Mục tiêu, quan điểm và ph−ơng h−ớng đổi mới chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao.

Một phần của tài liệu 144 Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 79)

năm 2020.

1. Mục tiêu, quan điểm và ph−ơng h−ớng đổi mới chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao. nghệ mới, công nghệ cao.

1.1. Mục tiêu.

- Xây dựng chính sách phải đáp ứng đ−ợc các yêu cầu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc, chính sách phải khơi thông các luồng chuyển giao công nghệ, khuyến khích cả bên chuyển giao lẫn bên tiếp nhận công nghệ, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

- Khuyến khích, thu hút bên có công nghệ chuyển giao những công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ cao vào Việt Nam.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu và đổi mới công nghệ tăng c−ờng sức cạnh tranh của hàng hoá phù hợp với các cam kết mà Việt Nam đã và sẽ ký trong các hiệp định song ph−ơng và đa ph−ơng với các n−ớc và các tổ chức th−ơng mại thế giới.

- Xây dựng chính sách phải đồng bộ, xử lý tốt các mối quan hệ liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu và làm chủ công nghệ trong thời gian tới.

1.2. Quan điểm.

Trong thời gian tới đây, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính sách nhập khẩu cần quán triệt các quan điểm sau đây:

- Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao phải phù hợp với các định chế quốc tế, mà trong đó chủ yếu nhất là các quy định của Tổ chức th−ơng mại thế giới WTO.

- Yêu cầu về nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao chủ yếu là về các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi tr−ờng, còn các yêu cầu về hiệu quả kinh tế do các chủ đầu t− tự chịu trách nhiệm và quyết định.

- Cơ chế quản lý nhập khẩu theo h−ớng mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị cơ sở, các cơ quan quản lý nh−: Bộ KH&ĐT, Bộ KH&CN, Bộ Th−ơng mại, Bộ Tài nguyên & Môi tr−ờng ... chỉ quản lý theo kế hoạch và các tiêu chuẩn đã ban hành,

giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết và đảm bảo thời gian thẩm định, xét duyệt nhanh chóng, thuận tiện.

1.3. Ph−ơng h−ớng.

- Các bộ có liên quan ban hành các quy định và xây dựng kế hoạch về phát triển công nghệ trong từng giai đoạn cụ thể phù hợp với chiến l−ợc phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam.

- Có sự phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà n−ớc ở trung −ơng và địa ph−ơng trong việc thẩm xét các dự án đầu t− tuỳ vào nguồn vốn và tổng giá trị vốn đầu t− theo h−ớng nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chủ quản và phát huy quyền tự chủ của các chủ đầu t−.

- Định h−ớng −u tiên cho việc nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao cho những ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có thể thành công trong việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị tr−ờng.

2. Triển vọng nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất n−ớc.

2.1. Dự báo sự phát triển công nghệ mới, công nghệ cao và thị tr−ờng xuất nhập khẩu CNM, CNC trong thời gian tới. khẩu CNM, CNC trong thời gian tới.

Với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ nh− vũ bão đang hàng ngày diễn ra trên thế giới, việc dự báo chính xác cái gì xảy ra và vào thời điểm nào trong t−ơng lai là một công việc không hề đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên các nhà khoa học, các tổ chức phân tích chiến l−ợc quốc gia và quốc tế, các nhà dự báo phát triển công nghệ cũng thống nhất là trong bối cảnh hiện nay việc theo dõi, nhận biết tr−ớc những xu thế phát triển nói chung và phát triển khoa học, công nghệ nói riêng, để từ đó có thể chủ động chuẩn bị các điều kiện, tiền đề đón bắt các cơ hội mới mở ra và hạn chế những rủi ro có thể mắc phải là nhiệm vụ có vị trí hết sức quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia.

Theo “Dự báo thế kỷ XXI”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1998, các học giả Trung Quốc đã đ−a ra năm đặc điểm trong sự phát triển KH&CN của Thế kỷ 21 nh− sau:

Một là, khoa học và công nghệ ch−a bao giờ có sự gắn kết nh− hiện nay. Nhiều học giả đều cho rằng, nền công nghệ hiện đại hoàn toàn đ−ợc xây dựng trên cơ sơ lý luận khoa học và ng−ợc lại nền khoa học hiện đại cũng đ−ợc trang bị những máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, có thể nói đặc điểm này là sự công nghệ hoá khoa học và khoa học hoá công nghệ là đặc điểm rõ nét nhất của KH&CN hiện nay. Một xu thế đang hình thành ngày càng rõ nét là công nghệ phần cứng đang

chuyển sang công nghệ phần mềm, sản xuất các sản phẩm hữu hình chuyển sang khai phá sản phẩm vô hình, sản xuất linh kiện rời sang viêc chú trọng sản phẩm nguyên khối, hoàn chỉnh, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội còn giao thoa, tổng hoà với khoa học xã hội và nhân văn.

Hai là, vị trí của KH&CN hiện đại ngày càng lớn mạnh, việc đầu t− của các quốc gia cho phát triển KH&CN ngày càng tăng nhanh, hàng năm tại các n−ớc phát triển đã dành khoảng từ 2-3% GDP cho sự nghiệp này, cứ sau 5 năm kinh phí nghiên cứu khoa học lại tăng gấp đôi, xu h−ớng h−ớng này cũng đang hình thành tại các nền kinh tế mới công nghiệp hoá và các n−ớc đang phát triển năng động. Các trung tâm nghiên cứu khoa học lớn nh− ”Thung lũng Silicon”; ”Thành phố khoa học”; ”Công viên công nghệ cao”; ”Khu khai phát công nghệ”;... đã lần l−ợt đ−ợc xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới. Vị trí của KH&CN đang không còn tồn tại nh− một sản phẩm phụ thuộc vào sản xuất vật chất, mà nó đã phân hoá để trở thành một bộ phận sản xuất kiến thức có tính độc lập t−ơng đối trong phân công lao động xã hội và đ−ợc xếp ngang hàng với sản xuất vật chất."

Ba là, sự cạnh tranh nhiều mặt của KH&CN hiện đại ngày càng trở nên gay gắt, các quốc gia đang bố trí lại lực l−ợng KH&CN của mình, các ch−ơng trình, kế hoạch nghiên cứu quy mô lớn cấp quốc gia, hoặc v−ợt ra khỏi biên giới quốc gia đã đ−ợc tiến hành và thực thi nhằm giành lấy −u thế trong cuộc cạnh tranh quốc tế trên cơ sở vận dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến, trong điều kiện này, sự gắn kết, hợp tác giữa cộng đồng KH&CN, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan của chính phủ là yếu tố thúc đẩy phát triển năng lực KH&CN quốc gia.

Bốn là, các b−ớc sản nghiệp hoá (chuyển các kết quả nghiên cứu thành các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại) diễn ra ngày càng nhanh. Nhiều nhà kinh tế cho rằng: mối quan hệ chặt chẽ giữa ba chủ thể: ”Sản xuất - Công nghệ - Khoa học” ngày càng trở nên quan trọng và là tiêu chí phát triển mang tính thế kỷ của nền KH&CN hiện đại. Điều này cũng lý giải tại sao nhiều n−ớc đã thừa nhận KH&CN hiện đại là lực l−ợng sản xuất hàng đầu và cán bộ KH&CN là lực l−ợng trọng yếu thúc đẩy sự phát triển sức sản xuất mới này.

Năm là, sự hợp tác quốc tế về KH&CN ngày càng phát triển và quan trọng. Tuy hoạt động KH&CN đang có sự cạnh tranh khốc liệt, nh−ng do tính phức tạp và khối l−ợng đầu t− khổng lồ cho phát triển KH&CN nên các quốc gia cần thiết phải hợp tác quốc tế. Ngày nay hợp tác về KH&CN đang là một bộ phận hữu cơ của quan hệ quốc tế, tìm kiếm đối tác đang trở thành nội dung quan trọng của việc phân tích và lựa chọn chiến l−ợc phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại của mọi quốc gia. Hợp tác quốc tế và cạnh tranh quốc tế về KH&CN là hai mặt của một quá trình, nó vừa đảm bảo cho việc thực thi chiến l−ợc toàn cầu về KH&CN hiện đại và chiến l−ợc thúc đẩy phát triển KH&CN của từng quốc gia.

Về dự báo phát triển công nghệ mới, công nghệ cao và thị tr−ờng xuất nhập khẩu trong thời gian tới, các nhà khoa học và các chuyên gia công nghệ đều đ−a ra những dự báo khá lạc quan về triển vọng phát triển KH&CN trong thế kỷ mới.

Trong thế kỷ này sự phát triển KH&CN sẽ là một quá trình tiến lên liên tục với tốc

độ ngày càng nhanh. Trong ba m−ơi năm trở lại đây, l−ợng kiến thức nhân loại thu đ−ợc bằng cả khối l−ợng tri thức thu đ−ợc trong 2000 năm tr−ớc đó, dự báo đến năm 2020 l−ợng kiến thức sẽ tăng gấp ba, bốn lần so với hiện nay, và tới năm 2050 những kiến thức đang sử dụng hiện nay có thể chỉ bằng 1% l−ợng kiến thức vào thời điểm đó.

Một số dự báo về các h−ớng KH&CN có ảnh h−ởng lớn trong thế kỷ 21.

1- Khoa học về sự sống con ng−ời. 2- Công nghệ sinh học

3- Công nghệ thông tin (bao gồm phần cứng, phần mềm, truyền thông, các dịch vụ thông tin).

4- Công nghệ vật liệu mới. 5- Công nghệ năng l−ợng mới. 6- Công nghệ tự động hoá. 7- Công nghệ khai thác biển,....

Nếu trong thế kỷ XX, bộ môn khoa học dẫn đầu là khoa học vật lý, thì trong thế kỷ XXI này sẽ là khoa học về sự sống của con ng−ời. Với việc công bố công trình nghiên cứu về ”Bản đồ gen” ng−ời mới đây, ng−ời ta dự báo rằng trong 15 năm tới sẽ có những ph−ơng pháp chữa bệnh mới và chế nghiệm thành công nhiêù loại thuốc có thể chữa trị các bệnh vốn đ−ợc coi là ”nan y”. Trên cơ sở vận dụng công nghệ biến đổi gen thì vào khoảng 2005-2007 ngành y học sẽ có thể điều chỉnh tế bào ung th− thành tế bào th−ờng, đến năm 2006 có hy vọng chữa khỏi bệnh AIDS, năm 2011 có khả năng tìm ra ph−ơng pháp phòng ngừa bệnh trì độn ở ng−ời già.

Cuộc cách mạng công nghệ sinh học trong vòng 15 năm tới sẽ phát triển rất nhanh, những kết quả thu đ−ợc sẽ góp phần đấu tranh phòng chống bệnh tật, tăng sản xuất l−ơng thực, thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi tr−ờng và nâng cao chất l−ợng cuộc sống. Đặc biệt sự phát triển trong một số lĩnh vực nh− y tế là lĩnh vực đòi hỏi sự đầu t− tốn kém và chủ yếu vẫn chỉ diễn ra ở các n−ớc ph−ơng Tây và ở các tầng lớp giàu có ở các n−ớc phát triển.

Trong thế kỷ này, công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phát triển nhanh và đ−ợc ứng dụng rộng rãi và vẫn chiếm vị trí trọng yếu có tính chiến l−ợc. Sự phát triển nhanh chóng của máy tính điện tử, của thông tin hiện đại, của trí tuệ nhân tạo sẽ hình thành nên ” Mạng t−ơng giao và hỗ trợ ” nối liền các n−ớc trên thế giới. Trong vòng 15 năm tới sự phát triển công nghệ thông tin với quy mô lớn sẽ dẫn tới hàng loạt các thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin mới xuất hiện bởi lẽ giá cả các loại thiết bị sẽ ngày càng rẻ hơn và nhu cầu của thế giới ngày càng tăng mạnh. Việc truy cập Internet không dây từ mạng địa ph−ơng vào mạng toàn cầu sẽ đ−ợc kết nối phổ biến. Tuy nhiên, các quốc gia chậm phát triển không đ−ợc h−ởng lợi nhiều từ

cuộc cách mạng thông tin này. Trong các n−ớc đang phát triển ấn Độ sẽ tiếp tục đi đầu trong các lĩnh vực dựa tên công nghệ thông tin, Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong các n−ớc này trong việc sử dụng công nghệ thông tin, khả năng kiểm soát và định h−ớng nội dung thông tin sẽ giảm mạnh.

Những đột phá trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới có nhiều tính năng −u việt, có độ bền cao, dễ sử dụng và đảm bảo các yêu cầu về môi tr−ờng. Vật liệu composit, hợp kim nhẹ, vật liệu gốm và vật liệu siêu dẫn sẽ là những vật liệu chủ yếu của thế kỷ. Những vật liệu mới này không những đóng góp vào sự phát triển của cách mạng thông tin và công nghệ sinh học mà nó còn ảnh h−ởng tới sự phát triển của các ngành vật liệu truyền thống.

Trong lĩnh vực năng l−ợng thì năng l−ợng nguyên tử, năng l−ợng mặt trời, năng l−ợng gió và địa nhiệt có triển vọng nhất. Công nghệ phản ứng nơtron và không chế nhiệt hạch sẽ mở ra triển vọng mới để cải thiên cơ cấu các nguồn năng l−ợng. Các chi phí đầu t− cho việc sản xuất năng l−ợng mặt trời, năng l−ợng gió ngày càng giảm, các nguồn năng l−ợng hydro, năng l−ợng sóng biển và thuỷ triều cũng có nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên theo dự báo thì cho tới năm 2020 cũng ch−a có đ−ợc một nguồn năng l−ợng mới nào để có thể thay thế các nguồn năng l−ợng truyền thống đang đ−ợc sử dụng từ tr−ớc đến nay.

Về lĩnh vực tự động hoá, xu h−ớng chung ở các n−ớc phát triển là tiếp tục đầu t−

theo chiều sâu để phát triển và hoàn thiện các công nghệ hiện có nh−: Các máy đ−ợc điều khiển số nhờ máy vi tính, các hệ thống thiết kế và chế tạo có sự hỗ trợ của máy vi tính, các loại ng−ời máy công nghiệp với mục tiêu là tăng thêm chức năng, công dụng và hạ giá thành sản xuất. Những n−ớc nh− Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore sẽ đẩy nhanh phổ cập các công nghệ này để nâng cao sức cạnh tranh của mình.

Trong công nghệ khai thác biển, với những thành tựu đã đạt đ−ợc trong những năm cuối thế kỷ 20 (khoan thám hiểm ở độ sâu 2000 mét, lắp đặt các giàn khai thác và các hệ thống dầu khí d−ới đáy biển ở độ sâu 500 mét, ứng dụng vệ tinh thăm dò biển...). Vào thế kỷ này, công nghệ khai thác biển, đặc biệt là khai thác dầu khí và khoáng sản d−ới đáy biển vẫn là ph−ơng h−ớng chủ đạo, công nghệ sinh vật biển có nhiều khả năng b−ớc sang giai đoạn khai thác kinh tế, công nghệ thăm dò biển sẽ phát triển theo h−ớng thăm dò tập thể.

Về thị tr−ờng nhập khẩu công nghệ trong thời gian tới, chúng ta cần duy trì các mối liên hệ với các thị tr−ờng đã có hiện nay, kết hợp giữa các thị tr−ờng trong khu vực với những thị tr−ờng của các n−ớc có trình độ công nghệ hiện đại (thị tr−ờng công nghệ nguồn). Điều đó cần có sự xử lý linh hoạt giữa các yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế cũng nh− các tiêu chuẩn về bảo vệ môi tr−ờng đối với các công nghệ nhập khẩu sao cho phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp và phát huy đ−ợc hiệu quả của công nghệ nhập.

Trên cơ sở những dự báo về phát triển khoa học công nghệ của thế kỷ 21 và những yêu cầu thực tiễn đang đặt ra cho các ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay, từ những định h−ớng của chiến l−ợc xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001- 2010, có thể đ−a ra định h−ớng và triển vọng nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất n−ớc nh− sau:

- Lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu.

- Lĩnh vực công nghệ sinh học, đặc biệt chú ý đến các công nghệ về gien, tạo ra đ−ợc giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao và đảm bảo các tiêu chuẩn ngày càng cao của nhu cầu thế giới tạo sản l−ợng và kim ngạch xuất khẩu lớn.

- Trong ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản.

- Lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm phần cứng, phần mềm, các dịch vụ thông tin.

- Lĩnh vực điện tử viễn thông. - Lĩnh vực sản xuất vật liệu mới.

- Lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, đ−ờng xá, cầu cống, cảng biển.

Một phần của tài liệu 144 Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)