Các vũ điệu, vũ nữ và nhạc côn g: đề tài được yêu thích trong điêu khắc Champa :

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ trong nền nghệ thuật cổ Champa (Trang 66 - 78)

3. 2 Phong cách Hinđu và dấu ấn của nó trong nghệ thuật điêu khắc Champa

3.3.Các vũ điệu, vũ nữ và nhạc côn g: đề tài được yêu thích trong điêu khắc Champa :

diễn tả các huyền tích và thần thoại như Ấn Độ và các nước chịu ảnh hưởng của Ấn Độ. Nghệ thuật điêu khắc Champa ít kịch tính, ít mạnh mẽ, sôi động và không có được những tác phẩm diễn kể liên hoàn như những pho kinh Phật bằng đá ở Bôrubuđua và những trang sử thi bằng điêu khắc như ở Angkor. Kho tàng điêu khắc Champa chủ yếu chỉ có chủ yếu là những tác phẩm đơn lẻ mà thôi. Song, đó là những tác phẩm mang tính biểu đạt cao và rất cô đọng. Mỗi tác phẩm tượng tròn hay phù điêu nổi cao của Champa đều như thu vào mình tất cả những gì cần thiết để rồi tỏa ra một sức sống mãnh liệt – một sức sống rất riêng của Champa. Và, chúng ta thật khó lòng lạnh nhạt trước những bức chạm khắc Champa sống động như chứa đầy tâm trạng.

Không chỉ thu hút người yêu nghệ thuật bằng những hình tượng có hồn, sống động, Champa còn khiến người ta say mê bởi tài sáng tạo của mình. Cũng cùng một sự vật, một nhân vật, một hành vi nhưng các nghệ nhân Champa đã thể hiện chúng bằng một cách thức rất riêng khiến cho người xem không khỏi cảm thấy ngạc nhiên, thú vị. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi xem các tác phẩm thể hiện Siva múa điệu vũ trụ, bệ thờ hình vú phụ nữ căng mịn và những chiếc linga... Đặc biệt, trong quá trình khẳng định tính bản địa trong nghệ thuật, trên cái nền đề tài, phong cách mỹ thuật tiếp thu từ Ấn Độ, Champa đã dung nạp thêm những yếu tố văn hóa từ Khmer, Java cộng thêm ít nhiều sáng tạo trong cách thể hiện kiểu trang phục, trang sức nhân vật...để tạo nên những phong cách nghệ thuật rất đặc sắc : phong cách Mỹ Sơn E1 hiện thực, sống động, phong cách Đồng Dương nặng nề, mạnh mẽ, phong cách tháp Mắm thô phác, cầu kỳ... Như những nốt nhạc mang âm sắc bổng, trầm, các phong cách điêu khắc đặc sắc nêu trên khiến cho “bản đàn” điêu khắc Champa thêm phần ngân nga, vang vọng. Dù chỉ có bấy nhiêu đề tài, bấy nhiêu nhân vật tiếp thu từ nguyên mẫu Ấn Độ, song, điêu khắc Chăm lại không tẻ nhạt và có một sức sống mới, lâu bền...

3.3. Các vũ điệu, vũ nữ và nhạc công : đề tài được yêu thích trong điêu khắc Champa : Champa :

Mọi dân tộc đều yêu thích âm nhạc. Tuy vậy, hiếm có dân tộc nào trên thế giới mà tình yêu dành cho âm nhạc lại sâu sắc như Ấn Độ. Có cảm giác rằng âm nhạc đã len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống của người Ấn Độ và đã trở thành phương tiện không thể thiếu để họ bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình. Người Ấn Độ yêu âm nhạc đến mức tôn thờ. Kinh Vê- đa đã viết : “Huyền âm đầu tiên là huyền âm của Thượng đế” [38, tr.75}. Người Ấn Độ quan niệm :

“con người có nhiều thể bao quanh xác thân như thể phách, thể vía, thể trí… Các thể này được cấu tạo từ những nguyên tử rất nhẹ, rất nhanh gần như vô hình. Âm nhạc tự nó đã có những rung động cùng nhịp với sự rung động của những thể này. Thế nên, nó có ảnh hưởng rất lớn đến con người…Âm nhạc có sức mạnh vượt hơn hẳn mọi giáo lý…” [38, tr.74]

Chính vì quan niệm ấy, người Ấn Độ đã đưa âm nhạc vào các buổi tế lễ. Trên các đền tháp Ấn Độ, người ta cũng chạm khắc rất nhiều những hình tượng vũ nữ và nhạc công.

Ở Champa, chúng ta cũng bắt gặp nhiều phù điêu thể hiện người múa, vũ nữ và nhạc công.

Tác phẩm đầu tiên có thể kể đến là đài thờ Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VII). Thành đứng của bậc tam cấp dẫn lên mặt đế bệ thờ chạm hai bức phù điêu thể hiện hình ảnh các vũ nữ đang múa. Bức phù điêu phía trên mô tả ba phụ nữ, người chính giữa quỳ hướng mặt vào trong, hai tay dang rộng nâng cao dãy lụa, hai người hai bên quỳ, mông ngồi lên gót, hai tay nâng một vật hình tròn phía dưới có dãy khăn buông lơi. Bức phù điêu dưới cũng mô tả ba phụ nữ múa khăn. Người ở giữa mặt nhìn nghiêng, ngước lên, chân xoạc rộng, hai tay giang ra, giơ lên cao, nâng dãy lụa ngang đầu. Hai người hai bên trong tư thế một chân choải, một chân gập, nâng dãy lụa một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng. Cả ba người đều đội mũ chóp nhọn, cổ đeo hai chuỗi hạt, tai đeo đồ trang sức chảy dài xuống ngực, thân trên để trần, quanh bụng quấn một tà vải mỏng phủ mềm mại phía trước. Ngoài phù điêu vũ nữ múa khăn, trên thành đứng đế bệ còn chạm hình hai vị tu sĩ, một người đang thổi sáo, một người đang chơi đàn trong một chiếc hang.

Trên chiếc lá nhĩ ở Mỹ Sơn C1 và A1, các nghệ nhân Champa chạm hình thần Siva đang múa vũ điệu ban chiều trên đỉnh Kailasa. Thần có mười tay, đứng múa trên một chiếc ngai vuông. Hai chân thần choãi rộng, một chân giẫm xuống đất, một chân hơi nhấc lên, đầu ngón chân chạm đất. Bên phải, phía trên Siva là thần Surya đang cầm hai đóa sen, bên dưới là chú bò Nandin đang nằm, hai thiên nhân đang thổi sáo và đánh trống. Bên trái Siva cũng có ba nhân vật, đó là nữ thần Saravati, thần chiến tranh Skanda và một nhân vật đứng chắp tay. Đáng tiếc, toàn bộ phần thân trên của Siva đã bị vỡ nên chúng ta không thể xác định được các vật biểu trưng mà thần cầm trên tay trong lúc múa.

Cũng với đề tài Siva múa, bức lá nhĩ tìm thấy ở Phong Lệ thể hiện hình ảnh Siva mười sáu tay đang trong tư thế đứng chùng chân xuống: chân trái giẫm xuống đất, chân phải hơi nhấc lên, các đầu mút ngón chân khẽ chạm đất, hai đầu gối choãi ra rất mạnh. Hai tay chính của thần đang trong tư thế múa : bàn tay phải tựa vào hông, bàn tay trái đưa lên ngang vai và xoè ra. Mười bốn tay phụ xếp thành một vòng quanh thần. Thân mình thần vặn theo động tác tam khúc : đầu nghiêng về bên phải, vai đưa sang phải, mông đẩy mạnh về bên trái. Xung quanh thần có rất nhiều người : phía trên có sáu ngườiđang chắp tay cầu nguyện, phía dưới là những nhạc công, một người ôm thụ cầm, một người khác đang đánh ba chiếc trống nhỏ.

Cũng trong phong cách Trà Kiệu, người ta đã tìm thấy những bức phù điêu đẹp nhất thể hiện hình ảnh các vũ nữ và nhạc công. Trên một mặt của bệ thờ Trà Kiệu, các thiên nữ Ápsara được mô tả trong tư thế đang múa một vũ điệu đặc sắc : thân người uốn theo thế tribhanga, tay phải đưa lên cao, bàn tay chạm trên vành tai, đầu nghiêng qua trái, tay trái chạm nhẹ vào vế phải, hai chân chùng xuống, cổ chân bắt chéo vào nhau. Ápsara đội một chiếc mũ kirita có chóp nhọn, bên dưới chiếc mũ là miện trang sức bằng những hình lá nhọn như mũi lao, kết bằng những hạt ngọc. Tai các vũ nữ đeo một loại trang sức tròn, gồm nhiều khuyên nhỏ xâu lại, cổ đeo ba chuỗi hạt, cổ tay đeo ba chiếc vòng ngọc, bắp tay đeo một chiếc vòng. Ápsara mặc một trang phục rất mỏng, bó sát người khiến người xem có cảm giác các thiếu nữ này đang khỏa thân. Bên ngoài chiếc váy lụa mỏng là là chiếc sampot

được kết bằng ngọc quấn quanh thân dưới và một lớp khác quấn lơi giữa hai vế. Trong khi đó, nhạc công ở bệ thờ Trà Kiệu đang chơi một loại đàn bảy dây với tang là nửa quả bầu.

Ngoài hai tác phẩm trên, thuộc phong cách Trà Kiệu còn có một số bức chạm thể hiện những người đàn ông đang nhảy múa. Trong các bức chạm này, các vũ công hoặc là đứng trên một bàn chân, chân kia giơ lên và gập lại hoặc là chùng hai chân xuống, bàn chân vắt qua nhau ở mắt cá, hai tay nâng chéo dải lụa mỏng.

Hình tượng Siva múa cũng được chạm trên một số lá nhĩ. Một bức phù điêu thể hiện Siva bốn tay đang múa trên toà sen lớn. Đầu thần đội mũ kitrita ba tầng, trang trí bằng hình những lá nhọn như mũi lao. Bắp tay, cổ tay thần được điểm xuyết bằng những bộ vòng đôi, tay phải chính gập vào hông, cườm tay tựa vào vế, những ngón tay duỗi ra, tay phải phụ giơ cao ngang tai, tay trái chính đưa sang ngang, hơi co, tay trái phụ, bắt đầu từ khuỷu tay trái chính, đưa ngang song song mặt đất. Thần mặt một chiếc sampốt ngắn gồm hai lớp, phía trước và sau có hai dãy lụa mềm buông giữa hai chân. Chân thần choãi ra, tư thế giống như Siva ở Phong Lệ. Hai bên chân thần có hai nhân vật nữa song đã bị hư hỏng, không thể nhận ra là ai. Một lá nhĩ khác, tìm thấy ở Khương Mỹ thể hiện Siva đang múa trên bò thần Nandin. Thần có hai mươi tám cánh tay, hai tay chính cầm đàn vina, các tay phụ cầm một số vật biểu trưng khác (con rắn, dây thừng, cái trống nhỏ, vòng dây...) và xoè tròn ra chung quanh như một chiếc quạt. Ngoài ra, ở Quảng Trị, người ta còn tìm được một bức phù điêu hình quả chuông bổ đôi thể hiện Siva mười tay đang múa. Tư thế của thần cũng giống như Siva Thu Bồn hay Phong Lệ. Tay phải của thần gập lại trước ngực, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau, các ngón còn lại duỗi ra, tay trái vắt qua người, uốn nhịp nhàng theo điệu múa. Tám tay còn lại chuyển động thành vòng tròn biểu hiện sự vận động của vũ trụ. Thần mặc sampốt dài quá gối, phía trước và bên hông buông ra những dải lụa dài. Hai bên chân thần, hai vị thiên nhân đang chiêm ngưỡng điệu múa.

Ở phong cách Chánh Lộ, người ta cũng tìm thấy một số hình điêu khắc thể hiện nhạc công và người múa. Lá nhĩ Chánh Lộ thể hiện Siva bốn tay đang múa, lá nhĩ Thu Bồn chạm hình Siva đang múa trên bò Nandin. Chiếc lá nhĩ phía tây tháp Chánh Lộ thể hiện Parvati bốn tay múa trong tư thế hai chân chùng xuống. Một chiếc lá nhĩ khác lại thể hiện nữ thần

Saravati múa trong một tư thế đẹp : chân trái chùng, đạp trên mặt đất, chân phải hơi co, đầu mút ngón chân chạm đất, tay trái khuỳnh tựa vào hông, tay phải tựa vào vế, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón duỗi thẳng. Ngoài ra, trên một chiếc mi cửa còn thể hiện một đoàn nhạc công đang đánh trống cơm, thổi tù và, đánh chũm choẹ, quây quanh là các vũ nữ. Các vũ nữ đang múa với động tác thống nhất : hai tay giơ cao chắp lại phía trên đỉnh đầu, hai chân chùng, đầu gối dang ra rất mạnh.

Trong phong cách tháp Mắm, những phù điêu thể hiện người múa và nhạc công cũng được tìm thấy. Tác phẩm đẹp nhất thuộc phong cách này là lá nhĩ thể hiện thần Siva sáu tay đang múa trên một chiếc bệ. Trong tác phẩm này, thần Siva đứng trên các đầu mút chân phải, chân trái giơ lên, hai tay chính chắp lại trên đầu, bốn tay còn lại giơ ra, cầm các vật biểu trưng như đinh ba, phù là, bông sen, chén… Ngoài ra, ở tháp Mắm còn có một lá nhĩ khác, thể hiện Siva bốn tay đang múa với hai chân chùng xuống, hơi nhón lên, gót tựa vào nhau, hai tay chính chắp lại trên đầu, hai tay phụ cầm đinh ba và kiếm.

Bên cạnh hình chạm Siva múa, chúng ta còn phải kể đến các bức phù điêu lá nhĩ thể hiện hình tượng Uma. Bức phù điêu Uma khá đẹp được tìm thấy ở núi Cấm, thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Trong bức phù điêu này, Uma đang múa trên mình con thuỷ quái, chân phải chùng xuống, hơi nhón gót lên, chân trái co, các đầu mút ngón chân khẽ chạm đất, tay trái chống lên hông, tay phải giơ thẳng về phía trước cầm đinh ba, tám tay phụ vươn ra tạo thành một vòng chuyển động về phía đỉnh đầu, hai tay phụ trên cùng chắp lại. Ngoài ra, ở Pô Naga còn có một lá nhĩ thể hiện nữ thần Uma múa trên lưng trâu, xung quanh có hai nhạc công đang đánh trống.

Thuộc phong cách tháp Mắm còn có một số hình chạm khắc mô tả các vũ nữ. Bức phù điêu ở Tháp Bạc thể hiện bốn vũ nữ múa trong tư thế chân trái thẳng, chân phải hơi gập, tay trái chống lên hông, tay phải đưa lên và gập lại ở khuỷu. Các vũ nữ này để mình trần, chỉ mặc một chiếc quần cộc với hai vạt sau và một vạt trước bay phất phới. Một bức phù điêu tìm thấy ở Bình Định chạm hình ba vũ nữ đang múa. Các vũ nữ đều quỳ trên mặt đất, ngồi tựa vào gót chân, đầu quay về bên phải. Một bức phù điêu khác chạm hình các vũ nữ đang múa, một chân đạp xuống mặt đất, chân kia hơi nhón lên, một tay cầm bông sen giơ lên và

một tay đưa ngang ngực. Khác với các bức phù điêu ở Bình Định, phù điêu tìm được ở Quảng Ngãi lại thể hiện hai vũ nữ đang múa với đạo cụ là hai con dao ngắn cầm trong tay…

Qua những bức phù điêu, ta thấy, có vẻ như người Champa cũng rất yêu âm nhạc và tin tưởng vào sức mạnh huyền diệu của âm nhạc như người Ấn Độ. Đặc biệt, ngắm nhìn những bức phù điêu thể hiện các vũ điệu, nhạc công, vũ nữ, chúng ta không thể phủ nhận, âm nhạc và nghệ thuật múa Ấn Độ đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến Champa.

Từ khi nào Champa đã tiếp thu âm nhạc và nghệ thuật múa truyền thống của Ấn Độ? Không một tài liệu cổ nào đã được tìm thấy cho chúng ta biết điều đó, chỉ biết là cho đến đầu thế kỷ VIII, lĩnh vực nghệ thuật độc đáo ấy đã rất phổ biến ở Champa. Một vị tăng Champa tên là Phật Triết đã nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật múa Ấn Độ và đã trình bày thành một tác phẩm công phu. Năm 736, tác phẩm này đã được truyền sang Nhật Bản

Cũng không phải ngẫu nhiên, Champa lại tiếp thu âm nhạc và nghệ thuật múa truyền thống của Ấn Độ. Như chúng ta đã biết, âm nhạc và nghệ thuật múa cổ điển của Ấn Độ vốn là một lĩnh vực nghệ thuật phục vụ cho tôn giáo. Đầu tiên, khi người Aryan vào Ấn Độ mang theo đạo Vê-ra, âm nhạc và những điệu múa dân gian Ấn Độ được thể thức hoá để phục vụ cho các lễ hiến tế. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của tín ngưỡng tôn giáo, dưới sự bảo trợ của các vị vua nổi tiếng như Sandra Gupta, Hacsa, Sudraka…, âm nhạc và múa đã đạt đến trình độ hoàn mỹ, trở thành một yếu tố không thể thiếu trong các lễ nghi tôn giáo, trong việc cúng bái thần linh ở các đền đài. Khi tôn giáo Ấn Độ tràn ra bên ngoài, âm nhạc và nghệ thuật múa cũng theo dòng chảy đó và tìm đến những vùng đất mới. Chắc hẳn, khi tiếp thu tôn giáo Ấn Độ, Champa đã tiếp thu cả âm nhạc và nghệ thuật múa với tư cách là một nguyên tắc nghi lễ dành cho các vị thần.

Trong âm nhạc Ấn Độ, trống là một nhạc cụ quan trọng. Trống hầu như có mặt trong tất cả các dàn nhạc, có khi, chỉ những chiếc trống khác nhau hợp lại thành một dàn nhạc riêng. Ấn Độ có nhiều loại trống, trong đó, phổ biến nhất là trống mridang ở Nam Ấn, trống Phavat, Tabla ở Bắc Ấn…. Trống Mridang được làm bằng đất sét, có hai mặt, một mặt cho âm nặng và đục, mặt kia cho âm cao và vang. Trống Phavat về cơ bản giống trống Mridang. Tabla là một loại trống đôi gồm hai chiếc (đực và cái), một chiếc cho âm cao, vang, một

chiếc cho âm đục, trầm. Khi đánh, nhạc công dùng hai tay vỗ lên mặt của cả hai chiếc trống.

Trong điêu khắc Champa, trống được thể hiện trong nhiều bức chạm khắc với những nhạc cụ khác, cũng có khi, trống xuất hiện như một dàn nhạc riêng. Ở lá nhĩ Mỹ Sơn C1, A1 và mi nhà Chánh Lộ, ta thấy xuất hiện một loại trống dường như là trống Mriđang, trong

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ trong nền nghệ thuật cổ Champa (Trang 66 - 78)