Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt nam.

Một phần của tài liệu 144 Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 34)

4. Kinh nghiệm về xây dựng chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của n−ớc ngoài.

4.2. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt nam.

Qua kinh nghiệm của một số n−ớc nêu trên, chúng ta thấy chính phủ các n−ớc đều có những chính sách, quy định về nhập khẩu và chuyển giao công nghệ linh hoạt, có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của quốc gia mình trong từng giai đoạn để nhằm mục đích là thu hút đ−ợc ngày càng nhiều những công nghệ mới từ n−ớc ngoài. Từ những kinh nghiệm của các n−ớc về việc hoạch định chính sách phát triển công nghệ, trong đó có chính sách nhập khẩu và cơ chế quản lý nhập khẩu công nghệ chúng ta có thể rút ra những bài học sau đây:

- Từ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam chính phủ cần phải có một chiến l−ợc phát triển khoa học và công nghệ đúng đắn. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các ch−ơng trình trọng điểm về phát triển công nghệ trong các ngành thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu, cơ khí điện tử, tự động hoá và công nghệ chế biến nông lâm thuỷ hải sản, v.v...

- Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao vừa phải đảm bảo yêu cầu thu hút đ−ợc nhiều công nghệ có chất l−ợng cao từ n−ớc ngoài, vừa loại trừ những công nghệ đã lạc hậu thải loại của các n−ớc đang phát triển đang thay đổi thế hệ công nghệ mới. Đồng thời phải phù hợp với điều kiện hấp thụ công nghệ nhập và khả năng tài chính của các doanh nghiệp.

- Trong những kinh nghiệm của các n−ớc nêu trên, cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản và Singapore, trong công tác nhập khẩu công nghệ, chính phủ Nhật Bản quản lý rất chặt chẽ, bất cứ công nghệ nào đ−ợc nhập vào Nhật đều phải đ−ợc cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cho phép. Do điều kiện kinh tế của Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới còn rất hạn chế, ch−a đủ tiềm lực đầu t− nhiều tiền của vào phát triển công nghệ, vì vậy Nhật Bản đã lựa chọn ph−ơng thức thích hợp là ch−a đầu t− vào lĩnh vực nghiên c−ú khoa học cơ bản mà chủ yếu nghiên cứu khoa học ứng dụng, trên cơ sở nhập khẩu công nghệ từ n−ớc ngoài, ng−ời Nhật đã tiến hành các hoạt động tìm kiếm và nhập khẩu những công nghệ của các n−ớc có nền công nghiệp phát triển, từ đó bắt ch−ớc một cách sáng tạo và cải tiến, hoàn thiện rồi đ−a vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, với chiến l−ợc nh− vậy Nhật Bản đã có những b−ớc tiến thần kỳ về phát triển KH&CN.

- Còn kinh nghiệm của Hàn Quốc thì lại là chính sách nhập khẩu luôn có sự điều chỉnh linh hoạt cho từng giai đoạn phát triển của đất n−ớc, các chính sách về nhập khẩu công nghệ đ−ợc thực hiện theo ba giai đoạn, giai đoạn đầu nhà n−ớc quản lý chặt chẽ quá trình nhập khẩu công nghệ để h−ớng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo lập cơ sở ban đầu cho việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ nhập khẩu; giai đoạn thứ hai là nới lỏng sự can thiệp của nhà n−ớc dành nhiều quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và nhập khẩu công nghệ, Nhà n−ớc chỉ đóng vai trò là ng−ời trung gian, tạo hành lang pháp lý khuyến khích quá trình nhập khẩu và làm chủ công nghệ và định h−ớng về phát triển công nghệ cũng nh−

xây dựng và thực hiện các ch−ơng trình trọng điểm của quốc gia; cuối cùng, khi các doanh nghiệp trong n−ớc đã tr−ởng thành, tiềm lực công nghệ nội sinh cũng nh− khả năng tài chính đủ mạnh thì chuyển sang giai đoạn tự do hoá nhập khẩu công nghệ, giảm tới mức tối đa sự can thiệp của Nhà n−ớc vào các nội dung nhập khẩu công nghệ. Khi đó, nhà n−ớc chỉ quản lý nhập khẩu công nghệ bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật, mà chủ yếu là các quy định về môi tr−ờng, còn các tiêu chuẩn khác thì doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ tự chịu trách nhiệm tr−ớc quyết định của mình.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng gợi cho chúng ta vài điều cần suy nghĩ, đó là với điều kiện hạ tầng về khoa học và khả năng tiếp thụ công nghệ của các doanh

nghiệp Trung Quốc thời gian đầu còn hạn chế, các chính sách nhập khẩu công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp có thể nhập khẩu các công nghệ có trình độ ở mức vừa phải để từng b−ớc nâng dần trình độ công nghệ của mình và áp dụng trong sản xuất kinh doanh để thu đ−ợc hiệu quả kinh tế ngay, sau một thời gian, khi có điều kiện thì doanh nghiệp lại tiến hành đổi mới công nghệ lần tiếp theo cao hơn lần tr−ớc cho đến khi đạt đ−ợc trình độ của thế giới.

- Trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, mặc dù các ch−ơng trình tham gia hội nhập vào khu vực và thế giới đã đ−ợc khởi động ở cấp vĩ mô, tuy nhiên ở tầm vi mô, mà cụ thể là trong các doanh nghiệp trong n−ớc thì những hành động cụ thể, trong đó có vấn để nâng cao trình độ công nghệ, tạo ra sức cạnh tranh mới lại ch−a tiến hành đ−ợc bao nhiêu, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập d−ợt ngay bằng những b−ớc đi linh hoạt và khẩn tr−ơng.

- Việc nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao là một công việc vô cùng phức tạp, nó đòi hỏi nhiều yêu cầu và điều kiện, vì thế chính sách nhập khẩu công nghệ cũng cần phải kết hợp hài hoà với các chính sách khác nh−: chính sách phát triển KH&CN, chính sách phát triển công nghiệp, chính sách đầu t−...cũng nh− rất cần sự định h−ớng hỗ trợ của nhà n−ớc, điều này thể hiện qua kinh nghiệm của Singapore, họ đã thiết lập một hệ thống các cơ quan đại diện xúc tiến đầu t− và đổi mới công nghệ tại các n−ớc phát triển. Các cơ quan đại diện này trực tiếp xúc tiến, chọn lọc các nhà đầu t− và làm dịch vụ cho các dự án kinh doanh quốc tế của Singapore tại n−ớc ngoài. Ngoài ra còn lập ra các điểm chuyên ngành xúc tiến mua sắm công nghệ, thiết bị, máy móc phục vụ cho việc đổi mới kỹ thuật của các ngành mũi nhọn trong nền kinh tế, thành lập các công viên khoa học, các trung tâm nghiên cứu để huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp hiện đại hoá công nghệ, kỹ thuật của nền kinh tế một cách có hiệu quả. Từ đây các ch−ơng trình nghiên cứu, triển khai đã đ−ợc thực hiện bởi sự kết hợp nỗ lực của nhà n−ớc, của các công ty (trong n−ớc và ngoài n−ớc) và của các viện nghiên cứu và các tr−ờng đại học của Singapore.

Ch−ơng II

Thực trạng chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt nam giai đoạn 1991 - 2001

Một phần của tài liệu 144 Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)