Qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch về phương tiện truyền thông khách thường tìm hiểu khi đi du lịch. Ta được bảng kết quả sau:
Bảng 4.2: Kênh thông tin du lịch
Đvt: phần trăm(%)
Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp
Kết quả trên ta thấy đa số nguồn cung cấp thông tin về du lịch cho du khách chủ yếu là bạn bè, người thân giới thiệu. Điều này thấy rằng khách du lịch chỉ thường tin tưởng vào thông tin truyền miệng từ những người quen xung quanh mình. Kế đến là quảng cáo trên báo đài, internet được sự lựa chọn của 39 du khách trong tổng số 100 mẫu phỏng vấn. Và cũng có khoảng 17 khách lựa chọn phương tiện thông tin cho mình là thông qua công ty du lịch. Cuối cùng là cẩm nang du lịch và tờ rơi, brochure chỉ có khoảng 14 khách tìm hiểu. Rõ ràng khách chủ yếu tìm hiểu thông tin qua thông tin trực tiếp từ bạn bè hay báo đài, Internet. Do đó cần phải có kế hoạch phục vụ chu đáo làm thỏa mãn nhu cầu du khách để tận dụng được thông tin quảng bá của khách đã từng sử dụng sản phẩm du lịch Hậu Giang đến bạn bè, là những khách hàng tiềm năng của chúng ta. Ngoài ra, báo, đài, Internet cũng là một trong những phương tiện quảng cáo hiệu quả đối với nhóm này.
4.2 CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CỦA KHÁCH KHI ĐI DU LỊCH
Để xác định nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách trong quá trình du lịch, em tiến hành phỏng vấn khách du lịch đến các điểm du lịch ở các tỉnh lân cận của Hậu Giang. Câu hỏi được đưa ra là mức độ quan trọng của các
Kênh thông tin Số lượng Tỷ lệ
Bạn bè, người thân giới thiệu 81 81 Xem quảng cáo trên báo, đài, internet 39 39
Cẩm nang du lịch 5 5
Công ty du lịch 17 17
yếu tố khi đi du lịch? Để xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố này em sử dụng thang đo từ 1 đến 7 (tương ứng từ không quan trọng đến rất quan trọng) đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch như sau (biến V1 – V13):
V1: món ăn
V2: Nhà nghỉ, khách sạn sang trọng V3: Nhà nghỉ trong vườn sinh thái V4: Nhà dân
V5: Cảnh quan, kiến trúc nơi đến V6: Môi trường tự nhiên, khí hậu
V7: Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ V8: Phương tiện vận chuyển
V9: Giá tour và giá dịch vụ bổ sung V10: Hoạt động vui chơi giải trí
V11: An toàn (tính mạng và thực phẩm) V12: Lễ hội và các giá trị văn hoá
V13: Các cơ sở chăm sóc và phục hồi sức khoẻ, nghỉ dưỡng
Tiến hành phân tích và sử lý số liệu bằng phương pháp phân tích nhân tố với các biến vừa nêu ta được kết quả sau:
Để áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau. Nên đầu tiên dựa vào ma trận tương quan để xem xét mối tương quan giữa các biến. Ta thấy hệ số tương quan giữa các biến tương đối lớn, chứng tỏ các biến có tương quan chặt chẽ với nhau. Sau đó, tiếp tục xem xét kết quả của phân tích là có ý nghĩa hay không thông qua kiểm định Bartlett’s trong bảng kiểm định KMO and Bartlett’ test.
Qua bảng ta thấy giá trị kiểm định Sig P.value = 0.000 < alpha = 0.05 (mức ý nghĩa xử lý). Từ đây ta có thể kết luận có sự tương quan giữa các biến hay kết quả phân tích là có ý nghĩa.
Ta có ma trận chuẩn hoá các nhân tố như sau:
Bảng 4.3: Ma trận chuẩn hóa các nhân tố
Biến Component 1 2 3 4 V1 0,700 0,217 -0,176 0,051 V2 0,419 -0,119 0,677 0,094 V3 0,011 -0,064 0,768 0.264 V4 -0,337 0,196 0,613 -0,176 V5 0,188 0,670 -0,172 0,427 V6 0,360 0,562 0,057 0,477 V7 0,512 0,482 0,354 -0,072 V8 0,658 0,009 0,172 0,180 V9 -0,074 -0,194 0,220 0,724 V10 0,256 0,739 0,043 -0,066 V11 0,112 0,493 -0,47 0,575 V12 -0,128 0,818 0,040 0,059 V13 0,353 - 0,022 0,161 0,612 Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp
Bảng ma trận trên chứa đựng các biến đã được chuẩn hoá, ma trận này thể hiện có 4 nhóm nhân tố F1, F2, F3 , F4. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1 ta thấy nhân tố 1 có tương quan với 10 biến nhưng chỉ có các biến V1, V7, V8 là có hệ số tương quan cao.
- Tương tự nhóm 2 liên quan đến các biến có hệ số tương quan cao như V5, V6, V10, V12.
- Riêng nhóm 3 thì có hệ số tương quan khá cao với biến V2, V3, V4. - Cuối cùng là nhóm 4 bao gồm các biến V9, V11, V13
Ta tiếp tục xác định hệ số điểm nhân tố thông qua bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Ma trận hệ sốđiểm nhân tố Biến Component 1 2 3 4 V1 0,356 0,032 -0,140 0,085 V2 0,223 -0,191 0,401 -0,019 V3 0,062 -0,042 0,444 0,141 V4 -0,205 0,140 0,269 -0,113 V5 -0,058 0,345 -0,174 0,212 V6 0,042 0.234 -0,035 0,145 V7 0,237 0,049 0,176 -0,141 V8 0,335 -0,122 0,080 0,014 V9 -0,126 -0,196 0,090 0,219 V10 0,044 0,385 -0,007 -0,185 V11 -0,022 -0,08 -0,69 0,274 V12 -0,208 0,575 -0,13 -0,022 V13 0,102 -0,133 0,064 0,361 Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp
Phân tích nhân tố đã chia tổng thể ra thành bốn nhóm nhân tố như sau: F1 = 0,356 X1 + 0,237 X7 + 0,335 X8
F2 = 0,345 X5 + 0,234 X6 + 0,385 X10 + 0,575 X12 F3 = 0,401 X2 + 0,444 X3 + 0, 269 X4
F4 = 0,274 X11 + 0,361 X13 + 0.219 X9 Trong đ ó:
F1: Nhóm khách hàng có nhu cầu về các yếu tố trong một tour trọn gói F2: Nhóm khách hàng có nhu cầu hưởng thụ cái đẹp và giải trí
F3: Nhóm khách hàng có nhu cầu về dịch vụ lưu trú F4: Nhóm khách có yêu cầu đối với các dịch vụ bổ sung
Lần lượt xét trên từng hàm ta thấy:
ØHàm thứ nhất (F1): F1 = 0,356 X1 + 0,237 X2 + 0,335 X3
Những khách đi du lịch thuộc hàm này họ thường có nhu cầu cao về
các yếu tố cấu thành một tour du lịch trọn góinhư món ăn, hướng dẫn viên và
nhân viên phục vụ, cộng với yếu tố thuộc về phương tiện vận chuyển. Trong
đó, ta thấy nhân tố “món ăn” có hệ số biến lớn nhất, kế đến là biến “phương tiện vận chuyển”. Cuối cùng là biến “hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ” có hệ số biến là nhỏ nhất. Như vậy, trong nhóm khách này yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu của khách đó là món ăn do các nhà hàng và cơ sở kinh doanh ăn uống ở nơi đến du lịch mà công ty du lịch hay đại lý lữ hành đã sắp đặt sẵn. Và chất lượng của món ăn luôn được họ quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, yếu tố mà nhóm khách này khá quan tâm là phương tiện vận chuyển để đến điểm tham quan cũng như phương tiện vận chuyển phục vụ tại điểm tham quan. Mặc dù, đây chỉ là một trong những yếu tố thuộc về nhóm các nhu cầu thiết yếu để thực hiện chuyến đi nhưng đối với khách nó không kém phần quan trọng. Vì lý do đó nên vấn đề xác định xem loại phương tiện chuyển nào khách yêu thích là vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách này. Thêm vào đó, các cơ sở công ty du lịch cũng như các đại lý lữ hành khi thiết kế một tour trọn gói cần đưa ra nhiều loại phương tiện vận chuyển để khách dễ dàng lựa chọn. Còn xu hướng khách thích loại phương tiện nào khi đi du lịch ở các tỉnh ĐBSCL cũng như đi du lịch Hậu Giang thì chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở những phần phía sau. Hơn nữa, đối với nhóm khách này thì yếu tố hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ cũng không kém phần quan trọng, được xếp hạng thứ ba sau yếu tố món ăn và phương tiện vận chuyển vì có trọng số nhỏ hơn. Bởi vì sản phẩm du lịch là một sản phẩm vô hình, khách không thể lựa chọn sản phẩm trước khi mua. Trong khi đó hướng dẫn viên lại là người trực tiếp giúp khách thực hiện chuyến đi đó. Ngoài ra, vì du lịch lại là ngành dịch vụ đặc biệt hơn so với tất cả các ngành dịch vụ khác nên yêu cầu của khách đối với nhân viên phục vụ cũng khắt khe hơn. Cho nên ngoài công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cuả các hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ. Trong thiết kế tour cần chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng nhóm khách về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn… và phân công
hướng dẫn viên phù hợp với từng nhóm khách để dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của họ.
Ø Hàm thứ hai (F2): F2 = 0,345 X5 + 0,234 X6 + 0,385 X10 + 0,575 X12
Hàm này là của nhóm khách đi du lịch quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu hưởng thụ cái đẹp và giải trí như cảnh quan, kiến trúc nơi đến, môi trường tự nhiên, khí hậu, hoạt động vui chơi giải trí và yếu tố lễ hội và các giá trị văn hoá. Trong đó, hệ số của biến “lễ hội và các giá trị văn hoá” là lớn nhất nên tác
động nhiều nhất đến nhu cầu của khách trong nhóm này. Tiếp đến là “hoạt động vui chơi giải trí”, “cảnh quan kiến trúc nơi đến” và cuối cùng là “môi trường tự nhiên” vì có hệ số biến nhỏ nhất trong nhóm, khác với nhóm khách thứ nhất, nhóm khách này chú ý nhiều đến nhóm các yếu tố phục vụ cho nhu cầu tham quan. Do đó, khi thiết kế tour cũng như khi phục vụ nhóm khách này cần đưa vào nhiều hoạt động tham quan và vui chơi giải trí. Đặc biệt là tạo điều kiện cho khách có cơ hội tham gia lễ hội và tham quan nhièu di tích lịch sử văn hoá.
Ø Hàm thứ ba (F3): F3 = F3 = 0,401 X2 + 0,444 X3 + 0, 269 X4
Hàm thứ ba thuộc về nhóm khách quan tâm nhiều đến các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch. Với biến V2 là nhà nghỉ, khách sạn sang trọng, V3 là biến về
nhà nghỉ trong vườn sinh thái và cuối cùng là biến nghỉ ở nhà dân. Trong ba biến này thì khách quan tâm nhiều nhất đến nhà nghỉ trong vườn sinh thái, kế đến là biến nhà nghỉ khách sạn sang trọng. Riêng biến nghỉ ở nhà dân thì có hệ số biến là thấp nhất, điều này có thể giải thích như sau xu hướng phát triển chung ngành du lịch các tỉnh ĐBSCL trong đó có Hậu Giang, do thuận lợi của yếu tố tự nhiên, phù hợp cho phát triển loại hình du lịch sinh thái. Nên đa số khách khi đến tham quan du lịch ở đây rất thích lưu trú lại ở các nhà nghỉ tại các khu du lịch. Riêng đối với những điểm tham quan không phục vụ lưu trú thì đa số khách trong nhóm này quan tâm nhiều đến việc nghỉ ngơi ở các nhà nghỉ, khách sạn sang trọng, bởi vì đề tài chủ yếu nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch nội địa, theo tâm lý chung đa số khách nội địa đều muốn hưởng thụ tiện nghi và sang trọng khi đi du lịch nên thường chọn lưu lại ở các nhà nghỉ và khách sạn. Đó cũng là lý do yếu tố “ở nhà dân” có tác động ít nhất đến nhóm khách thuộc hàm này. Một phần vì khách nội địa thích hưởng thụ cuộc sống hiện đại, tiện nghi ở nơi đến du lịch. Một phần
vì loại hình lưu trú này không phải quá xa lạ với đối với nhóm khách được chọn phỏng vấn. “nghỉ nhà dân” thường thu hút nhóm khách nước ngoài nhiều hơn.
Ø Hàm thứ tư (F4): F4 = 0,274 X11 + 0,361 X13 + 0.219 X9
Hàm cuối cùng này là nhóm khách du lịch quan tâm nhiều hơn đến các
dịch vụ bổ sung phát sinh trong qua trình đi du lịch. Hàm này gồm ba biến là
“tính an toàn”, “các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng” và biến “giá tour, giá dịch vụ bổ sung”. Trong đó hệ số của biến “các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng” lớn hơn của biến “tính an toàn” và biến “giá tour, giá dịch vụ bổ sung” . Như vậy, nhóm khách này quan tâm đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe nghỉ dưỡng tại các khu du lịch nhiều nhất. Tiếp theo khách quan tâm đến tính an toàn trong khi thực hiện chuyến du lịch hơn. Và cuối cùng là giá tour và giá dịch vụ bổ sung là ít được quan tâm hơn. Rõ ràng nhóm khách này quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe và tính an toàn của nơi đến du lịch. Ngoài ra, giá cả của các dịch vụ du lịch cũng như giá tour cũng khá ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của họ cũng như ảnh hưởng đến nhu cầu của khách trong quá trình du lịch. Do vậy, khi phục vụ nhóm khách này cần phải đưa vào nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe như tặng khăn lạnh, nước suối, cung cấp thuốc chống ói (khi khách có nhu cầu), mua bảo hiểm đầy đủ cho khách… Hơn nữa trong chương trình tour cũng không đưa vào quá nhiều điểm tham quan trong một ngày, để tránh trường hợp khách chạy theo tuyến điểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mệt mỏi của khách. phục vụ nhóm khách này nên chú ý nhiều đến vấn đề an toàn, an ninh ở nơi đến. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu thị trường kỹ để xác định mức giá phù hợp nhất, khách sẵn sàng chi trả cho chuyến đi. Bởi vì giá cả cung ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của khách.
4.3 MỨC ĐỘ THU HÚT CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở HẬU GIANG
4.3.1 Về loại hình du lịch
4.3.1.1 Loại hình du lịch khách đã từng đi
Sau khi phỏng vấn khách du lịch nội địa về các loại hình du lịch khách đã từng đi và sử lý số liệu bằng phương pháp tần số ta có kết quả như sau:
Bảng 4.5: Các loại hình du lịch khách đã từng đi Đvt: phần trăm ( %) Các loại hình du lịch Số lượng Tỷ lệ Du lịch sinh thái 85 85 Du lịch văn hoá 73 73 Du lịch nghỉ dưỡng 29 29 Du lịch homestay 18 18 Du lịch biển 88 88 Du lịch núi 77 77 Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp
Trong 100 khách được chọn phỏng vấn thì có đến 88/100 khách lựa chọn trả lời đã từng tham gia loại hình du lịch biển, nghĩa là có 88 % khách đã từng tham gia loại hình du lịch này. Đây là một trong năm loại hình khách có cơ hội tham gia nhiều nhất. Kế đến là loại hình du lịch sinh thái được 85 khách tham gia (chiếm tỷ lệ 85 %). Riêng loại hình du lịch núi và du lịch văn hoá cũng được khá nhiều khách biết đến với tỷ lệ được chọn tương ứng là 77 % và 73 %. Kế đến là loại hình du lịch nghỉ dưỡng thì ít được khách biết đến so với các loại hình du lịch vừa kể trên, số khách đã tham gia loại hình du lịch này chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, chỉ có 29 % khách đã từng đi. Cuối cùng là loại hình du lịch homestay có số lượng khách tham gia là ít nhất (chiếm tỷ trọng 18 %). Vì loại hình du lịch homestay chỉ thật sự hấp dẫn với khách người nước ngoài, còn đối tượng khách nghiên cứu trong đề tài được chọn là khách nội địa. Loại hình du lịch “ở trong nhà dân” gần như không thể thu hút nhóm khách này bởi họ không còn xa lạ với cảnh sinh hoạt dân dã của người dân địa phương. Riêng nhóm đã từng tham gia loại hình du lịch homestay vừa nêu thường là những du khách trẻ tuổi, cư trú ở
thành phố, từ nhỏ đã quen với cuộc sống hiện đại nơi đô thị nên họ muốn tìm hiểu lối sống của người dân vùng thôn quê và thường kết hợp với tham quan du