3.4.1 Điểm mạnh:
- Khách sạn tọa lạc ở trung tâm văn hóa, thương mại của thành phố, thuận tiện cho khách du lịch đến với siêu thị , bưu điện thành phố và các điểm du lịch ở thành phố Cần Thơ cũng nhưĐồng bằng sông Cửu Long.
- Khách sạn có một đội ngũ nhân viên trẻ năng động, thái độ phục vụ
nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc
- Giá sản phẩm dịch vụ cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện nay trên thị trường. Giá phòng thấp nhất tại khách sạn Ninh Kiều 2 là 35 USD và cao nhất là 179 USD trong khi đó tại khách sạn Golf là từ 60 USD – 200 USD, khách sạn Victoria là 175 USD – 270 USD.
- Do khách sạn mới khai trương đi vào hoạt động vào tháng 9/2007 cho nên cơ sở vật chất của khách sạn còn khang trang và hiện đạị
- Với loại hình pháp lý là doanh nghiệp nhà nước, khách sạn có lợi thế là khả năng tài chính mạnh, tiền lương nhân viên được đánh giá là cao hơn so với các khách sạn khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Điều này tạo động lực làm việc cho nhân viên
3.4.2 Điểm yếu:
- Do là một khách sạn mới trên thị trường cho nên chưa có khách hàng trung thành.
- Hoạt động marketing của khách sạn khá mờ nhạt, nhất là đối với khối nhà hàng, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc treo băng roll trước khách sạn chứ
chưa thực hiện được chương trình quảng bá rộng rãi đến người dân trong và ngoài Thành phố cho nên khách hàng thiếu thông tin về các dịch vụ nhà hàng tại khách sạn. Điều này phần nào làm giảm bớt doanh thu của khách sạn. Các công trình nghiên cứu về thị hiếu của khách hàng nhìn chung chưa được phát triển mạnh.
- Trình độ ngoại ngữ của nhân viên khách sạn cũng được đánh giá là một điểm yếu của khách sạn. Đa số nhân viên chỉ nói được tiếng Anh, rất ít nhân viên có thêm ngoại ngữ thứ 2 trong khi lượng khách lưu trú tại khách sạn ngoài khách từ những nước nói tiếng Anh thì khách Pháp và khách Nhật cũng chiếm số
- Do là Doanh nghiệp Nhà nước nên lãnh đạo là người được nhà nước cửđể quản lý và kinh doanh vốn của Nhà nước vì vậy mọi quyết định trong Doanh nghiệp đều tuân thủ quy trình hành chính. Trong khi đó sự vận hành của thương trường đòi hỏi sự tranh thủ thời gian, nắm bắt cơ hộị
3.5 Thuận lợi - Khó khăn: 3.5.1 Thuận lợi:
- Dự án phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam (Dự án EU) do
Ủy ban châu Âu tài trợ phối hợp với Tổng cục Du lịch triển khai chương trình giai đoạn 2004 - 2010 đã chính thức được ký kết với Trường Trường Trung cấp Du lịch Cần Thơ thông qua việc cung cấp các khóa đào tạo nghề, nhất là tiếng Anh, đào tạo và cấp học bổng cho những giáo viên chủ chốt của Trường trở
thành đào tạo viên và thẩm định viên, tiến tới liên kết đào tạo thực hành nghề với các trường du lịch và khách sạn các nước ASEAN, lắp đặt trang thiết bị cho những nghề thuộc hệ thống tiêu chuẩn VTOS (Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề
Du lịch Việt Nam). Điều này giúp cho trình độ nguồn nhân lực trong ngành du lịch nói chung, ngành khách sạn – nhà hàng nói riêng tại Cần Thơ trong tương lai sẽđược nâng lên đáng kể.
- Đến cuối năm 2008, dự kiến các công trình trọng điểm của Thành phố Cần Thơ như cầu Cần Thơ, nhà ga hành khách - cảng hàng không quốc tế được đưa vào hoạt động cùng với sự kiện Năm Du lịch quốc gia “Miệt vườn sông nước Cửu Long”, Thành phố Cần Thơ sẽ có sức hấp dẫn nhiều hơn đối với du khách. Sự thuận tiện về giao thông sẽ thu hút du khách đến Đồng bằng sông Cửu Long và Cần Thơ nhiều hơn.
- Trong năm 2007, toàn ngành Du lịch thành phố phục vụ hơn 1,7 triệu lượt khách đến tham quan, hội họp và mua sắm, trong đó có 693.000 lượt khách lưu trú, tăng gần 42% so với năm 2006, đạt 107% kế hoạch năm. Trong số
khách lưu trú có 155.735 lượt khách quốc tế, tăng 33% so với năm 2006, đạt 104% kế hoạch năm và 538.222 lượt khách nội địa, tăng 45% so với năm 2006,
đạt 106% kế hoạch năm. Sự tăng trưởng cao của ngành chính là một thuận lợi cho hoạt động kinh doanh khách sạn.
- Bình đẳng trong kinh doanh là tiền đề quan trọng để khơi dậy các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài cho phát triển đất nước, trong đó có du
lịch. Do vậy, khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và FDI sẽ được cải thiện. Với môi trường kinh doanh thông thoáng và bình đẳng, hiện tại, có nhiều tập
đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đang hướng đến Cần Thơ để đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Cần Thơ xem đây là nguồn lực quan trọng để Du lịch từng bước vươn tới trình độ của khu vực và thế giớị
3.5.2 Khó khăn:
- Một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Du lịch vừa được Tổng cục Du lịch công bố: “Năm 2007 là năm bùng nổ các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch nhất là xây dựng các khách sạn cao sao”. Năm 2007 số dự án
đầu tưđã lên hơn 40 dự án, tăng gần 2,5 lần và số vốn đăng ký đầu tư cũng đạt trên 1,77 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2006, bằng 1/3 tổng số vốn FDI cả
nước. Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển (như đã nói ở trên) mặt khác cũng tạo nên một thách thức là làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng thêm gay gắt. Trong khi đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong Thành phố và giữa các doanh nghiệp trong khu vực lại quá yếụ
- Việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, điểm du lịch ở Cần Thơ cùng với việc thiếu những tụ điểm sinh hoạt văn hóa đặc trưng của địa phương làm cho Thành phố Cần Thơ không thể níu chân du khách lưu trú lâu hơn mà đa phần đi về trong ngàỵ Chính việc này là thách thức cho ngành kinh doanh khách sạn tại Cần Thơ.
- Tình trạng lộn xộn trong kinh doanh tại các điểm du lịch vẫn tồn tạị Quy hoạch du lịch khu vực ĐBSCL hiện chưa có (nếu có cũng chỉ từng khu riêng biệt) dẫn đến tình trạng phát triển du lịch manh mún, phá vỡ cảnh quan môi trường tự nhiên, môi trường xã hộị Chất lượng sản phẩm không đồng đều và ít
được cải tiến, chưa có được những sản phẩm du lịch đặc thù để tạo dựng hình
ảnh Cần Thơ, cách chào bán sản phẩm thiếu tính chuyên nghiệp, các dịch vụ đi kèm đơn sơ, kém hấp dẫn... làm cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, du lịch Thành phố Cần Thơ nói riêng bị mất điểm trong mắt du khách, khó lòng làm cho du khách quay trở lạị
- Sự cạnh tranh gay gắt của hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp là khách sạn Golf và khách sạn Victoriạ