Một số nhận xét

Một phần của tài liệu 196 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 72 - 74)

- Phân tích cơ cấu ngành

2. Một số nhận xét

Thông qua số liệu đã tính toán chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

i. Số liệu phản ảnh đầy đủ phạm vi ngành công nghiệp cả n−ớc. So với một số chỉ tiêu có liên quan nh− giá trị sản xuất theo giá cố định, số l−ợng cơ sở, lao động thì hoàn toàn hợp lý, logic. Từ đó khẳng định số liệu có độ tin cậy và đ−ợc sử dụng công bố là số liệu chính thức năm 2004 của ngành công nghiệp.

ii. Quy trình tính toán và kỹ thuật tính không khó khăn phức tạp, có thể phổ biến ph−ơng pháp tính đến cấp tỉnh, huyện và họ có thể tính đ−ợc dễ dàng bằng một phần mền chuyên dụng của Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng biên soạn, cài đặt h−ớng dẫn sử dụng.

iii. Nguồn số liệu đầu vào phục vụ cho tính toán hoàn toàn dựa vào các chế độ báo cáo và điều tra hiện hành đang thực hiện hàng năm, không cần phải tổ

chức thêm cuộc điều tra và cũng không cần phải bổ sung thêm chỉ tiêu mới vào phiếu điều tra hiện hành.

Những số liệu ban đầu phục vụ cho tính toán đều đ−ợc thu thập từ số liệu sẵn có trong kế toán của doanh nghiệp nh−: Doanh thu thuần, chi phí sản xuất dở dang, tồn kho thành phẩm, số d− hàng gửi bán ch−a thu đ−ợc tiền. Những số liệu gốc từ kế toán doanh nghiệp bảo đảm độ tin cậy cao, mà không gây phiền hà, không mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.

iv. Ph−ơng pháp, quy trình và các điều kiện phục vụ cho tính toán đều phù hợp với trình độ cán bộ hiện tại, phù hợp với nguồn tài chính còn hạn chế.

Từ những nhận xét trên, có thể kết luận là việc thử nghiệm tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản ngành công nghiệp là thành công, có thể hoàn thiện đ−a vào áp dụng chính thức không chỉ với ngành công nghiệp mà cho tất cả các ngành kinh tế khác.

Ph−ơng pháp luận đã đ−ợc nghiên cứu và đ−a vào thử nghiệm đạt đ−ợc tính khả thi cao và đặc biệt là không phải thay đổi nhiều trong chế độ báo cáo và điều tra hiện hành, không phải chi phí thêm về tài chính khi đ−a vào thực hiện chính thức.

Tuy nhiên khi đ−a vào thực hiện chính thức ở phạm vị toàn bộ nền kinh tế quốc dân cần chú ý một số điểm sau:

- Tính các yếu tố doanh thu thuần, chênh lệch sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán phải thống nhất phạm vi ngành hoạt động. Việc này phải đ−ợc kiểm soát qua phiếu điều tra của điều tra viên; - Vì tổng hợp tính toán từ đơn vị cơ sở là doanh nghiệp nên phải chú ý tới

việc dễ bị tính trùng trong các ngành sản xuất hạch toán toàn ngành và giữa đơn vị hạch toán độc lập với hạch toán phụ thuộc có tính đ−ợc doanh thu và hạch toán đ−ợc tồn kho;

- Đối với khu vực kinh tế cá thể không vì quá cầu toàn về mặt lý luận mà yêu cầu tính đầy đủ các yếu tố sẽ gây nặng nề, tốn công sức, nh−ng kết quả có khi lại đ−a đến độ tin cậy kém hơn. Vì vậy nên đơn giản về ph−ơng pháp tính đối với khu vực cơ sở cá thể, cụ thể là giá trị sản xuất theo giá cơ bản bằng doanh thu thuần.

Tóm lại, kết quả thử nghiệm đã đ−ợc khẳng định cả về ph−ơng pháp luận và cơ sở thực tiễn của thu thập thông tin hiện hành. Vấn đề chỉ còn là chủ tr−ơng và biện pháp triển khai, để sớm có thể tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá cơ bản trực tiếp từ các ngành kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu 196 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)