Tài nguyên dul ịch Hậu Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch Hậu Giang và những giải pháp thu hút khách đến Hậu Giang (Trang 37)

Du lịch ngày được xem là nghành kinh tế quan trọng nó góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, du lịch còn là một trong những ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao, làm tăng thu nhập cho tỉnh. Vì thế, đẩy mạnh sự phát triển của ngành đang là mục tiêu cho cả nước. Đồng thời cũng là mục tiêu của tỉnh Hậu Giang. Việc xác định và đánh giá đúng tiềm năng về tự nhiên, về nhân văn là vấn đề quan trọng giúp cho ngành du lịch của tỉnh phát huy những năng lực vốn có của mình.

Tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn và các công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở nền tảng chính tạo nên tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Đây cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của con người. Do đó, tài nguyên du lịch có thể chia làm hai loại là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

3.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tại Hậu Giang có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm nét đặc trưng của khu vực ĐBSCL, đó là kênh rạch và các miệt vườn cây trái quanh năm. Một số khu du lịch và khu vui chơi sinh thái ở Hậu Giang cụ thể như sau:

ü Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy

Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy nằm trên địa bàn huyện Vị Thủy, có diện tích khoảng 140 ha. Cũng giống như các khu du lịch sinh thái khác ở Hậu Giang, rừng tràm Vị Thủy do chưa được đầu tư, xây dựng nhiều nên

không khí thoáng mát, dễ chịu. Vì thế, khách du lịch đến đây có dịp thư giãn, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí. Ngoài ra, nơi đây còn cung cấp khá nhiều những món ăn địa phương, mang tính dân dã. Do đó, khách đến khu du lịch này còn có dịp thưởng thức món ăn địa phương với giá hợp lý. Người dân địa phương rất thân thiện và mến khách. Do đó, khách đi tham quan rừng tràm Vị Thủy sẽ tận hưởng được không khí ấm cúng và vui vẻ.

ü Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Lung Ngọc Hoàng là tên của một vùng trũng nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây mang nhiều nét đặc thù hoang dã với các loài thực vật ngập nước theo mùa và các loại động vật phong phú như rắn, rùa, cua đinh… Hơn thế, Lung Ngọc Hoàng còn có nhiều sông rạch, có thể len lỏi vào các khu rừng với những chiếc xuồng nhỏ thô sơ. Đặc biệt, đến Lung Ngọc Hoàng có thể tận hưởng bầu không khí thoáng mát, trong lành, không khói bụi, không có những tiếng ồn ào như ở thành thị. Lung Ngọc Hoàng còn là nơi cung cấp nhiều mật ong, và là nơi thưởng thức mật ong rất thú vị.

Những nét độc đáo trong sinh hoạt sản xuất tại Lung Ngọc Hoàng sẽ được tôn tạo nhằm phục vụ du lịch như nghề thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, lá ở địa phương, ca nhạc tài tử Nam Bộ, phục chế các loại hầm ngầm, chiến hào qua các thời kỳ đấu tranh oanh liệt của ông cha ta.

ü Khu vui chơi sinh thái Tây Đô

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, với quy mô diện tích 20 ha, đang có kế hoạch mở rộng (50 ha). Khu du lịch được xây dụng thành nhiều nhóm để phục vụ du khách như đảo Khỉ, đảo Ni, đảo Voi và nhiều loại thú quý hiếm cùng với hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới đã được chọn lọc. Ngoài ra, Tây Đô có sân chơi rất rộng có thể phục vụ những trò chơi tập thể với sức chứa lớn, có thể dùng tố chức cắm trại hay picnic.

Ngoài những khu du lịch, khu vui chơi sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, Hậu Giang còn có các vườn trái cây thú vị cung cấp rất nhiều loại trái cây thơm ngon như vườn Bưởi Năm Roi, làng khóm Cầu Đúc… sẽ là nơi lý tưởng để khách thưởng thức trái cây tại vườn. Đây là một trong những hoạt

động du lịch tại điểm được khá nhiều khách tham quan yêu thích hiện nay.

ÄNhìn chung, cảnh quan thiên nhiên ở những điểm du lịch sinh thái miệt vườn của Hậu Giang vẫn còn mang nét hoang sơ, chưa được đầu tư nhiều, một số nơi còn tồn tại hoạt động tự phát du lịch sinh thái. Tuy nhiên môi trường và không khí nơi đây rất trong lành, vẫn còn giữ được nét tự nhiên vốn có. Với những vườn trái cây, du khách được khám phá và nhìn thấy tận mắt cách thức trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loại trái cây đặc trưng vùng sông nước. Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn giữ được nét bình dị, chất phát, hiếu khách.

3.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Ngoài các vườn trái cây ngút ngàn, những khu vui chơi sinh thái và khu bảo tồn thiên nhiên hấp dẫn mang nét rất riêng của Hậu Giang. Nơi đây còn có những tài nguyên nhân văn hấp dẫn có thể thu hút khách du lịch đến thăm vùng đất trù phú này.

ü Chợ nổi Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy thuộc huyện Phụng Hiệp, nằm cạnh Quốc lộ 1A, cách thành phố Cần Thơ khoảng 30 km về phía

Nam, được gọi là chợ nổi Ngã Bảy bởi chợ họp ngay vùng hợp lưu của bảy con sông nhỏ là Xẻo Môn, Xẻo Đông, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Còn, Mang Cá và kênh Xáng.

Từ sớm tinh mơ, hàng trăm chiếc xuồng của bà con nông dân tụ hợp nơi đây trao đổi và buôn bán, tạo nên những âm thanh quen thuộc hổi hả. Chợ nổi thường họp buổi sáng sớm nên khách tham quan thường đi rất sớm mới có thể thấy được cảnh tấp nập và sinh hoạt của người dân địa phương. Ngoài ra khách đến tham quan chợ nổi còn có dịp trực tiếp trao đổi, buôn bán với người dân vùng sông nước.

ü Các di tích lịch sử - kiến trúc

Bên cạnh đó, khách du lịch đến Hậu Giang cũng rất thích tham quan những di tích lịch sử mang đậm nét đặc trưng của Nam Bộ. Hậu Giang với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển đã để lại rất nhiều di tích lịch sử làm tăng thêm tính hấp dẫn đối với du khách. Các di tích có giá trị nổi bật của Hậu Giang có thể kể đến như di tích căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ, di tích lịch sử văn hoá kháng chiến Cái Sình, di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu…

• Di tích lịch sử văn hoá đền thờ Bác Hồ Với người dân miền Nam Bác Hồ luôn luôn thân thuộc và đáng kính. Người luôn sát cánh cùng nhân dân kháng chiến chống giặc đem lại hoà bình, cơm no áo ấm cho dân tộc. Để thể hiện lòng biết ơn Đảng và nhân dân huyện Long Mỹ đã xây dựng lại

đền thờ Bác trên địa bàn huyện. Hàng năm có khoảng 3500 đến 4000 lượt khách đến viếng thăm và tưởng niệm ơn đức của người (nguồn sở Thương Mại và Du Lịch Hậu Giang). Vào các ngày lễ hội nơi đây còn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá - thể thao vui chơi, giải trí để phục vụ nhu cầu khách tham quan. Đền thờ

Bác Hồ vừa là một công trình tưởng niệm Bác, đồng thời là trung tâm văn hoá thể dục thể thao của tỉnh phục vụ cho người dân địa phương.

• Di tích căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ

Di tích căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ còn gọi là căn cứ Bà Bái. Khu di tích được xây dựng trên khu đất rộng 6 ha, được bao quanh bởi các chiến hào kênh Xáng, kênh Lái Hiếu, kênh Cả Cường, kênh Cũ và kênh Bà Bái. Nơi đây năm xưa diễn ra các hội nghị quan trọng của tỉnh ủy Hậu Giang thời kháng chiến và là điểm du lịch “trở về chiến trường xưa” hấp dẫn.

• Di tích lịch sử văn hoá kháng chiến Cái Sình

Di tích kháng chiến Cái Sình thuộc tỉnh Hậu Giang. Khu di tích ghi lại những chiến công hiển hách của ông cha ta trong trận đánh Tàu tại vàm rạch Cái Sình làm vang vội chiến công khắp miền Nam và cả nước. Từ ý nghĩa và giá trị lịch sử quan trọng của kháng chiến Cái Sình, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng khu di tích này được uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

• Di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu

Di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu thuộc huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Di tích này ghi lại những chiến công hiển hách của ông cha ta trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Hậu Giang. Di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu đã điểm tô vào trang sách vàng cho truyền thống cách mạng của dân tộc ta. Do đó, di tích được công nhận của bộ văn hoá thông tin là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Hiện tại khu di tích đang lập kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư, với quy mô diện tích khoảng 9 ha. Trong tương lai sẽ xây dựng nơi đay theo mô hình du lịch sinh thái, trồng những loại cây ăn trái nhiệt đới được tuyển chọn cùng với những nét văn hoá truyền thống độc đáo của người dân địa phương gắn với chiến thắng lịch sử Tầm Vu.

Ngoài những tài nguyên nhân văn vừa nêu, Hậu Giang còn có một thế mạnh so với các tỉnh khác. Thứ nhất tỉnh còn lưu giữ rất nhiều làng nghề truyền thống rất thú vị như làng đan Cần Xé, làng đóng ghe xuồng, làng sản xuất than. Thứ hai Hậu Giang còn tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống quý báo để giáo dục lòng yêu nước, ôn lại lịch sử và tấm lòng biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã hy

sinh vì nghĩa lớn thông qua những lễ hội tôn nghiêm. Chẳng hạn như lễ dâng hoa và lễ dâng hương đền thờ Bác Hồ nhân ngày 19 tháng 5, ngày lễ truyền thống 30 tháng 4 được tổ chức hàng năm… Chính những thế mạnh đó đã tạo nên nét đặc sắc, mang đậm dấu ấn cho tài nguyên nhân văn và là tài sản vô giá mà Hậu Giang may mắn có được.

ÄNói chung, ngoài chợ nỗi Ngã Bảy, tài nguyên du lịch nhân văn ở Hậu Giang vẫn còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử - cách mạng và nhiều lễ hội mang nét đặc trưng cho truyền thống đấu tranh anh hùng của nhân dân ĐBSCL và của người dân Hậu Giang. Nên tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa, tham quan, giáo dục truyền thống. Đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, những người có nhu cầu tìm hiểu văn hóa và lịch sử.

3.1.2.3 Các cơ sở vật chất kỷ thuật

Cơ sở vật chất du lịch là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành của sản phẩm du lịch. Việc thiết kế, phát triển hiệu quả các tiện nghi phù hợp không những sẽ tạo nên tính độc đáo, hấp dẫn mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho xã hội. Nó góp phần tạo ra sự khác biệt giữa các khu du lịch, giữ gìn bảo vệ và tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở lưu trú, các tiện nghi phục vụ ăn uống, các tiện nghi vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác.

Là một tỉnh được tách ra từ tỉnh Cần Thơ, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nói riêng chưa phát triển. Tuy nhiên trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền tỉnh, cơ sở vật chất kỷ thuật đang được đầu tư và xây dựng.

3.1.3. Vị trí của ngành du lịch Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực ĐBSCL, một khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái. Ngoài ra, Hậu Giang còn có vị trí quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Trong suốt những năm qua, khu vực này đạt mức tăng trưởng khá so với các khu vực khác trong cả nước với sự đóng góp đáng kể của ngành thương mại và dịch vụ (trên 12%) (nguồn: sở thương mại và du lịch Hậu Giang).

Do có vị trí sát với Cần Thơ – trung tâm của tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ nên Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh còn lại trong khu vực và các tỉnh khác để nhanh chóng phát triển du lịch trong giai đoạn sắp tới. Với điểm mạnh về tài nguyên tự nhiên là có sông Hậu nối liền các tỉnh miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh – là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và lớn nhất ở phía Nam nên Hậu Giang rất thuận lợi trong việc tổ chức tour tuyến du lịch. Mặt khác, trong chiến lược cũng như trong dự thảo điều chỉnh quy hoạch tổng thể của cả nước đều xác định Hậu Giang nằm trong khu vực khuyến khích phát triển loại hình du lịch gắn với thiên nhiên, xoá đói và giảm nghèo, đẩy mạnh hợp tác trong phát triển du lịch với khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng thông qua hành lang du lịch đường sông. Chính lợi thế này tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư đối với du lịch Hậu Giang.

3.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

3.2.1. Một số tour du lịch tiêu biểu ở Hậu Giang

Tour 01: KHÁM PHÁ HẬU GIANG

(Đi về trong ngày)

- 6h30: Đón khách tại khách sạn thị xã Vị Thanh. Ăn sáng tại thị xã Vị Thanh.

- 7h00: Khởi hành đi tham quan đền thờ Bác Hồ thuộc huyện Long Mỹ. Đến đây khách được nghe thuyết minh về lịch sử đền thờ Bác Hồ cũng như cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của người.

- 9h30: Quý khách đến tham quan khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch cũng thuộc huyện Long Mỹ, du khách sẽ được tìm hiểu về tấm gương sáng của những anh hùng đã hy sinh vì nước để giành lại độc lập tự do cho dân tộc ta.

- 11h00: Đoàn khách được phục vụ ăn trưa và nghỉ ngơi tại thị xã Long Mỹ.

- 13h00: Quý khách tham quan vườn tràm chim thuộc huyện Vị Thủy, tại đây quý khách sẽ đựơc thoải mái ngắm nhìn những cánh cò bay lượn trong khuôn viên vườn. Sau đó, khách được tự do tham quan và sinh hoạt.

- 15h00: Đoàn khách trở về Vị Thanh, tham quan chợ và tự do mua sắm (chi phí khách tự túc).

- 17h00: Hướng dẫn viên tiễn khách và kết thúc tour.

Ä Khách chọn tour này thường là đi vào ngày cuối tuần. Do khách không có nhiều thời gian rãnh nên thường đi về trong ngày. Ngoài ra, chọn tour này còn có những khách thích tìm hiểu về lịch sử văn hóa và ngắm cảnh thiên nhiên. Đa số khách du lịch khi đến Hậu Giang đều chọn tour này.

Ưu điểm của tour là tận dụng được thế mạnh của Hậu Giang là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Thế nhưng tour có khuyết điểm là khách sẽ có cảm giác mệt mỏi vì trong một ngày phải chạy theo quá nhiều tuyến điểm. Với lại tham quan cùng một lúc quá nhiều di tích lịch sử sẽ gây nên cảm giác nhàm chán cho khách tham quan.

Tour 02: VỊ THANH – LONG MỸ - TÂN HIỆP – CHÂU THÀNH

(2 ngày, 1 đêm)

Ngày 1: Vị Thanh – Long Mỹ - Ngã Bảy

- 5h30: Đón khách ở Vị Thanh, khởi hành đi Long Mỹ, tham quan đền thờ Bác Hồ. Đến đây khách được nghe thuyết minh về lịch sử đền thờ Bác Hồ cũng như cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của người.

- 9h00: Tham quan căn cứ tỉnh ủy Phương Bình. Du khách sẽ được nâng hiểu biết của mình về lịch sử thông qua lời thuyết minh của hướng dẫn viên và những dấu tích còn đó của các cuộc chiến tranh oanh liệt đã qua.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch Hậu Giang và những giải pháp thu hút khách đến Hậu Giang (Trang 37)