Phát triển thị trường phi tập trung (OTC)

Một phần của tài liệu 39 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (Trang 71 - 74)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4.3 Phát triển thị trường phi tập trung (OTC)

Ngoài việc giao dịch trực tiếp trên sàn giao dịch tập trung, cần phát triển thêm hình thức giao dịch theo hình thức thỏa thuận như trên thị trường OTC (thị trường giao dịch chứng khoán không tập trung) thay vì ở trung tâm giao dịch chứng khoán. Thay vào đó sẽ thông qua các công ty chứng khoán để phát hành trái phiếu và đây là thông lệ mà các nước sử dụng vì sẽ giảm bớt thủ tục và thời gian cho việc phát hành.

Kết lun chương 3:

Các biện pháp nói trên nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần được đặt trong mối tương quan với hệ thống ngân hàng.

Cũng tính đến hết tháng 10/2007, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ước tính đạt 345.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm 2006 và tăng 63% so với cùng kỳ này năm trước và ước tính tổng dư nợ cả năm chiếm khoảng 30% GDP năm 2007.

Việt Nam với tốc độ phát triển ngân hàng từ 20%-30% hàng năm. Đặc biệt, trong năm 2007, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng là 53,8%7. Với tốc độ như vậy thì sẽ có lúc nào đó nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc nặng nề vào hệ thống ngân hàng. Lúc đó sẽ khó tránh khỏi vết xe đổ của các nước láng giềng. Do vậy, các ngân hàng cần có chọn lọc và cẩn trọng trong quyết định cho vay. Trước mắt ngân hàng vẫn là nơi cung cấp vốn, về lâu dài cần phải phát triển thị trường chứng khoán

nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng để thị trường này cùng với hệ thống ngân hàng là ba kênh cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Ngoài các biện pháp mang tính quản lý vĩ mô nhà nước như việc tạo lập đường cong lãi suất chuẩn, lập thị trường chuyên biệt giao dịch trái phiếu, chính sách tiền tệ linh hoạt … thì bản thân các doanh nghiệp cần phải minh bạch hoá thông tin, tình hình tài chính lành mạnh…có như vậy mới tạo được niềm tin nơi các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản trị tài chính, hoạch định ngân lưu để có thể đảm bảo khả năng trả nợ vì đặc trưng của trái phiếu là trả vốn gốc một lần vào thời điểm đáo hạn.

KẾT LUẬN

Sau khi gia nhập WTO, các nguồn vốn từ các nền kinh tế dường như đã dễ dàng luân chuyển từ quốc gia này qua quốc gia khác. Đây cũng là một thuận lợi trong việc huy động nguồn lực cho phát triển nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro về an ninh tài chính của quốc gia.

Thực tế những gì xảy ra ở cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á năm 1997 cho thấy sự thiếu vắng các thị trường tài chính hoạt động với đầy đủ chức năng đã đẩy các doanh nghiệp đến chỗ phải đi tìm nguồn tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng từ hệ thống ngân hàng. Nhu cầu quá lớn trong khi hệ thống ngân hàng chưa hoàn thiệt đủ để gánh vác được trách nhiệm to lớn đó sẽ dẫn đến những nguy cơ bùng nổ khủng hoảng. Bên cạnh đó, việc tháo chạy của các tổ chức tài chính nước ngoài cũng đóng góp vào một phần nguyên nhân.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường trái phiếu nói chung là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Việt Nam đã gia nhập WTO, do đó chắc chắn sẽ chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại tác. Do vậy, việc hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo điều tiết việc sử dụng hiệu quả nhưng đồng thời vẫn kiểm soát được các nguồn vốn là một yếu tố bức thiết của nền kinh tế, góp phần giải quyết bài toán về vốn cho nền kinh tế hiện nay cũng như giai đoạn phát triển tiếp theo.

Hy vọng với những nghiên cứu về thực trạng thị trường này ở Việt Nam, kinh nghiệm một số nước, từ đó rút ra giải pháp để phát triển thị trường sẽ góp phần cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam phát triển để hoàn thiện thị trường vốn, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả cho sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam.

Các giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ để chúng ta có thể nhìn thấy một thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong một thời gian không xa.

TÀI LIU THAM KHO

I. SÁCH, GIÁO TRÌNH

1. Noly Trần Hồ biên dịch (2001), Thị trường chứng khoán, Phân tích và chiến lược, Nhà xuất bản Thống Kê.

2. TS Đào Lê Minh chủ biên (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính.

4. TS Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

5. PGS Trần Ngọc Thơ chủ biên, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại (2005), Nhà xuất bản Thống kê.

6. PGS.TS. Bùi Kim Yến (2007), Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê.

II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Nghị định của Chính phủ số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 128/2007/QĐ-THị TRƯờNGgngày 02 tháng 8 năm 2007 về Về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

3. Thông tư của Bộ Tài chính số 21/2004/THị TRƯờNG-BTC ngày 24/3/2004 về việc hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

4. Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính về phát hành trái phiếu theo lô lớn.

5. Quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 về việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

III. TÀI LIỆU KHÁC

1. Gloabal market research: Vietnam bond Primer, A guide to Local markets – Deutsche Bank, 13 July 2007.

IV. Website

1. www.asiabondonline.org

2. www.bis.org

3. www.vse.org.vn

Một phần của tài liệu 39 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)