Kiểm định sự phù hợp mô hình theo Khoa và Năm học

Một phần của tài liệu 236 Sử dụng thang đo Servperf để đánh giá chất lượng đào tạo Đại học tại trường Đại học An Giang  (Trang 33 - 34)

Để có thêm thông tin, dùng phương pháp hồi quy đa biến kiểm định mô hình nghiên cứu theo Khoa và Năm học với mức ý nghĩa 0,05. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về các biến độc lập và mức độ tác động đến Sự hài lòng giữa các Khoa và Năm học. Bảng 4.14 và 4.15 trình bày các hệ số hồi quy (chuẩn hoá) và độ phù hợp của các phương trình thu được.

Bảng 4.14 Hồi quy đa biến SAT=f(SERVPERF) theo Khoa

Hệ số hồi quy của biến độc lập

Giảng

viên Nhân viên Cơ sở vật chất Tin cậy Cảm thông

Sư phạm 0,47 - 0,36 - - 0,52

Nông nghiệp –

TNTN 0,48 - 0,37 - - 0,53

Kỹ thuật – CNMT 0,38 - 0,25 0,32 - 0,51

Kinh tế - QTKD 0,41 - 0,29 0,16 - 0,56 Bảng 4.15 Hồi quy đa biến SAT=f(SERVPERF) theo Năm học

Hệ số hồi quy của biến độc lập

Giảng viên Nhân viên Cơ sở vật chất Tin cậy Cảm thông Năm thứ II 0,40 - 0,34 0,14 - 0,49

Năm thứ III 0,47 - 0,24 0,19 - 0,54

Năm thứ IV 0,44 - 0,40 - - 0,48

Theo bảng 4.14, ngoài Nhân viên và Cảm thông, sự Tin cậy đối với Nhà trường cũng không tác động có ý nghĩa đến Sự hài lòng của sinh viên Khoa Sư phạm và Nông nghiệp-TNTN.

Theo bảng 4.15, với sinh viên năm thứ II và III, Giảng viên, Cơ sở vật chất , Tin cậy là 3 thành phần tác động đến Sự hài lòng, trong đó Giảng viên là nhân tố trội. Nhưng với sinh viên năm tứ IV (chỉ ở Khoa Kinh tế-QTKD) chỉ còn Giảng viên và Cơ sở vật chất với mức độ tác động gần như nhau.

4.6 Tóm tắt

Toàn bộ kết quả nghiên cứu chính thức đã được trình bày trong Chương 4 này với 3 phần chính: (1) Kiểm định thang đo, (2) Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết, (3) Kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết.

Độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố được dùng để kiểm định thang đo. Thang đo Sự hài lòng (SAT) với 4 biến được chấp nhận. Thang đo SERVPERF từ 35 biến ban đầu chỉ còn 25 biến được chấp nhận sau phân tích. Kết quả nổi bật ở đây là SERVPERF nguyên thuỷ và 5 thành phần thể hiện các đặc trưng chung của trọn gói dịch vụ (Phương tiện hữu hình, Tin cậy, Đáp ứng, Năng lực phục vụ và Cảm thông) đã biến thái thành 5 thành phần nhưng hướng về đặc trưng phục vụ của từng đối tượng là: (1) Giảng viên, (2) Nhân viên, (3) Cơ sở vật chất, (4) mức Tin cậy và (5) sự Cảm thông của Nhà trường. Lưu ý rằng các yếu tố của 5 thành phần ban đầu vẫn được thể hiện trong các thành phần mới, rõ nhất ở Giảng viên, Nhân viên và Cơ sở vật chất.

Từ biến đổi này, mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh lại cùng các giả thuyết liên quan. Kiểm định bằng hồi qui đa biến cho thấy mô hình Sự hài lòng chịu tác động dương của Giảng viên, Cơ sở vật chất, Tin cậy và Cảm thông là phù hợp với dữ liệu.

Các khác biệt Sự hài lòng, Giảng viên, Nhân viên, Cơ sở vật chất, Tin cậy, Cảm thông theo Khoa, Năm học, Học lực, Giới tính được kiểm định bằng phân tích ANOVA và T-Test. Kết quả cho thấy, các khác biệt của các thành phần Giảng viên, Nhân viên, Tin cậy, Cảm thông theo Khoa, Năm học được khẳng định.

Một phần của tài liệu 236 Sử dụng thang đo Servperf để đánh giá chất lượng đào tạo Đại học tại trường Đại học An Giang  (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)