93 km - < 127 km Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang Vùng 4 127 km - < 161 km Bạc Liêu, Đồng Tháp

Vùng 5 > 161 km Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh

Tuy nhiên ở đây khi kiểm định bằng phương pháp Chi-Square Tests cho

kết quả Sig.=27,7% > α=10% (Bảng 11, phần phụ lục 2), vì vậy giữa khoảng cách vùng và lựa chọn phương tiện của du khách không có mối quan hệ.

Bằng phương pháp phân tích tần số, ta có kết quả về tần suất của từng loại phương tiện như sau: Xe gắn máy là phương tiện khách chọn đi đến các điểm vườn DLST ở Hậu Giang nhiều nhất, chiếm 63,3%; kế đến là bằng ô tô 26,7%; phương tiện khác (xe búyt, xe đạp) 10,0% và không có du khách nào đi bằng tàu. Xe gắn máy là loại phương tiện phổ biến mà hầu hết các vùng đều chọn để đi. Ở đây du khách đi ô tô chỉ có ở vùng 1 và vùng 2, còn vùng 3,4 và 5 tuy khoảng cách xa hơn các vùng khác nhưng không có du khách nào chọn phương tiện này. Có một số du khách đến từ Cần Thơ thì thích thú với loại phương tiện xe buýt và xe đạp. Như vậy ta có thể thấy rằng về chọn phương tiện đi du lịch không phụ thuộc vào khoảng cách vùng của du khách mà nó chỉ phụ thuộc vào thị hiếu của du khách.

Điều đáng nói ở đây là không có du khách nào đến Hậu Giang bằng tàu du lịch. Đây là điều yếu kém trong du lịch Hậu Giang. Như chúng ta đã biết, Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông thuỷ nội tỉnh và nối liền với các tỉnh trong khu vực. Tuy vậy, giao thông đường thủy vẫn chưa được khai thác để phát triển trong du lịch. Vì thế cần phải phát triển rộng rãi việc sử dụng phương tiện tàu du lịch đầy đủ tiện nghi và an toàn để du khách cảm nhận được sự đặc trưng của cuộc sống sông nước miệt vườn.

Bảng 4.5: PHƯƠNG TIỆN DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG PHƯƠNG TIỆN VÙNG TỔNG (%) Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Xe ô tô 4 9 3 0 0 26,7 Xe gắn máy 13 18 4 1 2 63,3 Tàu 0 0 0 0 0 0,0 Khác (xe buýt, xe đạp) 0 5 0 1 0 10,0 Tổng 17 32 7 2 2 100,0 Nguồn: Từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 11, phần phụ lục 2)

4.1.6.6. Chi phí dành cho du lịch trong một năm

Có 56/60 người tiết lộ về thu nhập và chi tiêu cho du lịch hàng năm. Ta thấy thu nhập trung bình/người trong 1 năm là 36.300.000 đồng, nhưng mức chi phí giành cho du lịch trong một năm chỉ có 2.856.000 đồng, chiếm 7,9% trên tổng thu nhập bình quân, mức chi này rất thấp so với thu nhập của họ. Ta biết rằng, nguồn thu của Hậu Giang nói riêng và của cả nước nói chung chủ yếu từ hoạt động du lịch, do đó điều này làm ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà nước. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân làm cho du khách chi tiêu cho du lịch còn thấp, để từ đó có những giải pháp phù hợp kích thích chi tiêu trong du lịch của họ nhiều hơn.

Bảng 4.6: MỨC THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CHO DU LỊCH HÀNG NĂM

CHỈ TIÊU MẪU QUAN SÁT

(Người)

TRUNG BÌNH/NGƯỜI (1.000 đồng)

Thu nhập/tháng *12 tháng 56 36.300 Chi tiêu du lịch trong 1

năm 56 2.856

Nguồn: Từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 12, phần phụ lục 2)

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

Ä

Kết luận: Từ những kết quả phân tích ở trên ta kết luận nhóm khách chính của DLST Hậu Giang có các đặc điểm sau:

oĐa số là nam, có độ tuổi từ 24-40, làm việc tại các văn phòng oCó thu nhập trung bình từ 1.500.000 – 3.000.000 đồng/tháng oThường đi du lịch vào cuối tuần và các ngày lễ, tết.

oPhương tiện đi du lịch chủ yếu là xe gắn máy oMột năm dành 7,9%/thu nhập cho chi tiêu du lịch

4.2. PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH 4.2.1. Đánh Giá Chung Về Mức Độ Hài Lòng 4.2.1. Đánh Giá Chung Về Mức Độ Hài Lòng

Để đánh giá về sự hài lòng của du khách khi đi DLST ở Hậu Giang, trước hết tôi phân tích kết quả nhận xét tổng hợp của du khách về loại hình DLST ở Hậu Giang. Sau khi áp dụng phương pháp Cross-Tabulation nhằm để phân tích, kết hợp giữa biến đánh giá tổng hợp DLST Hậu Giang với các biến nhóm khách,

giới tínhđộ tuổi, các bảng kiểm định Chi-Square Tests đều cho kết quả Sig >10% nên giữa các biến không có mối liên hệ với nhau, vì vậy tôi sử dụng phương pháp phân tích tần số để đánh giá.

Bảng 4.7: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CỦA DU KHÁCH VỀ DLST HẬU GIANG

Nguồn: Từ 60 mẫu phỏng vấn(Bảng 13, phần phụ lục 2)

Dựa vào kết quả xử lý được tổng hợp trong bảng bên trên, ta thấy có 39/60 người (65%) nhận xét DLST Hậu Giang chỉ ở mức trung bình; tốt chỉ có 8/60

ĐÁNH GIÁ MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%) Rất kém 1 1,7 Kém 12 20,0 Trung bình 39 65,0 Tốt 8 13,3 Rất tốt 0 0,0 Tổng 60 100,0

người (13,3%) nhận xét; 12/60 người (20%) cho là kém và 1/60 người đánh giá là rất kém, không có người nào nhận xét rất tốt. Điểm đánh giá trung bình là 2,9 điểm, nghĩa là DLST Hậu Giang ở mức kém. Qua đó ta nhận thấy rằng DLST Hậu Giang còn thấp kém, chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của mình do đó chưa thu hút được du khách. Khi tiếp xúc trực tiếp với khách để hỏi “vì sao lại

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)