Mức Dộ Hấp Dẫn Của Các Hoạt Động Và Loại Phương Tiện Đối Vớ

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang (Trang 94)

5.2.2.1. Mức độ hấp dẫn của các hoạt động khi đi du lịch

Như đã đánh giá ở trên, có 10% du khách không hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí và 25% du khách cảm thấy ít hài lòng. Điều đó cho thấy thực trạng các hoạt động vui chơi giải trí ở Hậu Giang chưa hấp dẫn được du khách. Đây cũng là lý do làm cho số lượng du khách liên tục giảm qua các năm. Hoạt

động giải trí là chỉ tiêu quan trọng và cần thiết trong tất cả các loại hình du lịch vì vậy cần phải quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển đa dạng để thu hút du khách ngày càng nhiều hơn. Nhưng đa dạng cũng phải phù hợp nhu cầu và sở thích của từng loại du khách. Muốn vậy thì cần phải nghiên cứu nhu cầu và sở thích của họ.

Qua khảo sát nghiên cứu 60 khách DLST ở Hậu Giang, kết quả được là: Hái trái cây tại vườn bơi xuồng, ngắm cảnh câu cá là hai hoạt động mà du khách cho là hấp dẫn nhất, đạt 3,6/5 điểm. Đây là điểm thuận lợi cho DLST Hậu Giang bởi vì cảnh quan thiên nhiên ở những điểm DLST miệt vườn của Hậu Giang vẫn còn tự nhiên chưa được khai thác nhiều, Hậu Giang có hệ thống sông ngòi chằn chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn với các loại trái cây nổi tiếng như: Khóm (làng khóm Cầu Đúc), bưởi (bưởi Phú Hữu), dâu, xoài, măng cục….Từ những đặc điểm này DLST Hậu Giang dễ dàng đưa các loại hình hoạt động này vào các mô hình du lịch để hấp dẫn du khách.

Hoạt động hấp dẫn thứ hai là tham quan các làng nghề truyền thống (3,4 điểm). Du khách, đặc biệt là khách quốc tế rất thích thú với loại hình tham quan này. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì con người lại có xu hướng sử dụng sản phẩm công nghiệp nhiều hơn, một phần vì mẫu mã đẹp và sang trọng. Hơn nữa, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao nhưng những nghề thủ công này không đem lại cho người dân mức thu nhập phù hợp,do đó họ đành phải bỏ nghề để tìm những nghề khác có mức thu nhập bảo đảm được cuộc sống của họ. Do đó, các sản phẩm thủ công ngày càng mất dần trong xã hội, và các làng nghề vì thế má cứ hoạt động ngày càng yếu đi. Vì vậy, chúng ta cần phải đưa các làng nghề vào các mô hình du lịch, trước tiên là để thu hút du khách, tăng thu nhập cho người dân từ hoạt động du lịch với loại hình này và điều đặc biệt là vẫn giữ được nét văn hóa và truyền thống của quê hương.

Hiện tại Hậu Giang có các làng nghề truyền thống như: Làng đan Lục Bình, làng đóng ghe xuồng, làng sản xuất Than, làng đan Cần xé. Các làng nghề này có thể tạo sự thú vị khi du khách viếng thăm đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên, các làng nghề chưa tổ chức và chưa thu hút được bởi hoạt động nhộn nhịp của nhiều người dân, của cả một làng mà người dân chỉ chuyên làm một nghề.

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

Hơn thế nữa, những làng nghề này hình thành một cách tự phát, nhỏ lẻ của một số người dân trong nghề, chưa tạo được nét đặc thù cho một làng nghề đúng mực.

Thi bắt đom đóm, thi soi ếch; cùng người dân bắt cá hái raubơi xuồng ngắm trăng, nghe đờn ca tài tử được du khách đánh giá mức hấp dẫn chỉ mức ở trung bình (từ 2,9-3,1 điểm). Đây là những hoạt động thường nhật của người dân địa phương do đó nó không hấp dẫn đối với họ. Còn với những du khách từ nơi khác đến thì họ cho rằng cũng khá hấp dẫn nhất là hoạt động bơi xuồng nghe đờn ca tài tử. Còn các hoạt động khác thì nếu có họ cũng chỉ tham gia thử một lần cho biết. Tham gia hoạt động trồng lúa nước đối với du khách thì nó ít hấp dẫn, họ thích xem hơn là tham gia.

Tóm lại, chỉ có các hoạt động hái trái tại vườn; bơi xuồng ngắm cảnh, câu cá, nghe đờn ca tài tử tham quan các làng nghề truyền thống là khá hấp dẫn nhất đối với du khách. Vì vậy nếu đưa các loại hình hoạt động này vào mô hình DLST thì khả quan hơn. Bảng 5.1: MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI DU KHÁCH ĐVT: Điểm từ 1-57 TT HOẠT ĐỘNG MẪU QUAN SÁT (Người) ĐIỂM TRUNG BÌNH

1 Hái trái cây tại vườn 60 3.6

2 Bơi xuồng, ngắm cảnh

câu cá 59 3.6

3 Cùng người dân bắt cá

hái rau 59 3.0

4 Bơi xuồng ngắm trăng,

nghe đờn ca taì tử 60 3.1

5 Tham quan làng nghề

truyền thống 60 3.4

6 Tham gia hoạt động

trồng lúa nước 60 2.3

7 Thi bắt đom đóm, thi

soi ếch 60 2.9

8 Khác …………. 1 5.0

5.2.2.2. Mức độ hấp dẫn của các loại phương tiện vận chuyển trong du lịch

Hiện nay có nhiều khu du lịch đưa vào các loại phương tiện để phục vụ du khách tham quan. Điều này cũng làm hấp dẫn được nhiều du khách và tăng tính thích thú cho du khách khi tham quan tại các điểm vườn. Nhiều du khách cho rằng các điểm vườn du lịch thường quá rộng, nếu đi bộ để tham quan hết thì họ cảm thấy rất mệt và mất đi một phần thích thú. Vì vậy nếu đưa vào các loại phương tiện để phục vụ tham quan thì đó là điều tốt. Nhưng cũng còn tùy vào địa hình mỗi nơi, đặc điểm du lịch của từng vùng và thị hiếu của du khách mà đưa vào các loại phương tiện cho phù hợp.

Kết quả nghiên cứu về các loại phương tiện hấp dẫn trong du lịch cho thấy

canoxe lửa là hai loại phương tiện du khách đánh giá là hấp dẫn nhất nếu đưa chúng vào các điểm vườn du lịch để phục vụ tham quan (3,6 điểm). Xuồng ba lá

xe bò du khách cũng cho là hấp dẫn nhưng với mức thấp hơn (3,2-3,4 điểm).

Xe lôixe đạp thì ít hấp dẫn hơn (2,8-2,9 điểm). Từ kết quả này chúng ta cần xem xét và đưa vào lọai phương tiện phục vụ du lịch phù hợp hơn. Đối với Hậu Giang thì việc đưa hai loại phương tiện canoxuồng ba lá vào phục vụ du lịch là điều kiện thuận lợi và là lợi thế cho phát triển du lịch.

Bảng 5.2: MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN ĐỐI VỚI DU KHÁCH LOẠI PHƯƠNG TIỆN MẪU QUAN SÁT (Người) ĐIỂM TRUNG BÌNH (từ 1-5 điểm)13 Xe lôi 58 2.9 Xe bò 59 3.2 Xe đạp 59 2.8 Xuồng ba lá 59 3.4 Cano 59 3.6 Khác(xe lửa,…) 7 3.6 Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 26 phần phụ lục 2) 5.2.3. Đề Nghị Phát Triển DLST Hậu Giang Của Du Khách

Qua cuộc phỏng vấn trực tiếp, em có đưa ra câu hỏi “Anh/chị có đề nghị gì để phát triển DLST Hậu Giang?” thì kết quả tổng kết lại như sau:

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD Bảng 5.3: ĐỀ NGHỊ PHÁT TRIỂN DLST HẬU GIANG CỦA DU KHÁCH TT ĐỀ NGHỊ MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%)

1 Đa dạng hơn các hoạt động giải trí 26 43.3 2 Giử cảnh quan môi trường sach sẽ 13 21.7 3 Giữ cảnh quan tự nhiên, thêm nhiều loại cây

trái đặc trưng của vùng 12 20.0

4 Có thêm nhiều khu du lịch hơn và các khu có

sự liên kết với nhau 11 18.3

5 Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn 9 15.0 6 Xây dựng giao thông thông thoáng dễ tiếp cận

điểm đến 7 11.7

7 Quảng bá du lịch rộng rãi hơn 7 11.7

8 Có thêm nhiều món ăn đặc trưng và khẩu vị

của vùng 6 10.0

9 Giá cả các dịch vụ phù hợp hơn 4 6.7

10 Xây dựng thêm nhiều cơ sở lưu trú 3 5.0

11 Chăm sóc vườn thú 3 5.0

12 Có hồ bơi dành riêng cho trẻ em 1 1.7 13 Trò chơi dành riêng cho các cặp tình nhân 1 1.7 14 Xây dựng nhiều trung tâm mua sắm

1 1.7

15 Xây dựng cơ sở y tế 1 1.7

Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 27 phần phụ lục 2)

Có nhiều du khách không hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí và đây cũng là điểm còn yếu kém của du lịch Hậu Giang, vì vậy có đến 43,3% du khách đề nghị là đa dạng hơn các hoạt động vui chơi giải trí và đây là lời đề nghị chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Kế đến là giữ cảnh quan môi trường sạch sẽ, giữ cảnh quan được tự nhiên và tôn tạo thêm nhiều loại cây trái đặc trưng của vùng; có thêm nhiều khu du lịch hơn và các khu có sự liên kết với nhau; đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng giao thông thông thoáng đến các điểm du lịch; quảng bá du lịch sâu rộng hơn; xây dựng thêm nhiều trung tâm mua sắm và cơ sở lưu trú. Đây là những đề nghị có tỉ lệ cao và cũng là những vấn đề cần khắc phục đối với sự phát triển du lịch nói riêng và DLST Hậu Giang nói chung.

Ngoài ra du khách còn đề nghị: có thêm nhiều món ăn đặc trưng và khẩu vị của vùng; giá cả dịch vụ phù hợp hơn; chăm sóc các vườn thú; có nhiều trò chơi dành riêng cho trẻ em và các cặp tình nhân…

5.2.4. Phân Tích Mô Hình SWOT

Trước khi phân tích ma trận SWOT, em xin đề ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà ngành DLST Hậu Giang gặp phải:

5.2.4.1 Điểm mạnh

o Hậu Giang ở trung tâm tiểu vùng Tây nam Sông Hậu, có vị trí trung gian nối các tỉnh thượng lưu sông Hậu với các tỉnh nằm ở vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) nên có vị trí thuận lợi để giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch. Từ đây có thể nối các tuyến du lịch liên hoàn trong vùng ĐBSCL, và xa hơn là nối các tuyến du lịch quốc gia.

o Tài nguyên DLST phong phú, đa dạng với nhiều vườn cây ăn trái xum xuê, sông ngòi, hệ sinh thái thực vật phong phú. Đáng chú ý là khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng vẫn còn tự nhiên chưa khai thác

o Được du khách đánh giá có môi trường tự nhiên sạch sẽ và an toàn

5.2.4.2. Điểm yếu

Bên cạnh các điểm mạnh thì du lịch Hậu Giang còn có các điểm yếu sau: o Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, trùng lắp, chưa được khai thác hết tiềm năng. Chất lượng dịch vụ còn quá kém không đem lại cho du khách sự hài lòng

o Cơ sở hạ tầng còn thấp, cơ sở lưu trú còn quá ít, đặc biệt là thiếu các khách sạn, nhà hàng tiêu chuẩn sao.

o Trên địa bàn hiện nay chưa có được doanh nghiệp chuyên trách về lữ hành và vận chuyển khách, vì vậy đã hạn chế khả năng đón tiếp cũng như quảng bá du lịch Hậu Giang ra thị trường trong nước và quốc tế.

o Việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo. Nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng.

o Việc quảng bá du lịch chưa sâu rộng trên nhiều phương tiện truyền thông o Các điểm du lịch hoạt động còn rời rạc, thiếu liên kết. Chỉ được một vài điểm tham quan nhưng chưa hình thành những điểm tham quan thật sự thu hút.

o Hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông chưa phát triển mạnh o Thiếu đội ngũ nhân viên quản lý có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

5.2.4.3. Cơ hội

a) Trong phạm vi cả nước

o Chính sách “đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

o Việt Nam là đất nước có chế độ chính trị hòa bình, ổn định; công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội luôn được đảm bảo là nhân tố quan trọng đảm bảo cho phát triển du lịch. Theo đánh giá, Việt Nam là một điểm du lịch rất an toàn trong khu vực.

o Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược, thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội, là đầu mối giao thông giữa các nước.

o Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động, và là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú

o Con người Việt Nam nhiệt tình và hiếu khách

o Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu đi du lịch của ngày càng tăng.

b) Trong phạm vi tỉnh Hậu Giang

o Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh rất quan tâm chú trọng phát triển du lịch. Đã có những chính sách và sự đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch.

o Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hậu Giang tương đối cao (tăng trung bình 12,1% năm 2007, hơn 1,36 lần bình quân cả nước). Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp, phát triển.

Đây là những điều kiện thuận lợi để du lịch Hậu Giang phát triển.

5.2.4..4. Thách thức

o Chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh đang diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu.

o Du lịch trong khu vực và trên thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt, đặc biệt sẽ đẩy lên ở mức cao trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa và biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai…Trong khi đó khả

năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hậu Giang nói riêng còn rất hạn chế. Ngay cả trong vùng ĐBSCL cũng sẽ diển ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm du lịch của các địa phương vì nhìn chung các sản phẩm du lịch trong vùng đều tương đối giống nhau. Với Hậu Giang, việc xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh cao sẽ là một thách thức lớn đối ngành du lịch của Tỉnh.

o Mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước do đó đã ảnh hưởng đến quan hệ “cung - cầu” đối với phát triển du lịch.

o Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch của toàn dân vẫn còn yếu. Việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư – nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch còn yếu

o Quốc lộ 61 đang còn trong tình trạng dở dang làm ảnh hưởng đến sự tiếp cận các điểm du lịch của du khách.

Tổng hợp tất cả những phân tích và thực trạng trên, tôi đưa ra ma trận SWOT như sau:

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

NHỮNG ĐIỂM MẠNH (S) NHỮNG ĐIỂM YẾU (W)

S1: Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp

S2: Vị trí thuận lợi

S3: An ninh ổn định, môi trường sạch sẽ

S4: Tài nguyên sinh thái phong phú, đa dạng

S5: Có lợi thế về giao thông đường thủy W1: Cơ sở hạ tầng còn thấp W2: Chất lượng dịch vụ kém W3: Trình độ quản lý trong du lịch còn kém W4: Chưa có doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển khách W5: Công tác marketing còn quá yếu W6: Hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông chưa phát triển

CÁC CƠ HỘI (O) CÁC CHIẾN LƯỢC SO CÁC CHIẾN LƯỢC WO

O1: Nền kinh tế Việt Nam mở cửa (gia nhập WTO, AFTA, APEC)

O2: Nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao O3: Chính trị Viêt Nam ổn định O4: Tốc độ tăng trưởng GDP O5: Loại hình du lịch sinh thái đang có xu hướng phát triển mạnh ở Việt Nam

S1S2S3S4S5+O1O2O3O4O5: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển loại hình DLST

S1S2S3S4S5+O1O4:Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch

W1W6+O1O4: Kêu gọi đầu tư nâng cấp cở sở hạ tầng

W2W4+O1O3O4O5: Thu hút đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)