Các giải pháp khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý công trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên Rưng Sến Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hóa (Trang 70)

Tại các khu vực khác nhau của KBTTN rừng Sến Tam Quy có thể xác định các đối t−ợng cây trồng chủ yếu và sâu hại của chúng. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu hại này có thể tham khảo trong tài liệu số [16].

5.6.2.1. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực hμng rμo xanh

Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có hệ thống hàng rào xanh gồm các loài cây Tre gai, Keo lá tràm, Mây. Các loài sâu hại chủ yếu của khu vực này là Châu chấu, Vòi voi (hại tre), sâu ăn lá thuộc họ Ngài đêm, họ Sâu kèn, họ Bọ lá (hại Keo) và Mối (hại tất cả các loài cây).

Để giám sát các đối t−ợng sâu hại này, coi hệ thống hàng rào xanh nh− là một tuyến điều tra. Cứ cách khoảng 100m chọn 1 điểm điều tra. Vào tháng 3-4 điều tra nhộng/sâu tr−ởng thành Vòi voi, trứng Châu chấu theo ph−ơng pháp điều tra sâu d−ới đất, mỗi điểm điều tra 1-2 ô dạng bản 1m2. Đối với các loài sâu ăn lá khác và mối tiến hành điều tra mỗi điểm 5 cây cho mỗi đối t−ợng cây trồng. Khi thấy sâu hại có mật độ khá cao tiến hành các biện pháp sau đây:

Đối với sâu hại Tre gai:

Theo Nguyễn Thế Nhã [21], nguyên lý chung để quản lý sâu hại Tre là đẩy mạnh việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp trên cơ sở sinh thái học, sử dụng tốt các sinh vật có ích và các yếu tố tự nhiên khác để điều khiển quần thể sâu hại. Các loài côn trùng thiên địch chính của sâu hại tre là các loài Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu.

Các biện pháp phòng trừ châu chấu:

• Đào diệt trứng, nhất là ở nơi có nhiều xác châu chấu (tháng 3-4). • Thu hút châu chấu bằng mồi nhử là lúa ngâm n−ớc tiểu trong 12h.

• Dùng Diazinon 50EC hay Supracid 40EC: 1kg/ha hoặc dùng thuốc sữa 50% Dipterex, Bassa 50EC pha 0,5% để diệt sâu non.

• Bảo vệ thiên địch.

Các biện pháp phòng trừ Vòi voi hại măng (Vòi voi lớn chân dài

Cyrtotrachelus longimanus):

• Xới đất diệt nhộng và sâu tr−ởng thành. • Bắt giết sâu tr−ởng thành

• Miết chết trứng bằng dao

• Quét thuốc Trichloton 50%, pha loãng 3% vào chỗ có trứng (cách mặt đất khoảng 1m)

Đối với sâu hại Keo:

• Kịp thời phát hiện (điều tra gốc, thân cây, bẫy đèn...) • Sử dụng vòng dính khi thấy có nhiều sâu non Sâu nâu. • Bảo vệ thiên địch (Kiến, Ong ký sinh....).

• Sử dụng thuốc hóa học nh− Sumathion 50EC, Trebon, Ofatox, Karate 25EC

5.6.2.2. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực hiện lμ trảng cỏ, cây bụi

Diện tích hiện là trảng cỏ cây bụi sẽ đ−ợc trồng Sến vì thế đây là khu vực cần có các giải pháp quản lý côn trùng giống nh− giải pháp quản lý chung cho đối t−ợng cây trồng Sến. Do trảng cỏ cây bụi có đặc điểm riêng nên tr−ớc mắt ch−a phải tiến hành phòng trừ sâu hại. Khi tiến hành trồng Sến cần có các giải pháp quản lý sau:

• Chọn Sến đem trồng có chất l−ợng tốt, không có sâu bệnh. • Chú ý diệt trừ các loài Dế, Mối là những loài hay hại cây con. • Làm tốt công tác vệ sinh, chăm sóc Sến sau khi trồng.

• Bảo vệ các loài thiên địch nh− Bò sát, ếch nhái, Chim, Kiến, Bọ ngựa... • Bảo vệ các loài cây bụi, thảm t−ơi để Sến có bóng che và các loài thiên địch

có nơi c− trú, thức ăn bổ sung.

• Sau khi trồng 1 năm cần chú ý điều tra theo dõi tình hình sâu bệnh vào các tháng 2-4.

5.6.2.3. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng trồng Muồng, Keo, Sở

Ngoài các giải pháp t−ơng tự nh− khu vực trảng cỏ, cây bụi cần chú ý bảo vệ Muồng, Keo, Sở. Đối với Keo áp dụng các giải pháp nh− mục 5.6.2.1. (khu vực hàng rào xanh). Sâu hại Muồng chủ yếu là các loài sâu ăn lá thuộc giống Eurema của họ B−ớm phấn (Pieridae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera). Đây là loại sâu hại có sức phá hại mạnh, có nhiều thế hệ trong năm. Khi thấy có trên 50% số cây bị hại cần tiến hành các biện pháp hạn chế sâu hại:

• Thu bắt sâu non, nhộng trên cây. • Bảo vệ thiên địch.

• Sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng nh− Bt (Bacillus thuringiensis), Bb (Beauveria basiana) Dipterex, Ofatox ...

5.6.2.4. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực có Lim xanh

Lim xanh là loài cây đi kèm với Sến trong các khu vực Sến + Lim, Lim + Sến. Các loài sâu hại đáng chú ý nhất ở đây là Sâu đo ăn lá Lim (Buzura suppresaria), Xén tóc và các loài hại thân, hại vỏ khác.

Để giám sát Sâu đo ăn lá Lim áp dụng các biện pháp sau:

• Điều tra nhộng vào tháng 1 theo ph−ơng pháp điều tra sâu d−ới đất. Mỗi khu vực có Lim (theo bảng 5.1; Ô tiêu chuẩn 3-7) điều tra 5 ô dạng bản. • Điều tra sâu tr−ởng thành (bổ sung cho điều tra nhộng) vào cuối tháng 1,

đầu tháng 2 bằng ph−ơng pháp bẫy đèn.

• Điều tra trứng vào thời điểm điều tra sâu tr−ởng thành theo ph−ơng pháp điều tra 10 cây: Mỗi ô tiêu chuẩn chọn 10 cây theo ph−ơng pháp ngẫu nhiên rồi kiểm tra ổ trứng trên thân cây (ổ trứng có phủ lông vàng).

Phòng trừ Sâu đo ăn lá Lim:

• Dùng bẫy đèn bắt sâu tr−ởng thành

• Bắt nhộng vào cuối tháng 1 và giữa tháng 6

• Diệt sâu non bằng cách bắt giết, sử dụng thiên địch (Kiến, Bọ ngựa..), sử dụng thuốc hóa học: Dipterex 50%, Bassa ... phun vào buổi chiều.

• Dùng vòng dính, vòng độc ngăn sâu non xuống đất hóa nhộng.

Quản lý sâu hại trên cây Lim bị tỉa th−a

Một giải pháp tu bổ rừng Sến của dự án là tỉa th−a Lim xanh bằng cách ken cây để hạn chế sự cạnh tranh của Lim đối với Sến. Ph−ơng pháp này có thể làm nảy

sinh những vấn đề trong quản lý sâu hại nh− sau: Sau khi ken cây Lim đ−ợc để lại rừng 2 năm, với tác động này cây Lim trở thành cây suy yếu rồi chết. Với thời gian 2 năm các loài sâu hại thứ sinh thích tấn công những cây bị suy yếu nh− các loài Mối, Mọt, Xén tóc và sâu đục thân cành khác sẽ có cơ hội thuận lợi. Do đó cần làm tốt công tác quản lý các cây Lim này, th−ờng xuyên kiểm tra cây đã ken sau khi xử lý. Có thể sử dụng các cây Lim bị ken này nh− cây mồi trong công tác giám sát và phòng trừ sâu hại thân cành.

5.6.2.5. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng trồng Thông nhựa

Khu vực rừng trồng Thông nhựa gòm 169,5ha. Đây là khu vực tiến hành giải pháp nghiên cứu, thực nghiệm trồng cây d−ói tán Thông của dự án. Tại khu vực này công tác quản lý côn trùng bao gồm các giải pháp quản lý chung (quản lý thiên địch, côn trùng đặc sản, sâu hại Sến) và quản lý các loài sâu hại Thông nhựa. Các loài sâu hại nguy hiểm ở đây gồm có: Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus), Ong ăn lá thông (Gilpinia sp…), Sâu đục ngọn thông (Evetria duplana) trong đó Sâu róm thông là nguy hiểm nhất. các giải pháp cụ thể để quản lý Sâu róm thông là:

• Thực hiện điều tra, dự tính dự báo cho 4 thế hệ sâu theo ph−ơng pháp của Trung tâm kỹ thuật BVR số II.

• Quản lý sâu hại theo nguyên lý IPM. Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch nh− Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu, Kiến, Ruồi ký sinh, Ong ký sinh…

• Sử dụng các chế phẩm sinh học nh− Nấm bạch c−ơng Bb (Beauveria bassiana), Nấm lục c−ơng, vi khuẩn Bt (Bacellus thuringiensis) để phòng trừ. hạn chế sử dụng thuốc hóa học.

Ch−ơng 6

Kết luận - tồn tại vμ kiến nghị

6. 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu côn trùng ở KBTTN rừng Sến Tam Quy, chúng tôi có một số kết luận sau:

c - KBTTN rừng Sến Tam Quy có hệ côn trùng t−ơng đối phong phú mặc dù diện tích không lớn, là loại rừng đặc dụng t−ơng đối đặc biệt, rừng tự nhiên lại nằm giữa đồng bằng. Hiện đã ghi nhận đ−ợc 322 loài côn trùng thuộc 226 giống, 64 họ và 14 bộ côn trùng. Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có số l−ợng loài chiếm đông nhất 218/322 loài thuộc 23 họ chiếm 65,66% tổng số loài, kế tiếp là các loài thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera), 44 loài thuộc 9 họ chiếm 13,25%, Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) và Bộ Cánh thẳng (Orthoptera), mỗi bộ 11 loài thuộc 4 họ chiếm 3,31%. Có 42 loài côn trùng thuộc nhóm th−ờng gặp, có phân bố đều. Càng lên cao số loài thu đ−ợc càng ít. Số loài côn trùng của các phân khu chức năng khác nhau không đáng kể. Khu vực rừng trồng Muồng + Keo + Sở có nhiều loài nhất, tiếp đến là khu vực Sến + Lim.

d - Đánh giá ảnh h−ởng của côn trùng cho thấy số loài sâu có tiềm năng gây hại và số loài có ích có tỷ lệ 278/230. Đa số loài sâu hại là sâu ăn lá (71,08% số loài), tiếp đến là sâu chích hút dịch cây. Số loài có ích gồm 175 loài thụ phấn + cho mật, 54 loài côn trùng thiên địch. Các loài thiên địch thuộc 19 họ, 8 bộ trong đó có 49 loài ăn thịt, 6 loài ký sinh. Các loài có ý nghĩa kinh tế lớn là Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu, Bọ rùa, Kiến, Ong và ruồi ký sinh.

Đã xác định đ−ợc thành phần loài côn trùng gây hại chủ yếu cho các loài cây chính (Sến, Lim xanh, Thông nhựa, Muồng + Keo) hoặc các các khu vực chính (hàng rào cây xanh) của KBTTN rừng Sến Tam Quy.

e - Một số đặc điểm sinh học của sâu hại chủ yếu trên cây Sến - Sâu cuốn lá Sến và trên cây Lim xanh - Sâu đo ăn lá lim đã đ−ợc trình bày trong báo cáo. Đó là

những đặc điểm hình thái, tập tính. Sâu cuốn lá sến phá hại lá ở pha sâu non bằng hình thức cuốn lá làm tổ tại các đỉnh sinh tr−ởng của cành cây, tỷ lệ cây bị hại là 43,9%. Sâu cuốn lá Sến một năm có 4 thế hệ, trong đó thế hệ I (tháng 4 đến tháng 6) là nguy hiểm nhất. Sâu đo ăn lá Lim gây hại cho 40,54 số cây trong khu vực, khả năng phát dịch của chúng là rất lớn.

f - Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật lâm sinh của dự án KBTTN rừng Sến Tam Quy, kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu hại chủ yếu, kế thừa các kết quả nghiên cứu về thiên địch, côn trùng đặc sản đề tài đã đ−a ra các giải pháp quản lý côn trùng theo nguyên lý quản lý rừng bền vững.

Có 2 loại giải pháp chính là các giải pháp chung và các giải pháp khu vực:

Các giải pháp chung bao gồm: Giải pháp tổ chức; Giải pháp về tuyên truyền giáo dục; Giải pháp phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho cộng đồng; Giải pháp tăng c−ờng công tác bảo vệ rừng; Giải pháp quản lý côn trùng có ích (thụ phấn, thiên địch, đặc sản, quý hiếm); Quản lý các loài sâu hại chung của tất cả các khu vực (Các loài sâu hại Sến: Sâu cuốn lá Sến, Rệp hại lá Sến, Mối...).

Các giải pháp khu vực bao gồm: Quản lý sâu hại khu vực hàng rào xanh; Quản lý sâu hại trong khu vực trảng cỏ cây bụi; Quản lý sâu hại trên các khu vực trồng rừng làm tán che cho Sến nh− khu Muồng + Keo + Sở, khu trồng Thông nhựa; Quản lý sâu hại khi thực hiện ch−ơng trình tỉa th−a Lim xanh, tạo điều kiện cho sến phát triển. Đối với mỗi giải pháp đều đ−a ra cách thức xách định đối t−ợng sâu hại chính, ph−ơng pháp điều tra dự báo và phòng trừ chúng, các định h−ớng cho công tác nghiên cứu với các đối t−ọng sâu hại mới còn thiếu thông tin.

6.2. Tồn tại

Mặc dù đã rất cố gắng khắc phục những bất lợi bởi điều kiện về thời gian và thời kỳ xuất hiện của các đối t−ợng nghiên cứu để có thể hoàn thành các nội dung của đề tài theo thời l−ợng qui định nh−ng đề tài vẫn còn những tồn tại sau:

- Do thời gian có hạn nên ch−a điều tra hết đ−ợc số loài côn trùng có trong khu vực nghiên cứu.

- Đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu, tạo cơ sở cho việc định ra những giải pháp quản lý côn trùng và bảo tồn loài Sến mật Tam Quy. Cần phải có những nghiên cứu tiếp theo để bổ sung vào danh lục côn trùng và kiểm nghiệm các giải pháp đã đề ra.

6.3. Kiến nghị

Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu, những tồn tại đã nêu trên, chúng tôi xin kiến nghị.

- Khu bảo tồn mới đ−ợc thành lập, ch−a có các thông tin tin cậy về loài, quần thể loài côn trùng trong khu vực nên phải triển khai một ch−ơng trình chi tiết nghiên cứu về côn trùng, động thực vật, vi sinh vật..., từ đó đề ra giải pháp bảo tồn loài Sến một cách khoa học và hiệu quả.

- Cần đầu t− cho khâu điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng khu bảo tồn thật tốt thì mới làm đ−ợc những việc kế tiếp, có thể đồng thời thực hiện các ch−ơng trình đã hoạch định nh−ng phải đầu t− dứt điểm từng hạng mục công trình, không nên kéo dài.

- Nên bổ sung thành quả nghiên cứu của đề tài vào nội dung của dự án vì côn trùng là một thành phần không thể thiếu đ−ợc trong hệ sinh thái rừng, đặc biệt trong hệ sinh thái rừng Sến Tam Quy, côn trùng là nhân tố chủ đạo quy định việc tồn tại và phát triển của thực vật khu bảo tồn.

- Cần tăng c−ờng công tác pháp chế trong quản lý bảo vệ rừng Sến, nâng cao hiệu lực pháp luật, khai thác truyền thồng bảo vệ rừng của ng−ời bản xứ qua việc xây dựng các h−ơng −ớc theo tinh thần thông t− 56, vì thực tế cho thấy nguồn tri thức và truyền thống bảo vệ rừng của ng−ời dân bản xứ có giá trị cung cấp kinh nghiệm về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý cho sự phát triển bền vững.

Tiếng Việt

1- Alexander Monastyrskii, Alexey Devyatkin (2001). Các loài b−ớm phổ biến ở

Việt nam - Sách h−ớng dẫn - NXB bản đồ.

2- Baur. G. (1976). Cơ sở sinh thái học của việc kinh doanh rừng m−a. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

3- Bộ Lâm nghiệp, 1979Quy trình phòng trừ ong cắn lá mỡ. Hà Nội

4- Đặng Vũ Cẩn (1973). Sâu hại rừng và cách phòng trừ - NXB Nông thôn.

5- Cục Kiểm lâm (2002). Văn bản qui phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng.

NXB Nông nghiệp.

6- Đ−ờng Hồng Dật (1972). Những nghiên cứu về bảo vệ thực vật. NXB Khoa học kỹ thuật.

7- Lê Thị Diên (1997). Nghiên cứu ph−ơng án phòng trừ sâu bệnh hại rừng thông trồng P. merkusii Jungh et Vaies tại Lâm tr−ờng Tiền phong, Huế. Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp.

8- Đinh Đức Hữu (2002). Đánh giá tính đa dạng loài côn trùng VQG Ba Vì nhằm

đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng. Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp.

9- Lê Nam Hùng - Hoàng Đức Nhuận (1983). Ph−ơng pháp dự tính sâu ănlá cây

rừng.NXB Khoa học kỹ thuật.

10-Nguyễn Văn Hạnh (2001). Xây dựng mô hình an toàn về sâu hại cho rừng

Thông trồng thuần loài tại Lâm tr−ờng Hà Trung - Thanh Hóa. TT kỹ thuật Bảo vệ rừng số II - Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ.

11-Ngô Kim Khôi - Nguyễn Hải Tuất - Nguyễn Văn Tuấn (2001). Tin học ứng

ĐHLN - NXB Nông nghiệp.

13-Trần công Loanh (1984). Côn trùng Lâm nghiệp. Tr−ờng ĐH Lâm nghiệp.

14-Trần Văn Mão (1983). Hỏi đáp về thuốc trừ sâu bệnh cỏ dại. NXB Nông

nghiệp.

15-Trần Văn Mão (2002). Một số vấn đề về công trình hệ thống bảo vệ rừng.

Thông tin Khoa học Công nghệ Môi tr−ờng Bình Thuận.

16-Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh(2002). Kỹ thuật phòng trừ sâu hại. Bài

giảng ĐHLN.

17-Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh-Trần Văn Mão (2001). Điều tra dự tính

dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp - Giáo trình ĐHLN NXB Nông nghiệp.

18-Nguyễn Thế Nhã -Trần Công Loanh (2002). Sử dụng côn trùng có ích tập I -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý công trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên Rưng Sến Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hóa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)