Tình Hình Giao Gạo Xuất Khẩu

Một phần của tài liệu 162 Đánh giá tình hình hoạt động giao nhận và thanh toán trong xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang hiện nay (Trang 39 - 42)

4.1.1.1 Phương thức giao nhận

Hiện nay có nhiều phương thức vận chuyển gạo như : đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Nhưng đường thủy luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp bởi vì tính hiệu quả kinh tế của nó đối với mặt hàng này. Ban đầu các doanh nghiệp tại An Giang chỉ sử dụng phương thức thuê tàu chuyến không dùng container để vận chuyển gạo xuất khẩu nhưng ngày nay, yêu cầu đa dạng của thị trường đã xuất hiện phương thức thuê tàu chợ và dùng container để mang hạt gạo “đi xa, đi sâu” vào thị trường gạo thế giới.

Bảng 4.1 : Lượng gạo xuất khẩu theo phương thức giao (2001-2002)

200113 2002 Container Không Container Cộng Container Không Container Cộng Lượng (tấn) 50.560 383.710 434.27 0 57.596,9 242.841 300.437, 9 Tỷ lệ (%) 12 88 100 19 81 100

Nguồn : Điều tra từ 4/6 14 Doanh nghiệp có xuất khẩu gạo tại An Giang

4.1.1.1.1 Giao gạo theo phương thức thuê tàu chuyến không dùng container

Đây là phương thức truyền thống và phổ biến của các doanh nghiệp An Giang. Trải qua nhiều năm hoạt động, các doanh nghiệp đã xây dựng được đội ngũ chuyên viên giao nhận kinh nghiệm, ít mắc sai sót trong khi thực hiện nghiệp vụ giao nhận theo phương thức này. Hiện nay giao gạo theo phương thức này chiếm hơn 80% tổng khối lượng gạo xuất khẩu. Đây cũng là phương thức tiết kiệm được chi phí nhất trong giao nhận hiện nay. Tuy nhiên phương thức này có một số hạn chế sau :

9 Đối với những đơn đặt hàng với số lượng nhỏ lẻ, chi phí thuê mướn cả chiếc tàu sẽ làm giá gạo tại cảng đến rất cao.

9 Giá thuê mướn tàu dễ thay đổi theo thị trường, nên trong khoảng thời gian từ ký hợp đồng ngoại thương đến trước khi ký hợp đồng thuê tàu là khoảng thời gian rủi ro của doanh nghiệp.

Để khắc phục hai nhược điểm trên doanh nghiệp chuyển sang phương thức thuê tàu chợ dùng container.

4.1.1.1.2 Giao gạo theo phương thức thuê tàu chợ dùng container

Thuê tàu chợ và dùng container để chứa gạo đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong thời gian gần đây. Xét hai năm gần đây thì khối lượng gạo xuất khẩu theo phương thức này đang ngày một gia tăng. Điều này cũng phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành vận tải biển bằng container. Với chiến lược tăng chất lượng gạo xuất khẩu, trong thời gian tới số lượng gạo xuất khẩu nhìn chung sẽ không tăng mà chủ

yếu tăng lượng gạo cao cấp xuất khẩu, cũng có nghĩa là sẽ tăng giá trị hạt gạo Việt Nam. Vận chuyển bằng container sẽ giúp doanh nghiệp bảo quản gạo cao cấp dễ dàng hơn, điều này giúp ta dự đoán phương thức thuê tàu chợ và dùng container vận chuyển gạo sẽ phát triển trong thời gian tới. Điển hình có Công ty liên doanh Kitoku sản xuất và xuất khẩu gạo Japonica sang Nhật và Hàn Quốc. Đây là loại gạo có giá trị cao những để đảm bảo chất lượng gạo phải luôn được bảo quản trong nhiệt độ lạnh. Như vậy với phương thức vận chuyển thuê tàu chợ và dùng container để chứa gạo đáp ứng được yêu cầu bảo quản khắc khe của loại gạo này.

4.1.1.2 Cảng giao

Bảng 4.2 : Cảng xuất khẩu gạo (2001-2002)

200115 2002 Cảng Lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Mỹ Thới 260.000 58 80.000 25 Khác 189.519 42 238.352 75 Tổng 449.519 100 318.352 100

Nguồn : Tổng hợp từ Sở Thương mại-Du lịch và Cảng Mỹ Thới 16

4.1.1.2.1 Cảng Mỹ Thới

Trong năm 2001, gần 60% khối lượng gạo xuất khẩu qua cảng Mỹ Thới, đạt khối lượng 260.000 tấn. So với các các khác thì cảng Mỹ Thới có ưu thế gần các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong tỉnh, nên xuất khẩu qua cảng này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí chuyên chở từ 3-5 USD/tấn (theo tính toán của các chuyên viên cảng Mỹ Thới). Tuy nhiên hiện nay xuất khẩu cảng Mỹ Thới còn một số bất lợi như sau :

9 Do cửa sông Định An (cửa chính để tàu biển vào Cảng) không sâu, thường xuyên bồi lắng phù sa nên chỉ có những tàu biển có mớn nước bằng hoặc thấp hơn 7,5 m (tương đương tàu gạo 5.000 tấn) mới có thể lưu thông được.

9 Cảng chưa tiếp nhận tàu container và tàu chợ trong khi đây là phương thức vận chuyển đang có xu hướng phát triển trong hiện tại và trong tương lai.

Cả hai bất lợi trên làm cho các doanh nghiệp dù không muốn cũng buộc phải chọn lựa những cảng ở TP. Hồ Chí Minh.

4.1.1.2.2 Cảng khác

Ngoài cảng Mỹ Thới các doanh nghiệp còn có thể xuất khẩu gạo qua cảng Cần Thơ và nhiều nhất là các cảng ở TP. Hồ Chí Minh. Các cảng tại TP. Hồ Chí Minh có thể khắc phục được hai khuyết điểm kể trên của cảng Mỹ Thới. Tuy nhiên do các cảng này ở xa nên khi vận chuyển lẻ đã làm cho chi phí vận chuyển tăng lên 3-5 USD /tấn.

4.1.1.3 Điều kiện thương mại

Điều kiện thương mại quy định trách nhiệm rủi ro và trách nhiệm chi phí của hai bên mua và bán trong hợp đồng ngoại thương. Cam kết với bán hàng Điều kiện thương mại khác nhau sẽ làm cho doanh nghiệp chịu mức chi phí rất khác nhau nên thông thường các doanh nghiệp sẽ chào giá kèm theo điều kiện thương mại nhất định (ví dụ như gạo giá FOB là : 250$/tấn; CIF là : 285$/tấn). Theo bản Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) 1990 và 2000 có 13 điều kiện thương mại, nhưng trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp An Giang chỉ sử dụng chủ yếu 3 điều kiện thương mại sau :

Bảng 4.3 : Điều kiện thương mại trong xuất khẩu gạo (2001-2002)

200117 2002

CIF CFR FOB Cộng CIF CFR FOB Cộng

Lượng hợp

đồng 9 23 193 225 24 75 113 212 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ (%) 4 10 86 100 11 35 53 100

Nguồn : Điều tra từ 4/6 Doanh nghiệp có xuất khẩu gạo tại An Giang

4.1.1.3.1 FOB (Free on Board : giao hàng lên tàu)

Đây là điều kiện được sử dụng phổ biến và nhiều nhất ở các doanh nghiệp. Năm 2001, các doanh nghiệp đã ký trực tiếp 225 hợp đồng thì hợp đồng ký giá FOB đã chiếm tỷ lệ 86% (193 hợp đồng). Năm 2002, tuy hợp đồng bán giá FOB có sụt đáng kể nhưng cũng còn chiếm tỷ lệ trên 50% (113/212 hợp đồng). Điều kiện thương mại này phù hợp với những doanh nghiệp mới tham gia mua bán quốc tế và ở những quốc gia chưa phát triển những dịch vụ về bảo hiểm, vận tải hàng hải như Việt Nam. Bán hàng theo giá FOB doanh nghiệp xuất khẩu không phải chịu chi phí mua bảo hiểm và cước vận chuyển đến cảng nhà nhập khẩu. Trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ ít hơn nhưng vì vậy giá FOB là giá thấp nhất trong 3 loại trên, nên số lượng thu ngoại tệ mạnh cho doanh nghiệp cho quốc gia cũng hạn chế. Nhìn tổng thể, các doanh nghiệp vận tải và bảo hiểm trong nước ít có cơ hội hưởng lợi được từ giá này, do đó khó thúc đẩy phát triển lực lượng doanh nghiệp quan trọng này.

4.1.1.3.2 CFR (Cost and Freight : tiền hàng và cước phí)

Điều kiện thương mại CFR tăng rất nhanh trong năm 2002 với 75 hợp đồng xuất khẩu hơn năm 2001 gấp ba lần, chiếm 35% số lượng hợp đồng xuất khẩu của cả tỉnh. Cho thấy các doanh nghiệp giành được quyền thuê tàu nhiều hơn, lượng ngoại tệ thu về cũng cao hơn. Đây là thành công đáng khích lệ của các doanh nghiệp An Giang. Để đạt được thành quả này doanh nghiệp đã tạo nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý tàu biển và hãng tàu, mạnh dạn khôn khéo và kiên trì thuyết phục khách hàng chấp nhận mua theo giá CFR. Tuy nhiên đây chỉ là một thành công ban đầu, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục ký được nhiều hợp đồng theo giá này thì phải doanh nghiệp cần phải tăng số lượng chuyến tàu an toàn và đúng hẹn. Trong nỗ lực tạo niềm tin này, cũng không thể thiếu phần đóng góp của các hãng tàu Việt Nam.

4.1.1.3.3 CIF (Cost, Insurance and Freight : tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

Đây là loại giá bán gạo cao nhất vì bao gồm : tiền gạo, tiền mua bảo hiểm vận chuyển và phí chuyên chở đến cảng người mua. Bán gạo theo giá CIF mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn, nhưng thời gian qua số lượng hợp đồng ký với giá CIF còn rất khiêm tốn (năm 2001 là 9/225 hợp đồng). Mặc dù tốc độ tăng lượng hợp đồng ký theo giá này tăng rất nhanh trong năm 2002 - tăng hơn 2,5 lần – nhưng nó vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số hợp đồng được ký kết (chỉ 11%). Những nguyên nhân doanh nghiệp chưa ký nhiều hợp đồng giá CIF là :

1. Thói quen bán FOB một thời gian dài đã cản trở các doanh nghiệp thay đổi, vì khi chuyển sang CIF doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều trách nhiệm hơn, công việc phải làm nhiều hơn, đòi hỏi kỹ thuật nghiệp vụ của nhân viên cũng cao hơn.

2. Việc giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất cho khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn chậm trễ và khó khăn cho khách hàng.

Như vậy trong tương lai để thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn bán giá CIF, rất cần sự nỗ lực của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp vận tải.

Một phần của tài liệu 162 Đánh giá tình hình hoạt động giao nhận và thanh toán trong xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang hiện nay (Trang 39 - 42)