4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thị trường tài chính Việt Nam
2.1.1 Bối cảnh kinh tế
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc cải cách kinh tế, Việt Nam đã gặt hái những kết quả nhất định. Tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm, nằm trong tốp các nước có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới. Tổng giá trị quốc nội GDP (tính theo phương pháp tỷ giá hối đoái chính thức – official exchange rate) năm 2006 là 60.999 triệu USD2, năm 2007 tiếp tục tăng với mức tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), cao hơn năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,33% (riêng công nghiệp tăng 10,32%)/ so với mức 10,4% và 10,32% cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,5%/ so với mức 8,29% của năm 2006. (tính theo giá so sánh năm 1994). Bảng 2.1 - Tốcđộ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,44 NLTS 4,33 3,53 5,53 4,63 2,89 4,17 3,62 4,36 4,02 3,3 3,0 CNXD 12,62 8,33 7,68 10,07 10,39 9,48 10,48 10,22 10,69 10,37 10,4 DV 7,14 5,08 2,25 5,32 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 8,29 8,5
(Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2006, tr 69)
Các yếu tố đóng vai trò cơ bản trong nền kinh tế như giá cả, tỷ giá, lãi suất tuy còn hạn chế nhất định nhưng đã ngày càng có tính thị trường hơn.
Kênh đầu tư trực tiếp đã khởi sắc từ vài năm trước, sang đến năm 2007 đạt kỷ lục mới ở cả về lượng vốn đăng ký mới, cả về lượng vốn thực hiện. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2007 của nước ta đạt 20,3 tỷ USD là mức cao nhất từ trước đến nay.
Cùng với tăng vốn FDI, lượng kiều hối đổ về Việt Nam tiếp tục tăng cao. Dự kiến cả năm 2007, lượng kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về qua kênh chính thức đạt 5,5 tỷ USD so với mức 4,7 tỷ USD năm 2006 và gấp 157 lần năm 2001. Tốc độ tăng bình quân 37%/năm đưa lượng kiều hối gửi qua kênh chính thức được thực hiện từ năm 1991 đến 2007 lên con số 29,4 tỷ USD, chiếm 70% vốn FDI, tính từ năm 1998 và cao gấp rưỡi vốn ODA được giải ngân kể từ 1993. Nguồn vốn kiều hối năm 2007 chủ yếu là giúp người thân trong nước đầu tư chứng khoán, kinh doanh địa ốc, một phần mua sắm tài sản, hàng hóa, lễ hội vào dịp cuối năm.
Vốn đầu tư gián tiếp từ thị trường chứng khoán cả năm ước đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD năm 2007. Lượng vốn đăng ký của những dự án mới đã đạt 9,75 tỷ USD, cộng với lượng vốn đăng ký bổ sung của những dự án đã được cấp phép từ các năm trước 1,51 tỷ USD, đưa tổng lượng vốn đăng ký tháng 10 qua đạt 11,26 tỷ USD, tăng tới 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Lượng vốn thực hiện ước đạt 3,71 tỷ USD, tăng 18,7%. Khả năng cả năm sẽ đạt trên 13,5 tỷ USD vốn đăng ký và trên 4,5 tỷ USD thực hiện, cao nhất từ trước tới nay và cao hơn kỷ lục đã đạt được trong năm trước (tương ứng là 12 tỷ USD và gần 4 tỷ USD).
Kênh đầu tư gián tiếp xuất hiện từ một vài năm nay, khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển cả về số công ty niêm yết, cả về giá trị vốn hóa thị trường (tính đến 30.9.2007, tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã đạt 323.311 tỷ đồng, tương đương với 20 tỷ USD). Theo tính toán sơ bộ, tổng giá trị vốn hóa thị trường của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đạt khoảng 4,8 tỷ USD, cộng với khoảng 1,4 tỷ USD đầu tư gián tiếp vào bất động sản thành 6,2 tỷ USD. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán đã mở ra nhiều kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp như phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Bên cạnh những bước chuyển tích cực trong nước, Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng phát triển chung của thế giới, cụ thể trong năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, thành viên thường trực hội đồng bảo an Liên hiệp quốc …
Sự hội nhập này sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội cũng như đặt ra không ít thách thức. Bên cạnh những cơ hội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp, tăng giá trị xuất khẩu…Việt Nam ngày càng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Từ cuối năm 2007 và đến đầu năm 2008, kinh tế thế giới xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn, giá dầu tăng có lúc lên đến 129 USD/thùng, đồng USD mất giá mạnh khiến các nhà đầu tư quay sang đầu tư vàng khiến giá của kim loại quý này cũng tăng đột biến. Cả thế giới đối diện với tình trạng lạm phát nghiêm trọng nhất trong vài năm gần đây.
2.1.2 Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam
Thị trường tài chính là nơi nguồn tài chính được chuyển từ nơi dư thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Căn cứ vào bản chất, chức năng cũng như phương thức hoạt động, thị trường tài chính có thể phân chia thành hai loại chủ yếu, bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
# Thị trường tiền tệ là thị trường trao đổi vốn ngắn hạn như các khoản vay liên ngân hàng hoặc mua bán các chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu kho bạc chứng chỉ tiền gửi. Thời gian đáo hạn của các chứng khoán trên thị trường tiền tệ thường dưới một năm. Thị trường mua bán tín phiếu kho bạc thường được tổ chức thành thị trường tập trung, và Ngân hàng Trung ương lấy tín phiếu kho bạc làm công cụ thị trường mở điều hành chính sách tiền tệ. Hầu hết các nước đang phát triển đã áp dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở để bổ sung cho công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp. Thị trường chứng chỉ tiền gửi là thị trường phi tập trung, mua bán chứng chỉ tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại.
# Thị trường vốn (Capital market) là thị trường huy động vốn dài hạn, chủ yếu thông qua phát hành chứng khoán. Vì vậy, thị trường vốn thường đồng nghĩa
với thị trường chứng khoán (Securities market). Thị trường chứng khoán được coi là thị trường huy động vốn trực tiếp, không qua trung gian; khác với hoạt động ngân hàng là hoạt động cung cấp vốn gián tiếp, từ người tiết kiệm sang các nhà doanh nghiệp, thông qua tổ chức trung gian là ngân hàng. Ngân hàng cung cấp vốn chủ yếu là ngắn hạn cho các doanh nghiệp, còn vốn dài hạn thông thường phải huy động qua thị trường chứng khoán. Đối với các công ty có triển vọng phát triển nhanh, vì có sản phẩm mới, có công nghệ cao và có sức cạnh tranh trên thị trường chứng khoán là nơi cung cấp vốn dài hạn hiệu quả nhất, các doanh nghiệp này muốn phát triển phải dựa vào thị trường chứng khoán.
Hầu hết các nhà đầu tư, công ty chứng khoán nước ngoài đều có chung nhận định thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt là thị trường chứng khoán, đang hấp dẫn các nhà đầu tư. Ông Andy Ho, thuộc tập đoàn Vina Capital cho rằng hệ thống chính trị của Việt Nam ổn định nhất trong khu vực châu Á. Với nền chính trị ổn định, các công ty niêm yết cũng như chưa niêm yết sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó tiềm năng về thị trường tài chính của Việt Nam còn khá hấp dẫn. “Với dân số trên 84 triệu người, nhưng Việt Nam mới chỉ có 5% dân số có tài khoản tại ngân hàng, như vậy tiềm năng về tài chính của Việt Nam rất lớn, đang là đích nhắm của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài” - ông Louis Nguyen, Giám đốc Lion Capital cho biết.
Thị trường chứng khoán, một bộ phận chủ yếu của thị trường vốn sau hơn 7 năm hoạt động kể từ khi hình thành từ tháng 7/2000 với những giai đoạn thăng trầm, từ lúc sơ khai “đìu hiu” đến giai đoạn phát triển nóng vào cuối 2006 và đầu 2007 và hiện chỉ số chứng khoán đang suy giảm mạnh, tuy nhiên so với giai đoạn đầu thì thị trường đã có những bước phát triển cả về chất và lượng.
$ Về khuôn khổ pháp luật: Mặc dù thị trường chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu giao dịch từ 20/7/2000 nhưng đến gần cuối năm 2006 Luật chứng khoán mới ra đời. Luật chứng khoán đã được Quốc hội khóa XI thông qua 23/6/2006 có hiệu lực từ 1/1/2007 là sự kiện ghi nhớ trong lịch sử phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngay sau đó là sự ra đời của Nghị định
14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán. Cùng với các văn bản khác như Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Quyết định 63/2007/QQD-TTg ngày 10/5/2007 về quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu của UBCK nhà nước thuộc Bộ Tài Chính… thì đến nay về cơ bản thị trường chứng khoán đã có hành lang pháp lý để hoạt động.
$ Về quy mô: Từ chỉ có 2 công ty niêm yết ban đầu là REE và SAM trên Trung tâm giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh đến thời điểm 15/5/2008 đã có 151 cổ phiếu và 375 trái phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh);136 cổ phiếu và 204 trái phiếu niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
$ Khối lượng niêm yết: Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt trên 6,8 tỷ, cao gấp hơn 2 lần cuối năm 2006 và gấp 15 lần năm 2005. Tổng khối lượng chứng khoán niêm yết trên HoSE và HaSTC lên đến 8,4 tỷ.
$ Giá trị niêm yết: Đến 15/5/2008, tổng giá trị niêm yết toàn thị trường đã lên đến 224.265 tỷ đồng. Trong đó Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM có 109.303 tỷ đồng, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có 114.961 tỷ đồng chứng khoán niêm yết.
Bảng 2.2: Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đến 15/5/2008
Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quỹ Toàn thị trường
Hà Nội Số lượng 136 204 340 Khối lượng niêm yết (ngàn CK) 1.545.178 995.096 2.540.274 Giá trị niêm yết (tỷđồng) 15.452 99.510 114.961 Tỷ trọng 13% 87% 100% - TP.HCM - Số lượng 151 375 3 529 Khối lượng niêm yết (ngàn CK) 5.273.119 561.550 71.410 5.906.079 Giá trị niêm yết (tỷđồng) 52.731 55.858 714 109.303 Tỷ trọng 48% 51% 1% 100% Tổng Số lượng 287 579 3 869 Khối lượng niêm yết (ngàn CK) 6.818.298 1.556.646 71.410 8.446.354 Giá trị niêm yết (tỷđồng) 68.183 155.368 714 224.265 Tỷ trọng 30% 69% 0% 100%
Nguồn:Tổng hợp số liệu từ Sở Giao dịch CK TP.HCM và TT Giao dịch CK Hà Nội.
Đồ thị 2.1: Quy mô khối lượng và giá trị niêm yết đến 15/5/2008
Quy m ô khối lượng niêm yết chứng khoán (Đvt: ngàn CK)
6.818.298 ; 81% 1.556.646 ;
18% 71.410 ; 1%
Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quỹ
Quy mô giá trị CK niêm yết (tỷđồng)
68.183 ; 30%
155.368 ; 70%
714 ; 0%
Cổ phiếu Tr ái phiếu Chứng chỉ quỹ
$ Giá trị vốn hoá thị trường: Theo thống kê của HoSE, nếu như năm 2006, vốn hóa của thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP, thì tính đến cuối năm 2007, giá trị vốn hóa toàn thị trường đã đạt 359.000 tỷ đồng, tương đương 37%
GDP (GDP tính theo giá thực tế năm 2007 đạt 1.140 nghìn tỷ đồng), tăng 138% so với thời điểm cuối năm 2006. Tuy nhiên, nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thì tổng giá trị vốn hóa thị trường của Việt Nam mới đạt khoảng 30,7 tỷ USD, còn thấp xa so với quy mô của các thị trường trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/4/2008, tổng giá trị vốn hoá TTCK Việt Nam mới đạt khoảng 320 nghìn tỷ đồng, bằng 28% GDP năm 2007 (giá trị vốn hóa thị trường năm 2007 bằng 37% GDP), thấp xa so với quy mô của các thị trường khu vực và thế giới. Theo thống kê, các doanh nghiệp đã niêm yết có giá trị vốn hoá thị trường đạt trên 1.000 tỷ đồng (62,5 triệu USD) ở cả 2 sàn mới đạt 50 doanh nghiệp, trong đó số đạt từ 10 nghìn tỷ đồng trở lên mới có 9 doanh nghiệp (sàn TP. HCM có 7, đứng đầu là VNM với 19,8 nghìn tỷ đồng, tiếp đến là DPM trên 19 nghìn tỷ đồng, STB 17,03 nghìn tỷ đồng, PPC 12,554 nghìn tỷ đồng, VPL 12,3 nghìn tỷ đồng, PVD 12,005 nghìn tỷ đồng, VIC 10,5 nghìn tỷ đồng; sàn Hà Nội có 2, đứng đầu - đồng thời đứng đầu cả nước là ACB trên 26,2 nghìn tỷ đồng, sau đó là KBC gần 15,8 nghìn tỷ đồng). Như vậy, doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay chưa tới 1,7 tỷ USD và số công ty đạt trên 1 tỷ USD hiện mới có 4.
$ Về giá trị giao dịch: Tại Bảng 2.3 ở phần sau có thể thấy giá trị giao dịch chứng khoán cả năm 2007 là 403.998 tỷ đồng, trong đó phần lớn là giao dịch về cổ phiếu - chiếm 70%, trái phiếu 29% và 1% là số lượng giao dịch của chứng chỉ quỹ. Số tài khoản đăng ký giao dịch: Đến cuối năm 2007 số tài khoản đăng ký giao dịch lên đến hơn 330.000 tài khoản, tăng đến hơn 330% so với năm 2006 với 100.000 tài khoản đăng ký giao dịch. Điều này cho thấy sự quan tâm của công chúng đầu tư tới thị trường ngày càng lớn. Tuy nhiên, so với dân số thì chiếm chưa đến 0,4%, thấp rất xa so với nhiều nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (Trung Quốc là 7%). Cuối năm 2006, chỉ có khoảng 1.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài thì cả năm nay con số đã lên tới 7.000. Tổng số tiền mà khối ngoại bỏ vào thị trường là 3 tỷ USD, nhưng nếu tính cả một lượng tiền để dành cho các IPO các công ty lớn
thì vào khoảng 7-10 tỷ USD. Các nhà đầu tư ngoại gọi Việt Nam là "second China" ở châu Á và được đánh giá là một điểm sáng về đầu tư.
Bảng 2.3: Quy mô giao dịch chứng khoán từ 1/1/2007 đến 31/12/2007
Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quỹ Tổng
Hà nội Tổng khối lượng giao dịch(CK) 612.038.933 752.732.400 1.364.771.333 Tổng giá trị giao dịch(tỷđồng) 63.422 77.521 140.944 Tỷ trọng giao dịch 45% 55% TP HCM Tổng khối lượng giao dịch(CK) 1.814.278.168 380.987.007 194.257.630 2.389.522.805 Tổng giá trị giao dịch(tỷđồng) 217.836 39.919 5.299 263.054 Tỷ trọng giao dịch 83% 15% 2% Tổng Tổng khối lượng giao dịch(CK) 2.426.317.101 1.133.719.407 194.257.630 3.754.294.138 Tổng giá trị giao dịch(tỷđồng) 281.258 117.440 5.299 403.998 Tỷ trọng giao dịch 70% 29% 1%
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở Giao dịch CK TP.HCM và TT Giao dịch CK Hà Nội.
Đồ thị 2.2: Quy mô khối lượng, giá trị giao dịch chứng khoán 1/1/2007- 31/12/2007
Quy mô khối lượng giao dịch chứng khoán
2.426.317.101 ; 65% 1.133.719.407 ;
30%
194.257.630 ; 5%
Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quỹ
Quy mô giá trị giao dịch chứng khoán
281.258 ; 70% 117.440 ; 29%
5.299 ; 1%
Cổ phiếu Tr ái phiếu Chứng chỉ quỹ
• Nhận định chung về thị trường tài chính Việt Nam:
Về thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ: Nhìn chung thị trường này chưa phát triển và Ngân hàng Nhà nước, chưa thực sự đóng vai trò can thiệp có hiệu quả vào thị trường này. Các loại lãi suất của Ngân hàng nhà nước: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường
mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước chưa có tác động rõ nét đến thị