Qui trình Thanh Toán

Một phần của tài liệu 162 Đánh giá tình hình hoạt động giao nhận và thanh toán trong xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang hiện nay (Trang 46)

4.2.2.1 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (documentary credit)

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay thường được gọi là thanh toán theo L/C được sử dụng phổ biến trong xuất khẩu gạo tại An Giang. Trong đó, L/C không hủy ngang là loại thường được sử dụng nhất bởi tính an toàn và tiện lợi của nó. Trong một số trường hợp ngân hàng phát hành không được doanh nghiệp xuất khẩu tin tưởng thì doanh nghiệp này thường yêu cầu một ngân hàng khác có uy tín để bảo đảm số tiền gạo

Kiểm tra L/C

Trình bộ chứng từ và yêu cầu ngân hàng thanh toán Giao hàng và lập bộ chứng từ Tu chỉnh L/C Chỉnh sửa chứng từ Chuẩn bị

Sơ đồ 4.3 : Qui trình thanh toán bằng L/C

Bước 1 : chuẩn bị

Sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp sẽ thường xuyên thúc giục người mua mở L/C như đã cam kết.

Bước 2 : kiểm tra L/C

Khi nhận được L/C từ ngân hàng, nhanh chóng kiểm tra nội dung xem có phù hợp với hợp đồng hay không. Nếu thấy L/C phù hợp hoặc không phù hợp nhưng chấp nhận được thì chuyển sang bước 3.

Bước 2a : tu chỉnh L/C

Nếu không phù hợp, mà điểm không phù hợp gây bất lợi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải yêu cầu bên mua và ngân hàng phát hành tu chỉnh L/C đó ngay. Khi nhận được bản L/C tu chỉnh thì cũng kiểm tra lại toàn bộ như bước 2 cho đến khi chấp nhận thì sang bước 3.

Bước 3 : tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán

Giao hàng hóa theo đúng tiến độ đã cam kết và lập bộ chứng từ thanh toán. Để lập bộ chứng từ doanh nghiệp phải chuẩn bị : L/C bản gốc (các bản tu chỉnh nếu có) và các chứng từ trống chưa ghi như hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói. Người lập chứng từ phải nghiên cứu kỹ quy định của L/C với từng chứng từ phải làm và làm theo trình tự sau :

9 Nhận Vận tải đơn đường biển sạch (B/L clean on board) từ thuyền trưởng hoặc đại lý tàu.

9 Nhận Giấy chứng nhận khử trùng và tờ khai hải quan có xác nhận đã thanh lý.

9 Dùng B/L và Giấy chứng nhận khử trùng sang công ty kiểm dịch thực vật để lấy

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

9 Dùng B/L, Giấy chứng nhận khử trùng và Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật sang công ty giám định để lấy Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói.

9 Dựa trên những chứng từ trên lập Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói.

9 Dùng L/C, B/L, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, tờ khai hải quan có thanh lý, đến Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam lấy Giấy chứng nhận xuất xứ.

Bước 4 : trình bộ chứng từ với ngân hàng và yêu cầu thanh toán

Xuất trình bộ chứng từ càng sớm càng có lợi. Nếu ngân hàng chấp nhận thì sẽ chuyển tiền vào tài khoản doanh nghiệp (sau khi ngân hàng đã trừ đi phí dịch vụ).

Nếu ngân hàng không chấp nhận, yêu cầu lập lại thì khẩn trương lập lại theo yêu cầu. Sau đó xuất trình lại cho ngân hàng và yêu cầu được thanh toán.

Chú ý : để hạn chế tối đa rủi ro chứng từ không được ngân hàng chấp nhận thanh toán, doanh nghiệp ngày sau khi giao hàng xong, lấy bản nháp của B/L, lập trước bộ chứng từ nháp và nhờ ngân hàng kiểm tra trước, nếu phát hiện sai sót thì kịp thời chỉnh sửa trước khi trình bản chính thức.

4.2.2.2 Phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P)

Phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) có thủ tục thanh toán đơn giản hơn L/C nhưng chưa được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi vì doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro không được trả tiền. Doanh nghiệp sử dụng phương thức này tiến hành những bước như sau :

Sơ đồ 4.4 : Qui trình thanh toán bằng D/P

Bước 1 : giao hàng

Sau khi ký hợp đồng, Doanh nghiệp tiến hành giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

Bước 2 : lập bộ chứng từ

Hoàn tất giao hàng, doanh nghiệp lập bộ chứng từ bao gồm chứng từ gửi hàng (những loại chứng từ chính giống như thanh toán bằng L/C) và hối phiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3 : nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng

Doanh nghiệp sẽ làm công văn gửi ngân hàng nhờ thu hộ tiền hàng và kèm theo bộ chứng từ đã chuẩn bị ở bước 2. Ngân hàng này sẽ chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng nước khách hàng và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền từ người mua.

Bước 4 : nhận tiền

Nếu khách hàng đồng ý trả tiền thì ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng (để nhận hàng). Sau đó chuyển tiền về ngân hàng Việt Nam và ngân hàng này báo Có cho doanh nghiệp.

Bước 3a : khách hàng từ chối trả tiền

Khắc phục hậu quả Khách hàng từ chối trả tiền Giao hàng Lập bộ

chứng từ hàng thu hộ Nhờ ngân Nhận tiền

9 Trường hợp từ chối hợp lý : doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thực hiện những yêu cầu và thuyết phục khách hàng nhận hàng (chấp nhận thanh toán). Nếu không được thì thực hiện bước 3b.

9 Trường hợp bị từ chối không hợp lý doanh nghiệp cũng cố thuyết phục khách hàng nhận hàng, nếu không được thì tiến hành các thủ tục tố tụng khởi kiện khách hàng ra tòa hoặc trọng tài kinh tế quốc tế. Trong lúc tiến hành khởi kiện phải thực hiện bước 3b.

Bước 3b : khắc phục hậu quả

Vì gạo đã được vận chuyển sang nước nhập khẩu, nếu thuê tàu chở về thì tốn thêm tiền cước vận chuyển và gạo có thể bị mất phẩm chất nên tốt nhất là :

9 Nhờ ngân hàng bán hộ cho người khác.

9 Bán đấu giá công khai.

4.2.2.3 Phương thức chuyển tiền bằng điện (TTR)

Phương thức chuyển tiền bằng điện (TTR) có nhiều loại như : TTR trả ngay, TTR trả chậm, TTR trả trước. Doanh nghiệp thường sử dụng TTR trảtrước 100% (tức là toàn bộ giá trị lô gạo) để đảm bảo an toàn cho mình. Qui trình của phương thức này rất đơn giản :

Bước 1 : sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp thúc giục khách hàng chuyển tiền.

Bước 2 : khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng đủ số tiền quy định trong hợp đồng thì doanh nghiệp tiến hành giao hàng.

Như vậy trách nhiệm của người mua thực hiện trước, sau đó mới đến trách nhiệm của người bán.

Chú ý : tuy giao theo phương thức này rất an toàn nhưng nếu doanh nghiệp không thúc giục khác hàng chuyển tiền trước khi tàu vào cảng hoặc tàu khởi hành thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ. Bởi vì :

Trường hợp doanh nghiệp từ chối giao hàng sẽ bị phạt lưu tàu, tổn phí rất cao (một ngày lưu tàu có thể mất từ 2.000 đến 5.000 USD).

Trường hợp doanh nghiệp giao gạo, nếu khách hàng từ chối nhận hàng và trả tiền thì doanh nghiệp chỉ còn cách dùng hợp đồng để kiện khách hàng ra tòa, chi phí khởi kiện tốn kém, kéo dài, dễ mang tai tiếng và không chắc chắn 100% sẽ thắng kiện. Nên doanh nghiệp thường sẽ tìm cách giải quyết khác. Ví dụ như giảm giá hàng bán, nhờ ngân hàng tìm khách hàng khác hoặc bán đấu giá tại nước nhập khẩu. Tuy nhiên cách nào thì doanh nghiệp cũng chịu tổn thất rất cao.

Phần 5 KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu qui trình hoạt động giao hàng và thanh toán quốc tế trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang, tóm lại có 4 ý sau :

1. Các nghiệp vụ áp dụng cho hai khâu giao nhận và thanh toán đều phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là trong thanh toán. Mặc dù trong giao nhận cũng có vài khác biệt do đặc điểm cơ sở hạ tầng ở cảng và phương tiện vận tải của ta còn lạc hậu thiếu thốn dẫn đến thời gian lưu tàu lâu, những nhìn chung cũng đáp ứng yêu cầu của khách hàng hiện nay.

2. Doanh nghiệp chọn lựa phương thức giao nhận và thanh toán phù hợp với đối tượng khách hàng, hợp lý với điều kiện của doanh nghiệp. Điều này mang lại hiệu quả cao và an toàn trong kinh doanh.

3. Cán bộ làm công tác giao nhận, thanh toán am hiểu và có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

4. Các cơ quan, công ty cung cấp những dịch vụ liên quan tương đối đầy đủ nhưng còn thiếu tính phong phú làm giảm khả năng chọn lựa của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Trong tương lai, lượng gạo xuất khẩu tăng sẽ thúc đẩy các đơn vị này đầu tư vào An Giang nhiều hơn thì sẽ khắc phục được hạn chế này. Nếu lượng gạo xuất khẩu qua cảng Mỹ Thới tăng lên, cần thêm nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty khử trùng, công ty giám định, đại lý hãng tàu có chi nhánh tại An Giang để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo tại An Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các báo cáo chính thức thương nghiệp của Cục Thống kê An Giang từ năm 1997 đến năm 2001.

2. Cục Thống kê An Giang - Niên Giám Thống kê 2001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Dương Hữu Hạnh – Kỹ thuật ngoại thương nguyên tắc và thực hành - NXB Thống kê – 2000.

4. Dự án phân tích nghèo đói Đồng bằng sông Cửu Long – Báo cáo phân tích hiện trạng nghèo đói tỉnh An Giang – tháng 01/2003.

5. Đinh Xuân Trình – Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương - NXB Giáo dục 1995.

6. Đoàn Thị Hồng Vân – Kỹ thuật ngoại thương - NXB Thống kê – 2002.

7. Hà Thị Ngọc Oanh – Giáo trình kỹ thuật kinh doanh thương mại quốc tế - NXB Thống kê.

8. International Chamber of Commerce - Những tình huống đặc biệt trong thanh toán quốc tế - NXB Thống kê – 2000.

9. Luật Hải quan ban hành ngày 29/6/2001.

10.Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 “quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan”. 11.Nguyễn Văn Sơn – Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo

Việt Nam – NXB Thống Kê – 2000.

12.Phạm Mạnh Hiền – Giáo trình hướng dẫn thực hành nghiệp vụ vận tải–giao nhận–bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ngoại thương Việt Nam - Trường Kinh tế Đối ngoại trung ương – 1995.

13.Quyết định số 46/2001/QĐ-Ttg ngày 04/04/2001 về “quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005”.

14.Quyết định số 1257/2001/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001 về việc “ban hành tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giấy thông báo thuế”.

15.Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tập chí thương mại, tập chí ngoại thương, báo Nông nghiệp Việt Nam, Economic News và các báo tập chí chuyên ngành khác.

16.Thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-Ttg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng về “quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005”

17.Tổng Cục Thống kê – Niên Giám Thống kê 2001.

18.Triệu Hồng Cẩm - Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương - NXB Thống kê TP. Hồ Chí Minh - 1999.

19.Võ Thanh Thu - Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu - Nhà xuất bản thống kê – 11/2002.

20.Vũ Hữu Tửu – Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – NXB Giáo dục 1994.

Trong nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các tài liệu, số liệu của Tổng cục thống kê, Cục thống kê An Giang, Sở Thương mại-Du lịch, cảng Mỹ Thới, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại An Giang, các tạp chí chuyên ngành, các ấn phẩm về kinh doanh lương thực.

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO B/L (Bill of Lading) : vận tải đơn.

CAD (cash against documents) : trả tiền theo chứng từ.

CCR (Class Rates or Commodity Classification Rates) : cước hàng không tính theo nhóm hàng.

CFR hay CF (Cost and Freight) : tiền hàng và cước phí.

CFS (Container Freight Station) : trạm tập kết hàng đóng vào container và giao nhận container với tàu.

CIF (Cost, Insurance and Freight) : tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.

C/O (Certificate of Origin) : giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

COD (cash on delivery) : trả tiền khi nhận hàng.

CPT (Carriage Paid To) : cước phí trả tới (nơi đích đến qui định).

CY (Container Yard) : bãi Container.

D/A (Documents against Acceptance) : nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DAF (Delivered At Frontier) : giao hàng tại biên giới.

D/P ( Documents against Payment) : nhờ thu trả tiền đổi chứng từ.

FAK (FreightAll Kind) :cước hàng không cho các loại hàng.

FCA (Free Carrier) : giao cho người vận tải.

FCL (Full Container Load) : gửi hàng đầy container.

FOB (Free On Board) : Giao hàng lên tàu.

FrF (French Franc) : đồng quan Pháp.

GBP (Great Britain Pound) : đồng bảng của Anh quốc.

GCR (General Cargo Rates) : cước hàng không dành cho hàng hóa phổ thông.

HB/L (House Bill of Lading) : vận tải đơn nhà.

L/C (Letter of Credit) : thư tín dụng.

LCL (Less than a Container Load) : gửi hàng lẻ.

MB/L (Master Bill of Lading) : vận tải đơn chủ.

MT (Mail Transfer) : chuyển tiền bằng thư.

OB/L (Ocean Bill of Lading) : vận tải đơn hàng hải.

R/B (Railroad Bill) : vận đơn đường sắt.

SCR (Specific Cargo Rates) : cước hàng không dành cho hàng riêng biệt theo yêu cầu.

TACT (The Air Cargo Tariff) : qui tắc tình cước vận tải đường không.

TT (Telegraphic Transfer) : chuyển tiền bằng điện.

TTR (Telegraphic Transfer Remittance) : chuyển tiền bằng điện.

USD (United State Dollar) : đồng Mỹ kim.

Một phần của tài liệu 162 Đánh giá tình hình hoạt động giao nhận và thanh toán trong xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang hiện nay (Trang 46)