Sâu đo ăn lá Lim (Buzura suppessaria Guenee)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý công trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên Rưng Sến Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hóa (Trang 48)

a - Vị trí phân loại

Sâu đo ăn lá Lim thuộc họ Sâu đo (Geometridae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).

b - Phân bố:

ở Việt Nam, Sâu đo ăn lá Lim xuất hiện ở các rừng Lim của các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An... và một số tỉnh miền Trung khác. Chúng là loài đa thực ăn nhiều loài cây nh−: Lim xanh, Trẩu, Chè, Sở, Sơn. Từ những năm 1963 trở lại đây sâu đo đã gây ra các trận dịch nh−:

- Năm 1963 ở Nh− Xuân - Thanh Hoá. - Năm 1964-1965 ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc. - Năm 1968, ở Hữu Lũng - Lạng Sơn.

- Các năm 1977, 1978, 1980, 1981, ở lâm tr−ờng Thống Nhất - Quảng Ninh... Theo dõi diễn biến của Sâu đo ăn lá Lim những năm gần đây ở khu vực nghiên cứu chúng tôi nhận thấy sâu có chiều h−ớng gây hại mạnh ở các lâm phần rừng Lim thuộc

KBTTN rừng Sến Tam Quy. Khi xuất hiện và gây hại ng−ời ta có thể quan sát rất rõ khu phân bố của Lim vì hầu hết các cây Lim trong rừng đều bị ăn trụi lá.

c - Hình thái

c.1. Sâu tr−ởng thành

Chiều dài thân của con cái từ 20-24mm, cánh tr−ớc dài 30mm. Kích th−ớc con đực nhỏ hơn con cái. Màu sắc: Toàn thân màu trắng nhờ có lẫn các lông đen, cuối thân có một túm lông màu vàng xám dài.

Đầu nhỏ, mắt kép màu nâu đen hình tròn, râu đầu của con cái hình sợi chỉ, râu đầu của con đực hình răng l−ợc.

Hình 5-9: Sâu đo ăn lá Lim (Buzura suppessaria Guenee)

1. Sâu tr−ởng thành đực; 2. Tr−ởng thành cái; 3. Trứng; 4. Sâu non; 5. Nhộng (Hình vẽ: Trần Công Loanh)

Cánh tr−ớc có góc đỉnh khá nhọn, ở gần giữa mép ngoài có một đám lông màu đậm hơn nền cánh. Gần gốc và mép ngoài của 2 cánh con đực có hai đ−ờng vân màu nâu sẫm nằm ngang cánh, ở con cái các đ−ờng vân này mờ hơn. Mép ngoài của 2 cánh có lông hình tua cờ màu vàng xám. Mặt d−ới của cánh đều màu trắng xám có lẫn các đốm đen.

c.2. Trứng

Hình trống, màu xanh lơ hay màu vàng nhạt, khi sắp nở biến thành màu đen. Trứng đ−ợc đẻ thành khối dài, trên có phủ một lớp lông vàng xám. Chiều dài của khối trứng từ 15 – 20 mm.

c.3. Sâu non

Sâu non lúc mới nở màu nâu nhạt, sang tuổi 2 biến thành màu xanh. Đến tuổi thành thục thì tuỳ theo hoàn cảnh mà màu sắc của sâu non biến đổi khác nhau: Màu nâu sẫm, màu nâu xanh, màu xanh xám hay xanh nhạt.

Sâu non ở tuổi thành thục dài tới 70 mm, đầu cứng có nhiều chấm lõm màu nâu. Trên mảnh l−ng ngực tr−ớc có vằn cứng nằm ngang, trên l−ng của đốt bụng thứ 8 có mảng đen to. Trên thân có nhiều vết rạn ngang. Sâu non có 3 đôi chân ngực và 2 đôi chân bụng ở đốt thứ 6 và thứ 10.

c.4. Nhộng

Nhộng cái dài 26mm, nhộng đực dài 22mm, màu nâu đen. ở hai bên đầu của nhộng có 2 gai nhỏ, phía cuối bụng có một gai hình l−ỡi mác và 2 bên đốt bụng có 2 gai nhỏ

d. Tập tính

Sâu tr−ởng thành vũ hoá vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 và cuối tháng 6 hàng năm. Trong ngày nó th−ờng vũ hoá nhiều từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Sau khi vũ hoá không lâu, sâu tr−ởng thành bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Trứng đ−ợc đẻ thành khối trong các khe nứt của vỏ cây hoặc mặt d−ới lá gần gốc cây. Trên mỗi khối trứng có phủ một lớp lông màu vàng xám do lông ở cuối bụng rụng ra. Chiều dài của mỗi khối trứng dài từ 15-20mm. Thời gian đẻ trứng của sâu tr−ởng thành từ 1-2 ngày, mỗi con cái đẻ trung bình 1.500 trứng.

Sâu tr−ởng thành có tính xu quang mạnh, ban ngày th−ờng đậu ở các cây bụi quanh gốc Lim.

Sâu non mới nở chỉ gặm mép lá sau dần dần mới ăn hết lá. Khi ăn hết lá th−ờng nhả tơ để di chuyển nhờ gió. Sâu non thành thục bò theo thân cây xuống gốc nghỉ để chuẩn bị vào nhộng.

Nhộng c− trú ở d−ới đất cách gốc cây bị hại khoảng nửa mét và sâu độ 3cm. Sâu đo ăn lá Lim một năm có 2 vòng đời và qua đông ở giai đoạn nhộng. Sâu non ăn hại mạnh vào tháng 3 - 4, tháng 7 - 8 [10].

Biểu 5.10. Kết quả điều tra Sâu đo ăn lá Lim trong khu vực nghiên cứu

STT Ô Số cây điều tra Số cây có sâu Tỷ lệ P% Ghi chú

3 13 5 38,46 4 16 5 31,25 5 31 11 35,48 6 28 14 50,00 7 40 19 47,50 Trung bình 10,80 40,56

Kết quả điều tra các ô tiêu chuẩn có Lim xanh là ô tiêu chuẩn số 3-7

5.4.2. Các loμi côn trùng thiên địch của khu vực nghiên cứu

Trong công tác quản lý côn trùng, nhất là khi tiến hành phòng trừ sâu hại không thể thiếu vấn đề sử dụng thiên địch. Côn trùng thiên địch là nhóm sinh vật có ý nghĩa rất lớn bao gồm 2 nhóm là côn trùng ăn thịt và côn trùng ký sinh. Bảng sau đây tập hợp các loài thiên địch và ý nghĩa của chúng.

Bảng 5.11: Côn trùng thiên địch của khu vực nghiên cứu

Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Loại TĐ

I Odonata Bộ Chuồn chuồn

H1 Aeshnidae

1 Anax immaculifrons Rambur ăn thịt

2 Heliaeshna crassa Krueger ăn thịt

H2 Gomphidae

3 Macrogomphus kerri Fraser ăn thịt

H3 Libelullidae

4 Crocothemis sp. ăn thịt

5 Orthetrum sabina sabina Drury ăn thịt

II Mantodea Bộ Bọ ngựa

H4 Mantodae Họ Bọ ngựa th−ờng

6 Deroptaty sp. Bọ ngựa cổ bành ăn thịt

7 Hierodula patellifera Serville Bọ ngựa bụng rộng ăn thịt

Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Loại TĐ

9 Tenodera sinensis Saussure Bọ ngựa Trung Quốc ăn thịt

H5 Hymenopodidae Họ Bọ ngựa chân bè

10 Creobroter urbanus Bọ ngựa vằn ăn thịt

III Hemiptera Bộ Cánh không đều

H6 Reduviidae Họ Bọ xít ăn sâu

11 Harpactor fuscipes Fabricius Bọ xít ăn sâu đỏ ăn thịt

12 Isyndus obscurus Dallas Bọ xít ăn sâu nâu vàng ăn thịt

13 Rhinocoris iracundus Bọ xít ăn sâu ăn thịt

14 Sycanus croceovittatus Dorn Bọ xít ăn sâu róm thông ăn thịt

IV Raphidioptera Bộ Bọ lạc đμ

H7 Raphidiidae Họ Sâu lạc đμ

15 Raphidia sp. Bọ lạc đà ăn thịt

V Neuroptera Bộ Cánh l−ới

H8 Mantispidae Họ Bọ ngựa giả

16 Mantispa sp. Bọ ngựa giả ăn thịt

H9 Chrysopidae Họ s− tử rệp lá

17 Chrysoperla sp. Cánh l−ới ăn thịt

VI Coleoptera Bộ Cánh cứng

H10 Carabidae Họ Hμnh trùng

18 Calosoma chinense Kirby Hành trùng Trung Quốc ăn thịt

19 Chlaenius bioculatus Motschulsky Hành trùng 2 chấm vàng ăn thịt

20 Chlaenius costiger Chaudoir Hành trùng cánh xanh đen ăn thịt

21 Chlaenius nigricans Wiedemann Hành trùng cánh đen mép vàng ăn thịt

22 Chlaenius trachys Andrews Hành trùng đen chân vàng ăn thịt

23 Craspedonotus tibialis Schaum Hành trùng nâu ống chân vàng ăn thịt

24 Desera geniculata (Klug) Hành trùng xanh cổ dài ăn thịt

25 Macrochilus trimaculatus Olivier Hành trùng 3 vết vàng ăn thịt

26 Pheropsophus javanus Dejean Hành trùng cánh ngắn Java ăn thịt

27 Pheropsophus occipitalis (Mac Leay) Hành trùng cánh ngắn 6 vết vàng ăn thịt

28 Trigonotoma bhamoensis Baly Hành trùng trigo ăn thịt

H11 Cicindelidae Họ Hổ trùng

29 Cicindela chinensis De Geer Hổ trùng Trung Hoa ăn thịt

30 Cicindela gemmata Faldermann Hổ trùng 6 vân ăn thịt

31 Collyris bonelli Guerin Hổ trùng cổ chai ăn thịt

32 Prothyma limbata Wiedemann Hổ trùng xanh nhỏ ăn thịt

H12 Coccinellidae Họ Bọ rùa

Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Loại TĐ

34 Calvia albolineata Schonherr Bọ rùa sọc vàng ăn thịt

35 Coccinella transversoguttata Faldermann Bọ rùa vàng vết đen nagng ăn thịt

36 Harmonia dimidiata (Fabricius) Bọ rùa cánh đen vàng ăn thịt

37 Megalocaria dilatata Fabricius Bọ rùa vàng 12 chấm đen ăn thịt

38 Rodolia pumila Weiser Bọ rùa đỏ ăn thịt

39 Scymmus frontalis Fabricius Bọ rùa đen 4 chấm vàng ăn thịt

40 Synonycha grandis Thunberg Bọ rùa vàng lớn ăn thịt

VII Hymenoptera Bộ Cánh mμng

H13 Chalcididae Họ Ong đùi to

41 Brachymiria obscurata Walker ký sinh

H14 Scelionidae Họ Ong tấm đen

42 Telenomus dendrolimusi Chu Ong tấm đen ký sinh

43 Telenomus sp. ký sinh

H15 Formicidae Họ Kiến

44 Crematogaster travanconresis Forel Kiến cong đuôi ăn thịt

45 Formica lemani Bodroit ăn thịt

46 Formica polyctena Kiến đen ăn thịt

47 Formica rufa Kiến đỏ ăn thịt

48 Formica sp. ăn thịt

49 Oecophylla smaragdina Fabricius Kiến vống ăn thịt

50 Polyrachis sp. ăn thịt

H16 Ichneumonidae Họ Ong cự

51 Xanthopimpla japonica Krieg ký sinh

H17 Trichogrammatidae Họ Ong mắt đỏ

52 Trichogramma dendrolimi M. Ong mắt đỏ ký sinh sâu róm thông ký sinh

H18 Vespidae

53 Vespa sp. ăn thịt

VIII Diptera Bộ Hai cánh

H19 Tachinidae

54 Exorista sp. Ruồi 3 vạch ký sinh

Nh− vậy trong khu vực nghiên cứu có thể gặp 54 loài côn trùng thiên địch thuộc 19 họ, 8 bộ, trong đó số loài ăn thịt chiếm đa số (48/54 loài). Tuy nhiên cũng cần chú ý là số l−ợng 6 loài ký sinh thu đ−ợc ch−a phản ánh đúng thực tế vì còn khá nhiều loài ch−a có điều kiện quan sát, nhất là các loài ong, ruồi có kích th−ớc nhỏ bé và đời sống ẩn dật. Các loài Chuồn chuồn, Bọ ngựa, Hành trùng, Hổ trùng là

những loài đa thực do đó có thể sử dụng chúng tiêu diệt nhiều loài sâu hại. Ph−ơng h−ớng sử dụng các loài có ý nghĩa kinh tế lớn đ−ợc đề cập trong phần “Đề xuất các giải pháp…”

5.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tμi nguyên rừng ở KBTTN rừng Sến Tam Quy

Tuy diện tích không lớn nh−ng rừng Sến Tam Quy là rừng Sến tự nhiên tập trung còn lại duy nhất ở n−ớc ta. Đặc biệt, khu rừng Sến lại nằm ở nơi đông dân c−, gần Quốc lộ IA và huyện lỵ Hà Trung cho nên chịu nhiều áp lực, có nhiều tác nhân xâm hại đến rừng. Mặc dù bị xâm hại làm giảm diện tích và chất l−ợng nh−ng với 272,4ha còn lại rừng Sến vẫn là niềm tự hào của ng−ời dân Tam Quy, của Lâm tr−ờng Hà Trung và của nhân dân Thanh Hoá.

Dự án KBTTN rừng Sến Tam Quy chia diện tích rừng thành 3 phân khu chức năng:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 272,4ha: Với chức năng nhiệm vụ bảo vệ nguyên vẹn diện tích rừng Sến hiện có, bảo tồn và phát triển rừng. Khu vực này đ−ợc thiết kế và xây dựng hàng rào bền vững quanh rừng để hạn chế tối đa các tác nhân xâm hại.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 76,6ha: Nhiệm vụ: Phục hồi lại rừng Sến trên diện tích trảng cỏ cây bụi (37,4 ha), thay thế, bổ sung 39,2 ha rừng trồng các loài cây khác bằng loài Sến. Riêng với 169,5ha rừng Thông nhựa tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm nh− trồng Sến d−ới tán rừng Thông. Nếu thành công sẽ có cơ sở để mở rộng diện tích rừng Sến của khu bảo tồn.

- Vùng đệm: Bao gồm 795,5 ha bao quanh khu bảo tồn, thuộc địa phận hành chính các xã: Hà Đông, Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Ninh. Trong đó phần lớn là rừng Thông nhựa (672,5ha) và trang trại rừng (35,3ha) do Lâm tr−ờng Hà Trung quản lý, còn lại 87,8ha do các xã quản lý.

Với cách phân chia các phân khu chức năng kèm theo các ch−ơng trình cho từng khu vực, tr−ớc mắt tạo ra sự hợp lý trong việc triển khai các nội dung của dự

án. Tuy vậy trong quá trình thực hiện mỗi phân khu, mỗi ch−ơng trình cần phải có cách làm phù hợp với mục tiêu của dự án đã đặt ra.

Ba ch−ơng trình hoạt động chính của dự án là Ch−ơng trình bảo vệ; Ch−ơng trình phục hồi sinh tháiCh−ơng trình nghiên cứu, thực nghiệm.

- Đánh giá Chơng trình bảo vệ của dự án: Dự án đã thiết lập các nội dung là xác định đối t−ợng bảo vệ, lực l−ợng bảo vệ, hội nghị ranh giới khu bảo tồn, tổ chức tuyên truyền, đóng cọc mốc ranh giới, xây dựng trạm bảo vệ rừng và các bảng nội quy, làm đ−ờng tuần tra bảo vệ và hàng rào bảo vệ. Trong phạm vi 518,5 ha của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái, ch−ơng trình bảo vệ đã thực hiện đ−ợc việc cắm mốc ranh giới sau khi tổ chức hội nghị ranh giới khu bảo tồn. Đã hợp đồng với 12 bảo vệ ở các xã Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông, xây dựng 2/4 trạm bảo vệ rừng, làm đ−ợc1,5/6km đ−ờng tuần tra, 5/10,5 km hàng rào bằng cây xanh (các loài Tre gai, Mây, Keo). Nhìn chung việc xác định và thực hiện các nội dung bảo vệ nêu trên mới chỉ là chống chặt phá, xâm lấn vào rừng, các nội dung về chuyên môn kỹ thuật bảo vệ rừng ch−a đ−ợc đề cập, do vậy cần bổ sung thêm một số nội dung chuyên môn sau:

+ Xây dựng lịch tuần tra bảo vệ rừng kết hợp với điều tra phát hiện các loài sâu bệnh hại rừng.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng trong ngạch kỹ thuật bảo vệ rừng điều tra dự tính dự báo cho một số loài sâu hại chủ yếu của khu bảo tồn nh− Sâu cuốn lá Sến, Sâu đo ăn lá Lim, Sâu róm Thông.

+ Xây dựng ph−ơng án chủ động trong việc phòng trừ sâu hại theo nguyên lý quản lý sâu bệnh hại tổng hợp IPM, bảo vệ các loài ký sinh thiên địch của sâu hại.

Để thực hiện tốt những nội dung trên cần phải xác lập hệ thống các tuyến và ô điều tra định vị đại diện đ−ợc cho các dạng sinh cảnh, các dạng địa hình và các h−ớng phơi trong khu bảo tồn và điều kiện tiên quyết là phải có đội ngũ điều tra viên có năng lực chuyên môn thực sự.

+ Dự án đã lập kế hoạch nghiên cứu khoa học gồm 3 đề tài: ♦ Điều tra theo dõi tái sinh rừng Sến;

♦ Thực nghiệm trồng Sến d−ới tán rừng Thông nhựa; ♦ Thực nghiệm trồng Sến d−ới các độ tàn che khác nhau.

Hiện tại các đề tài này ch−a đ−ợc bắt đầu do đề c−ơng nghiên cứu ch−a đ−ợc thẩm định, ch−a thể đánh giá kết quả. Tuy nhiên để làm đ−ợc ch−ơng trình này cần phải tiến hành làm các nội dung sau:

♦ Xây dựng đề c−ơng chi tiết để trình duyệt (2003),

♦ Xây dựng kế hoạch thực hiện và dự toán kinh phí cho các hạng mục từng đề tài (tiến độ thực hiện và kinh phí),

♦ Chuẩn bị v−ờn −ơm, tạo cây con bằng hạt Sến để thực nghiệm các công thức vào vụ xuân và vụ thu.

Các vấn đề bổ sung:

- Cần phải tiến hành xây dựng đề c−ơng nghiên cứu và đề c−ơng chi tiết xin phê duyệt thực hiện để bổ sung cho nội dung còn khuyết thiếu của dự án về côn trùng. Đề tài: “Điều tra nghiên cứu một số loài sâu bệnh hại chủ yếu ở rừng Sến làm cơ sở để đề ra các giải pháp quản lý tài nguyên côn trùng rừng Sến Tam Quy” cần đ−ợc tiến hành.

- Tổng hợp các nội dung đã làm về công việc tạo cây con bằng hạt Sến tại v−ờn

−ơm Tam Quy (có thể làm đ−ợc quy trình tạo cây con bằng hạt Sến từ khâu thu hái hạt, bảo quản, chọn lựa, gieo −ơm, phòng trừ sâu bệnh tại v−ờn −ơm, chăm sóc và tiêu chuẩn cây con).

- Xây dựng đ−ợc lịch điều tra, dự tính dự báo cho từng loài sâu hại chủ yếu (qua việc xây dựng vòng đời và điều tra trực tiếp).

Đánh giá Chơng trình phục hồi sinh thái:

- Mục đích của ch−ơng trình: Phục hồi lại diện tích rừng Sến đã bị mất 77,6ha do sâu hại (từ 1986-2000) và khống chế diễn thế Lim - Sến.

- Những việc đã làm đ−ợc đến 30-7-2003:

♦ Thu hái hạt giống, tạo cây con ở v−ờn −ơm. ♦ Thiết kế kỹ thuật trồng.

♦ Trồng đ−ợc 20 trên 77,6ha dự kiến.

- Những việc ch−a làm đ−ợc: Ph−ơng thức phục hồi tu bổ rừng Sến ch−a đ−ợc triển khai do ch−a thiết kế chi tiết kế hoạch và kỹ thuật.

- Ph−ơng thức này gồm các nội dung chính là: ♦ Thiết kế kỹ thuật và dự toán tu bổ rừng. ♦ Luỗng phát dây leo ở rừng Sến.

♦ Tỉa th−a Lim, mở độ tàn che cho Sến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý công trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên Rưng Sến Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hóa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)