ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang (Trang 32)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Hậu Giang là trung tâm của tiểu vùng phía Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau qua hệ thống giao thông thủy bộ như quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, tuyến đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Giang.

Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ năm 2004, có tọa độ địa lý 105o20’ - 105o55’ kinh độ Đông và 9o

35’ - 10o00’ vĩ độ Bắc, diện tích tự nhiên là 1.607,72 km2. Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh, các huyện lỵ bao gồm: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành A, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long. - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.

- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện: Thị xã Vị Thanh Thị xã Ngã Bảy Huyện Châu Thành Huyện Châu Thành A Huyện Long Mỹ Huyện Phụng Hiệp Huyện Vị Thủy

Thị xã Vị Thanh cũng có thế mạnh về phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; vừa có lợi thế so sánh về mối quan hệ liên vùng kinh tế, vừa có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế và quốc phòng - an ninh của tiểu vùng Tây sông Hậu.

3.1.1.2. Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡng

Về địa hình, đồng bằng châu thổ của Tỉnh chiếm 95% diện tích, bằng phẳng có xu thế thấp dần theo hướng ra sông Hậu với một số vũng trũng cục bộ (Phương Ninh). Hậu Giang có dạng địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, chiều cao trung bình khoảng 1,2m, độ dốc thấp, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố sông với quá trình chính là bồi lắng. Sự bồi đắp của phù sa làm cho cây cối, vườn cây ăn trái quanh năm tươi tốt, phong cảnh hoang sơ, có nhiều tiềm năng cho phát triển DLST. Trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang có ba nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất lập liếp.

3.1.1.3. Khí hậu

Kết quả quan trắc nhiều năm tại khu vực cho thấy, đặc điểm khí hậu của Hậu Giang mang đặc tính của toàn bộ khu vực ĐBSCL là khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

* Chếđộ nhiệt, giờ nắng

Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực Hậu Giang là 27o

C. Tháng 4 là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình tháng là 28,5oC, tháng 1 là tháng có nhiệt

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

độ trung bình thấp nhất - 25,3oC. Biên độ nhiệt chênh lệch của 2 thời điểm nóng nhất và lạnh nhất khoảng 2oC cho thấy chế độ nhiệt của khu vực phù hợp với sức khỏe của con người và như vậy khá thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch ngoài trời. Số giờ nắng trung bình mỗi ngày trong năm là 7,1 giờ. Thời gian có số giờ nắng trung bình lớn trong năm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5.

* Chếđộ mưa, độẩm

Mang đặc điểm khí hậu chung của cả khu vực, Hậu Giang có 2 mùa mưa, nắng trong 1 năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5. Tuy nhiên, chênh lệch về lượng mưa giữa 2 mùa và các tháng trong năm không nhiều. Tháng 10 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm, lượng mưa trung bình là 276mm, tháng 2 là tháng có mưa ít nhất - 2mm. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1650mm. Lượng mưa toàn năm tập trung vào mùa mưa chiếm 85% lượng mưa trong năm. Độ ẩm trung bình năm của khu vực là 82%. Tháng 2 là tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất - 77%, tháng 9 có độ ẩm trung bình lớn nhất - 86%.

* Chếđộ gió

Chế độ gió của khu vực khá rõ rệt theo 2 hướng Đông - Đông Nam và Tây - Tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió chủ yếu là Tây Nam - Tây Tây Nam, tháng 10 hướng gió chuyển dần sang hướng Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 gió chuyển sang hướng Đông - Đông Nam, tháng 4 gió chuyển hướng sang hướng Nam để tiếp tục chuyển dần sang hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió trung bình 3 - 3,8m/s.

Mức độ ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sức khỏe con người và hoạt động du lịch. Nguồn: Qui hoạch tổng thể du lịch Cần Thơ đến năm 2020 THÁNG T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 Hậu Giang ü ü ü û û ü ü ü û û ü ü

Thích hợp nhất đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch. Tương đối thích hợp đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Cũng như hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL, Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông thuỷ nội tỉnh và nối liền với các tỉnh trong khu vực. Địa bàn tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai hệ thống dòng chảy:

- Hệ thống sông Hậu: chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông; lưu lượng và biên độ triều lớn, mật độ sông rạch phân nhánh dày và chịu tác động tương tác giữa lũ và triều.

- Hệ thống sông Cái Lớn: chịu ảnh hưởng bởi chế độ nhật triều của biển Tây; lưu lượng và biên độ triều thấp, mật độ kênh rạch phân nhánh trung bình , chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn và cũng là trục tải lũ từ sông Hậu ra biển Tây.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các kênh, rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc và Tây Nam với các kênh chính là; kênh Xà No, Nàng Mau, Cái Côn - Quản Lộ - Phụng Hiệp. Tỉnh Hậu Giang đã đầu tư các tuyến kênh trục chính (mặt cắt ngang từ 20-40 m). Hệ thống kênh cấp 2 (mặt cắt ngang từ 10 - 20 m) dài gần 4.500km, đã nạo vét hơn 3.000 km, đạt trên 65%.

Hệ thống ngăn mặn: Vùng phía Tây huyện Long Mỹ và một phần xã Hoả Tiến (thị xã Vị Thanh) hàng năm bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô theo các sông Ngan Dừa và Nước Trong, nhờ hệ thống cống ngăn mặn Mỹ Phước khá hoàn chỉnh và tuyến đê ngăn mặn dài 56 km cặp sông Xẻo Chít, Nước Trong, sông Cái Tư, tình hình nhiễm mặn ở khu vực này được cải thiện rõ rệt, cơ bản giải quyết được việc chống xâm nhập mặn cho trên 10.000 ha. Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng được xây dựng khá dày đặc, hiệu quả khá rõ nét trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích canh tác có thuỷ lợi cơ sở đạt trên 75.000 ha, trong đó diện tích có chủ động tưới tiêu là 66.000 ha, chiếm gần 90% diện tích canh tác nói trên.

ü û

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

3.1.1.5. Sinh vật

Trước đây, Hậu Giang có các hệ sinh thái ngập nước khá phong phú; riêng khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem là vùng trũng chứa nước ngọt lớn nhất vùng ĐBSCL. Đây là nơi di trú và tập trung nhiều loại thuỷ sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau. Hệ động vật trên cạn chỉ còn các loài chim như gà nước, le le...; nhóm bò sát như trăn, rắn, rùa...rất phong phú tập trung ở vùng rừng ngập nước. Hệ thuỷ sinh vật tương đối đa dạng với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi, 43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản Thác Lác đã bắt đầu hình thành thương hiệu của địa phương. Ngoài ra với tính chất nhiễm lợ nhẹ và lưu lượng nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long Mỹ có thể hình thành vùng nuôi giống tôm càng xanh quan trọng cho khu vực.

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hoà An-VH10 (Phụng Hiệp) đang từng bước khôi phục và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và trũng nước ngọt.

Nhìn chung với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ thuỷ văn dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển các vườn cây trái, các loại rau quả bốn mùa và các loại đặc sản của vùng ĐBSCL. Nhiều vùng sinh thái đặc trưng ở đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu bảo tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, DLST.

3.1.2. Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật 3.1.2.1. Giao thông

Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến Quốc lộ từ Thị Xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đi TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau,… đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ Thống các tuyến đường liên huyện và đường đô thị dài 3.253km phần lớn đã được rải nhựa, còn một số đường đang xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm

Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối liền mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xá hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Mạng lưới đường thuỷ: Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh rạch với tổng chiều dài khoảng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trong đó các cấp quản lý bao gồm:

- Trung ương quản lý các tuyến như; sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênh Xà No, Cái Côn, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 100 km.

- Tỉnh quản lý gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300 km.

- Hệ thống kênh, rạch do huyện quản lý 470 km đã hình thành mạng lưới đường thuỷ chằng chịt trải đều trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận chuyển đường thuỷ thuận lợi.

3.1.2.2. Cấp điện

Nguồn cung cấp điện từ hệ thống điện lưới quốc gia Miền Nam và đường dây 500KV Bắc – Nam. Lưới 230KV, đường dây 230KV Phú Lâm – Trà Nóc – Kiên Giang - Hậu Giang. Lưới phân phối điện có cấp điện áp 110KV/22KV. Mạng lưới trung thế kéo đến trung tâm các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều xã đã được điện khí hoá. Tỷ lệ dân sử dụng điện toàn tỉnh trên 90%, khu vực nông thôn 86%. Hệ thống điện nước được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng theo hướng xã hội hoá.

3.1.2.3. Cấp thoát nước

- Cấp thoát nước thành thị: tại thị xã, các thị trấn, cụm kinh tế - xã hội đều có trạm cấp nước như; thị xã Vị Thanh công suất 5.000m3/ngày đêm, Long Mỹ 1.000 m3/ngày đêm, Phụng Hiệp 1.000 m3

/ngày đêm, Cây Dương 480 m3 /ngày đêm, Tân Bình 480 m3

/ ngày đêm, Hoà MỸ 240 m3/ngày đêm và một số nhà máy nước khác ở các trung tâm đô thị mới thành lập, đang được mở rộng và xây dựng mới.

- Cấp nước tại nông thôn: hệ thống cấp nước tập trung tại các cụm kinh tế - xã hội đang phát triển, công suất trung bình 20 m3/h, tại các cụm dân cư đều có hệ thống nhỏ cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho bà con nông dân. Hiện tại toàn tỉnh tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sach chiếm 75% tổng số hộ, trong đó khu vực nông thôn là 64%. Tỉnh Hậu Giang đang có chủ trương đầu tư các công trình cấp nước nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch.

Lu n v n t t nghi p Khoa Kinh T & QTKD

3.1.2.4. Bưu chính viễn thông

So với các tỉnh trong khu vực, ngành Bưu chính viễn thông của tỉnh Hậu Giang đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Hiện nay các huyện, thị trong tỉnh đều được trang bị tổng đài tự động liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 01 bưu cục nằm ở trung tâm thị xã và 6 bưu cục cấp huyện, 48 bưu cục khu vực và 14 đại lý bưu điện phục vụ tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh, trong đó có 30 bưu cục văn hoá. Tổng số máy điện thoại là 34.118 máy, mật độ bình quân 4,32 máy/người. Chấtt lượng và sản lượng ngày càng được nâng cao, các bưu cục được bố trí rộng khắp trên địa bàn nên công việc phát triển các dịch vụ như thư báo và việc phục vụ thông tin liên lạc cho nhân dân ngày càng được đảm bảo.

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành bưu điện rất nhanh, hàng năm tăng 30%. Tuy nhiên ngành vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn do địa bàn rộng mạng lưới bưu cục chưa được bố trí hợp lý, bán kính bình quân phục vụ và khai thác còn nhiều hạn chế.

3.1.3. Hệ Thống Dịch Vụ Xã Hội 3.1.3.1. Y tế 3.1.3.1. Y tế

Hệ thống y tế của Hậu Giang tuy chưa được hình thành rộng khắp 3 tuyến, riêng tuyến tỉnh mới được nâng cấp lên từ tuyến huyện sau khi Hậu Giang được tách tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 6 bệnh viện đa khoa, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 2 nhà bảo sanh khu vực và 54/60 trạm y tế phường, xã. Ngoài ra ở các trung tâm huyện thị còn có các phòng mạch tư, hiệu thuốc và các đại lý thuốc tân dược và y học dân tộc, phòng trồng răng,… góp phần đáng kể vàơ việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Toàn hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh có 785 giường, số ngày phục vụ của 01 giường tại trạm y tế chỉ vào khoảng 14ngày/tháng trong khi tại các trung tâm y tế là 32 ngày/tháng do tình hình trang thiết bị và các y bác sĩ còn thiếu. Một số bệnh nhân ở xã chuyển lên tuyến thị xã, nhất là bệnh viện Hậu Giang, tạo ra tình trạng mất cân đối trong hoạt động ngành y.

Nhìn chung ngành y tế của tỉnh Hậu Giang đã phủ kín nhưng đa số cơ sở y y tế đều nhỏ bé, không đạt tiêu chuẩn, nhiều nơi quá tải như Phụng Hiệp, Long

Mỹ,… còn thiếu nhiều chuyên khoa, trang thiết bị cũ kỹ, thiếu thốn, chắp vá, về nhân sự còn thiếu hoặc chưa đủ tiêu chuẩn, chức năng chủ yếu là khám bệnh bán thuốc và thực hiện các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra.

3.1.3.2. Các cơ sở văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể thao

- Văn hoá, thông tin: Mặc dù mới tách tỉnh nhưng hoạt động văn hoá trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khá nhộn nhịp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Hiện nay trung tâm văn hoá của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động và loại hình văn hoá cho nhiều đối tượng khác nhau. Toàn tỉnh cớ 4 đội tuyên truyền, xe văn hoá xã, các đội đờn ca tài tử ở các huyện như: Châu Thành, Châu Thành a, Long Mỹ,.. tổ chức phục vụ cho nhân dân vào các dịp lễ Tết và các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra. Toàn tỉnh có 1 thư viện tỉnh và 5 thư viện huyện, thị với tổng số sách là 22.963 quyển; ngoài ra các trường còn có thư viện riêng, chủ yếu là trưng bày sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên, học sinh; mỗi xã cũng có tủ sách pháp luật, nhưng cơ sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn, số bản sách chưa phong phú về thể loại.

- Phát thanh, truyền hình: Đài phát thanh - truyền hình Hậu Giang chưa có trụ sở chính đặt tại thị xã Vị Thanh, mặc dù còn gặp những khó khăn về mọi mặt nhưng đài đã cố gắng khắc phục và dần dần đưa ra những chương trình hay, hấp

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)