Sản xuất và phân phối điện, n−ớc 5,9 5,

Một phần của tài liệu 196 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 71 - 72)

- Phân tích cơ cấu ngành

3.Sản xuất và phân phối điện, n−ớc 5,9 5,

+ Sản xuất và phân phối điện 5,5 5,5

+ Sản xuất và phân phối n−ớc 0,4 0,4

Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng các ngành công nghiệp cấp 1 và cấp 2 trong tổng số của giá trị sản xuất theo giá cơ bản và theo giá sản xuất cho kết quả một số ngành gần giống nhau, một số ngành khác nhau. Cụ thể nh− sau:

- Có 1 ngành cấp 1 và 8 ngành cấp 2 có tỷ trọng gần nh− nhau, nghĩa là không có ảnh h−ởng gì đáng kể khi yếu tố thuế tiêu thụ sản phẩm có hoặc không có tham gia vào tính cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp. Những ngành này th−ờng chiếm tỷ trọng rất nhỏ (d−ới 0,5%) hoặc những ngành có tỷ trọng yếu tố thuế tiêu thụ sản phẩm trong tổng giá trị sản xuất xấp xỉ bằng tỷ lệ chung toàn ngành.

- Có 1 ngành cấp 1 và 3 ngành cấp 3 có tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá cơ bản nhỏ hơn tỷ trọng tính theo giá sản xuất. Đây là những ngành có tỷ lệ thuế suất của thuế tiêu thụ sản phẩm ở mức rất cao, thuộc những nhóm ngành sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nh−: Thuốc lá, r−ợu bia, hoặc sản phẩm cần điều tiết ng−ời mua nh−: Sản xuất ô tô, khai thác dầu thô. Những ngành này có tỷ trọng cao khi tính theo giá sản xuất (vì có tham gia của yếu tố thuế tiêu thụ sản phẩm),

bởi vậy tỷ trọng đó là ch−a sát đúng với thực tế bằng tỷ trọng tính theo giá trị sản xuất giá cơ bản. Ví dụ ngành dầu khí có tỷ trọng 9,7% là sát đúng hơn so với 11,3% tính bằng giá trị sản xuất theo giá sản xuất, v.v.

- Có 1 ngành công nghiệp cấp 1 và 17 ngành công nghiệp cấp 2 có tỷ trọng của giá trị sản xuất theo giá cơ bản lớn hơn tỷ trọng của giá trị sản xuất theo giá sản xuất. Những ngành này đều là những ngành khuyến khích tiêu dùng hoặc xuất khẩu, bởi vậy thuế tiêu thụ sản phẩm không cao, thậm chí mức thuế suất bằng không, nh− đối với hàng hoá xuất khẩu hoặc sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, ví dụ nh− ngành khai thác than, may xuất khẩu, sản xuất da, giày xuất khẩu, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, sản xuất thép, các sản phẩm từ kim loại, sản xuất thiết bị máy móc để trang bị cho các ngành kinh tế khác ... Chính vì vậy mà thuế tiêu thụ sản phẩm chiếm tỷ trọng thấp nên khi tham gia vào tính tỷ trọng của các ngành này sẽ làm thấp đi so với tỷ trọng tính theo giá trị sản xuất giá cơ bản; điều đó phản ánh bất hợp lý là khuyến khích tiêu dùng để kích thích sản xuất thì khi tính lại có tỷ trọng giảm đi t−ơng đối. Trong tr−ờng hợp này, tỷ trọng tính theo giá trị sản xuất giá cơ bản phản ánh cao hơn là đúng với hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành này.

Tóm lại qua phân tích các cơ cấu lớn của các ngành công nghiệp nh−: Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, kể cả cơ cấu vùng lãnh thổ, cho thấy cơ cấu tính theo giá trị sản xuất giá cơ bản phản ánh chính xác hơn, sát đúng thực tế hơn với những gì đã diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, nó không bị ảnh h−ởng của nhân tố bên ngoài là chính sách thuế gián thu của nhà n−ớc.

Một phần của tài liệu 196 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 71 - 72)