Cơ cấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu 196 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 69 - 70)

Số liệu về giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá cơ bản và giá sản xuất theo cơ cấu thành phần kinh tế nh− sau:

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2004 theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: %

Thành phần kinh tế Theo giá cơ bản Theo giá sản xuất

Tổng toàn ngành 100,0 100,0

Doanh nghiệp nhà n−ớc 28,4 28,6

Ngoài quốc doanh 24,6 23,7

Khu vực có vốn đầu t− n−ớc ngoài

47,0 47,7

Qua số liệu trên thì tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tính theo giá cơ bản cao hơn tỷ trọng tính theo giá sản xuất. Ng−ợc lại, đối với thành

phần kinh tế nhà n−ớc và khu vực có vốn đầu t− n−ớc ngoài, giá trị sản xuất theo giá cơ bản lại có tỷ trọng nhỏ hơn tính theo giá sản xuất. Sở dĩ có hiện t−ợng đó chính là vì ảnh h−ởng của yếu tố thuế tiêu thụ sản phẩm khi tham gia vào tính cơ cấu, mà yếu tố này trong khu vực ngoài quốc doanh chỉ chiếm 1,64% giá trị sản xuất, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà n−ớc chiếm 5,58% và khu vực có vốn đầu t− n−ớc ngoài chiếm 6,51%. Rõ ràng là đánh giá cơ cấu tỷ trọng bằng chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá sản xuất thì khu vực doanh nghiệp nhà n−ớc và khu vực có vốn đầu t− n−ớc ngoài có lợi thế hơn vì yếu tố thuế tiêu thụ sản phẩm chiếm lớn, mà yếu tố này hoàn toàn do chính sách thuế của nhà n−ớc quyết định, không có liên quan tới tổ chức và điều hành sản xuất tốt hay xấu của doanh nghiệp. Bởi vậy cơ cấu tỷ trọng giá trị sản xuất giữa các khu vực kinh tế tính theo giá cơ bản phản ánh đúng thực chất cơ cấu sản xuất giữa 3 khu vực, đặc biệt phản ánh sát với thực tế hơn đối với khu vực ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu 196 Nghiên cứu khả năng tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá cơ bản (Trang 69 - 70)