Khung pháp lý chưa được xây dựng hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu 39 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (Trang 51)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2.5Khung pháp lý chưa được xây dựng hoàn chỉnh

Chính sách thuế thu nhập chứng khoán cũng đánh đồng trái phiếu như cổ phiếu, trong khi thu nhập từ trái phiếu luôn mang tính ổn định và thấp hơn so với thu nhập từ cổ phiếu.

Chưa kể, “Chỉ thị 03” cũng không “buông tha” trái phiếu doanh nghiệp khi coi loại hình công cụ nợ này như các loại cổ phiếu khác và cũng bị hạn chế cung vốn. Khi nguồn vốn từ ngân hàng bị hạn chế thì rất khó khăn cho nhà đầu tư cơ cấu dòng vốn đầu tư vào trái phiếu.

6

Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay cũng chỉ mới được điều chỉnh bởi Nghị định 52 của Chính phủ và chưa có thông tư hướng dẫn.

Bên cạnh đó, mặc dù các đợt phát hành trái phiếu được phê duyệt căn cứ theo năng lực của tổ chức phát hành, nhưng lại không có một quy định rõ ràng về tiêu chí để xác định năng lực trong các văn bản pháp luật. Do đó, điều này đã khiến các nhà phát hành và cơ quan phê duyệt tốn rất nhiều thời gian trong việc đàm phán và vì thế, không khuyến khích các nhà phát hành tiềm năng huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu.

2.2.2.6 Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu còn kém phát triển.

Hiện nay Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh đang sử dụng một hệ thống giao dịch chung cho cả trái phiếu và cổ phiếu. Tuy nhiên, điều này sẽ cản trở việc phát triển thị trường thứ cấp khi ngày càng có nhiều tổ chức khác nhau tham gia thị trường, vì các giao dịch cổ phiếu và trái phiếu có nhiều đặc điểm rất khác nhau.

Cổ phiếu phản ánh tình hình của doanh nghiệp thể hiện qua giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Trong khi đó, trái phiếu là thể hiện lãi suất của nền kinh tế. Việc gom chung sàn giao dịch cổ phiếu và trái phiếu như hiện nay là không phù hợp. Khi cổ phiếu giảm làm cho trái phiếu cũng đóng băng theo là không hợp lý.

2.2.3 Một số nét mới trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp – Huy động vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Trong những tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đối diện với tình trạng lạm phát nghiêm trọng. Chính phủ đã có nhiều biện pháp để thắt chặt tiền tệ nhằm rút bớt tiền đồng khỏi lưu thông như việc phát hành tín phiếu bắt buộc đối với các hệ thống ngân hàng thương mại, rút một số lượng vốn lớn VNĐ gửi tại các ngân hàng…Điều này đã làm cho trong ngắn hạn các ngân hàng thiếu tiền đồng và mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục khiến cho các doanh nghiệp thực sự khó khăn để tìm nguồn vốn cho đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp địa ốc vốn thường có tỷ lệ vay nợ cao, gặp khó khăn. Trong tình hình đó, các doanh

nghiệp địa ốc đã “sáng tạo” ra một phương cách huy động vốn mới khá hiệu quả, đó là phát hành trái phiếu kèm quyền mua bất động sản. Đi đầu phải nói đến công ty địa ốc Sài Gòn thương tín (Sacomreal).

Trái phiếu dự án căn hộ Phú Mỹ, TP HCM, được bán sạch chỉ trong 3 ngày mang lại cho Sacomreal khoản thu 750 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, trái phiếu bất động sản là giải pháp giúp doanh nghiệp tự chủ về tài chính trong tình hình bị thắt tín dụng ngân hàng.

Sacomreal là đơn vị tiên phong, và cũng là duy nhất hiện nay, trong việc phát hành trái phiếu nhà đất, với 500 trái phiếu đã phát hành đầu tháng 3. Người mua trái phiếu được kèm quyền mua căn hộ dự án Phú Mỹ, quận 7. Chủ đầu tư công bố giá bán căn hộ dự kiến là 1.500 USD mỗi m2, tương đương 24 triệu đồng.

Theo đại diện Sacomreal, số tiền huy động từ việc phát hành trái phiếu sẽ được đầu tư xây dựng dự án Phú Mỹ có diện tích 5,4 ha. Song, hiện dự án vẫn chưa triển khai, phải đến tháng 11 mới hoàn thành xong phần cọc.

Đầu năm 2008, Sacomreal đã phát hành 100 tỷ đồng trái phiếu dự án Phú Lợi, dành cho nhà đầu tư cá nhân.

Thành công của các lần phát hành thử nghiệm khiến Sacomreal định sẽ tiếp tục "ra lò" trái phiếu bất động sản mới vào tháng 4.

Phó tổng giám đốc điều hành Công ty địa ốc Sài Gòn thương tín Phan Thành Nhơn nhận định: "Phát hành trái phiếu dự án Phú Mỹ là thử nghiệm khá hồi hộp, nhưng đáng mừng là thị trường đã chấp nhận". Theo ông, khi giao dịch có dấu hiệu chững lại, với việc bán trái phiếu, Sacomreal đã chấp nhận phép thử đối với thị trường và bản thân công ty. "Trái phiếu sẽ là công cụ đánh giá sự tiếp nhận của thị trường. Từ đó, chúng tôi chủ động nguồn vốn và điều tiết kế hoạch kinh doanh", ông Nhơn nói.

Ngay khi Sacomreal phát hành trái phiếu dự án rộng rãi bán cho khách hàng đơn lẻ, các chuyên gia tài chính nhận định rằng, đây là giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn.

Từ đầu năm, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất và thắt chặt tín dụng, thị trường nhà đất trầm lại hẳn vì thiếu vốn, kẻ bán người mua đều lui về tư thế chờ đợi. Nhiều chuyên gia cho rằng khi ngân hàng thắt chặt tín dụng, các doanh nghiệp bất động sản cần mạnh dạn huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu kèm quyền mua bất động sản.

Qua kênh trái phiếu, doanh nghiệp huy động được một lượng vốn lớn với giá phải chăng, lại tiêu thụ tốt sản phẩm nên hạn chế được rủi ro. Tương tự, khách hàng được đáp ứng đúng và đủ nhu cầu về nhà ở, được bảo vệ về pháp lý vì trái phiếu có giá trị thực tế hơn một hợp đồng hứa mua bán căn hộ như hiện nay.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, mức lãi suất và thời hạn trái phiếu, giá bất động sản cũng như quyền mua căn hộ cần phải phù hợp với tình hình tài chính suốt quá trình thực hiện dự án.

Một số chuyên gia lão làng trong lĩnh vực bất động sản lại tỏ thái độ dè dặt hơn với trái phiếu dự án. Ông khuyến cáo khách hàng nên tỉnh táo cân nhắc kỹ trước khi quyết định đổ tiền vào loại "hàng" này. "Đừng vội chạy theo phong trào, nên gặp trực tiếp của chủ đầu tư, tìm hiểu giá trị thực tế của bất động sản, uy tín doanh nghiệp, lãi suất, thời điểm đáo hạn và tính khả thi của dự án rồi hãy quyết định mua".

Kết lun chương 2:

Chương 2 nêu lên thực trạng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đặt trong bối cảnh chung của toàn nền kinh tế. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có bước phát triển khởi sắc trong năm 2007. Tuy vậy, thị trường này vẫn ở đang giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến nay còn thấp, khoảng 16 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 20% tổng giá trị trái phiếu và chiếm 11% GDP của cả nước. Các doanh nghiệp phát hành chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, đứng đầu ngành. Nguyên nhân thị trường trái phiếu chưa phát triển phải nói đến là do nhận thức về chứng khoán và đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp còn hạn chế, doanh nghiệp phát hành thiếu cơ sở để đưa ra lức lãi suất

huy động do chưa có đường cong lãi suất…Trong năm 2008, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều sự biến động ngoài dự đoán như tình hình lạm phát nghiêm trọng, nền kinh tế Mỹ suy thoái ảnh hưởng chung đến nền kinh tế thế giới….Trong nước, thị trường cổ phiếu tuột dốc không phanh bất chấp những nổ lực của các nhà quản lý, thị trường địa ốc sụt giảm, lãi suất huy động và cho vay tăng đột biến... Trong tình hình như vậy dường như trái phiếu doanh nghiệp là một cứu cánh. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu có cái nhìn mới về trái phiếu doanh nghiệp. Doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn về huy động vốn bắt đầu nghĩ đến việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, để trái phiếu doanh nghiệp phát huy được mặt tích cực của nó và thị trường này phát triển đúng tầm thì cần phải có nhiều giải pháp tích cực. Các giải pháp này sẽ được phân tích kỹ hơn ở chương 3: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

3.1 Cơ hội và thách thức để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ởViệt Nam. Việt Nam.

Trong hơn 20 năm của quá trình đổi mới, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP cao. Một năm sau ngày gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã không ngừng được nâng lên, được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Những hiệu ứng tích cực của việc gia nhập WTO đã giúp Việt Nam đạt được những kết quả đầy khích lệ, thể hiện Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Vị thế đó đã mở ra cho kinh tế nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức.

Về cơ hội: Việt Nam có một nền chính trị ổn định, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển khởi sắc. Nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn và đang cần phát huy tối đa nội lực. Bên cạnh đó, nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đó chính là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.

Về thách thức: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ phát triển khi thị trường trái phiếu chính phủ phát triển đến một mức độ nhất định, nhưng ở Việt Nam thị trường này cũng còn hạn chế. Chúng ta cũng còn thiếu một đội ngũ trí thức, hiệu biết về thị trường này và hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Giải phát phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống quản lý. 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống quản lý.

Mặc dù hiện nay huy động vốn cổ phần và vay vốn ngân hàng dường như phổ biến nhưng nhà nước cần định hướng phát triển và có chính sách hợp lý cho phát triển thị trường trái phiếu.

Theo như phân tích ở phần thực trạng thì hiện nay ngoài luật chứng khoán, Nghị định 52 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp là cơ sở pháp luật cao nhất điều tiết việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn còn đang chờ đợi những thông tư hướng dẫn. Cần có sự đánh giá về hiệu quả của các văn bản pháp luật, rà soát để bổ sung, thay thế nếu cần thiết. Việt Nam gia nhập WTO nên cũng cần rà soát các văn bản pháp luật cho phù hợp với quốc tế nhưng vẫn chú trọng đến an ninh tài chính quốc gia (quy định tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài…)

Đơn giản hoá quy trình và thủ tục đăng ký phát hành theo hướng công khai, minh bạch các điều kiện. Tuy nhiên, cũng cần vai trò quản lý của nhà nước trong việc định hướng, tránh lặp lại vết xe của việc phát hành ồ ạt cổ phiếu dẫn đến cung lớn hơn cầu và các hệ luỵ trên thị trường chứng khoán như thời gian qua.

Hiện nay, việc xác định lãi suất để phát hành trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu là dựa vào lãi suất trái phiếu chính phủ cộng với phần bù rủi ro. Lãi suất trái phiếu chính phủ hiện nay mặc dù được xác định thông qua đấu thầu và thỏa thuận nhưng cũng không vượt qua một mức lãi suất trần do Bộ Tài chính ban hành. Qua thu thập số liệu, có thể thấy nhiều mức lãi suất Bộ Tài chính đưa ra khá xa rời với mặt bằng lãi suất chung. Đó cũng là lý do mà nhiều đợt phát hành trái phiếu chính phủ gần đây không thành công. Nhà nước sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết thị trường và thực thi chính sách, nhưng rõ ràng trong thời gian qua, việc điều chỉnh lãi suất không tác động đến nền kinh tế như mong đợi. Do vậy, thật sự cần thiết để hoàn thiện hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô.

Cần nới lỏng sự can thiệp và điều hành của cơ quan quản lý về lãi suất trái phiếu như hiện nay. Đa dạng hình thức phát hành trái phiếu, linh hoạt về mệnh giá trái phiếu.

Cơ cấu lại việc phát hành trái phiếu. Theo đó, sẽ phát hành trái phiếu theo lô rồi niêm yết thay vì theo đợt như hiện nay. Làm như vậy sẽ khắc phục được tình trạng có quá nhiều loại trái phiếu giao dịch trên sàn, thay vào đó sẽ tập trung vào một số lô, trong đó sẽ có nhiều nhà đầu tư sở hữu nhằm làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Cùng với giải pháp này, liên kết với thị trường tiền tệ và thị trường

vốn nhằm tăng tính thanh khoản cho trái phiếu cũng là giải pháp cải cách tài chính Việt Nam.

3.2.2 Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư về chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng.

Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động. Do đó, việc đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức phải đặt lên hàng đầu và được thực hiện thường xuyên. Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, nhưng hiện nay còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Cho nên, việc đào tạo phải gắn kết với hoạt động mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn, xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trường.

Hoạt động đào tạo chứng chỉ hành nghề chứng khoán ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu vẫn do Uỷ ban chứng khoán nhà nước quản lý và đào tạo nên công tác đào tạo thời gian qua thực sự gặp nhiều khó khăn và không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong năm 2007, đã mở rộng 5 tổ chức khác được phép liên kết đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, theo tôi, Uỷ ban chứng khoán nhà nước chỉ nên quản lý về mặt chuyên môn, chương trình giảng dạy, các tổ chức khác có đủ điều kiện về giảng dạy sẽ đảm nhiệm công tác giảng dạy nhằm tránh độc quyền mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo.

Các phương tiện thông tin đại chúng cũng sẽ phải trở thành một kênh thông tin và phổ cập về kiến thức thị trường cho công chúng và cả doanh nghiệp.

3.2.3 Giải pháp phát triển thị trường sơ cấp.

3.2.3.1 Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường.

Quyết định 46 /2006/QĐ-BTC ngày 6 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn. Mục đích chung của việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn là nhằm tăng cường khả năng huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển. Đồng thời, việc

phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn nhằm nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ trên thị trường giao dịch (thị trường thứ cấp) và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ.

Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày và khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Trái phiếu lô lớn có kỳ hạn từ 5 năm trở lên và được phát hành theo 2 phương thức: đấu thầu trái phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu. Trái phiếu lô lớn có lãi suất danh nghĩa cố định, trả lãi hàng năm hoặc sáu tháng một lần. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định lãi suất trần danh

Một phần của tài liệu 39 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (Trang 51)