PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2002 CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU. (Trang 62 - 64)

CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

27.NHỮNG CHỈ TIÊU KINH TẾ CƠ BẢN:

Mua vào:

Mua trong nước: 2.132 ngàn tấn lương thực (quy thóc)

Nhập khẩu: 110 ngàn tấn lúa mì, 30 ngàn tấn phân bón.

Bán ra: 2.091 ngàn tấn lương thực (quy thóc).

Trong đó:

Bán nội địa: 775 ngàn tấn (quy gạo).

Xuất khẩu: 450 ngàn tấn gạo.

Sản xuất chế biến:

Trong đó:

− Xay, xoa xát 410 ngàn tấn (gồm thóc, gạo, bột mì). − Sản xuất và tiêu thụ 2.000 tấn mì ăn liền.

Doanh thu: 3.849.480 triệu đồng.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 107.310 ngàn USD

Trong đó:

Kim ngạch xuất khẩu : 91.360 triệu USD

Kim ngạch nhập khẩu : 15.950 ngàn USD

Lợi nhuận (trước thuế) : 55.443 triệu đồng

Nộp Ngân sách: 140 tỷ đồng.

28.NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG NĂM TỚI CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC :

Làm tốt công tác thị trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại: Từ Văn phòng Tcty đến các Cty thành viên, thực hiện thường xuyên việc theo dõi, nắm bắt thông tin kinh tế. Thông qua các Bộ chức năng, các cơ quan Tham tán thương mại, các hiệp hội ngân hàng, các bản tin thông tấn, báo chí, INTERNET, AGRUNET… để hình thành “kênh” thông tin. Nâng cao năng lực tiếp cận, xử lý thông tin, năng lực dự đoán, dự báo về tình hình sản xuất, thị trường, khả năng tiêu thụ…của cán bộ quản lý và đội ngũ trực tiếp kinh doanh. Tăng cường công tác giao dịch, tiếp thị, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động khảo sát…tìm cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Tiếp tục giải quyết tốt những trắc trở đã và có thể phát sinh từ phía đối tác để duy trì lâu dài quan hệ với những bạn hàng cũ…

Coi trọng thị trường nội địa, mở rộng hoạt động SXKD, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng và giá cả: Tcty tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng kinh doanh của hệ thống các công ty. Mở rộng hơn nữa các hoạt động sản xuất, chế biến, dịch vụ để tăng nhanh doanh thu, tạo điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, phấn đấu chấm dứt dần tình trạng bù lỗ, tiến tới có lãi đối với các hoạt động kinh doanh nội địa, bảo đảm khả năng bảo toàn vốn và tự cân đối về tài chính ngay từ cửa hàng, quầy hàng đến Cty. Để nâng cao chất lượng sản phẩm,Tcty kiên trì chủ trương phối hợp với các vùng sản xuất, đầu tư, thực hiện bằng được mục tiêu thay đổi giống lúa, đưa vào đồng bằng sông Hồng những giống đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước.

Thực hiện các dự án đầu tư đã triển khai trong năm 2001, đồng thời tiếp tục đầu tư thêm một số dự án mới trong năm 2002 để hoàn thiện cơ sở vật chất của ngành. Tập trung chỉ đạo để đưa nhanh các dự án sản xuất bao PP (ở TP Hồ Chí Minh), xay bột mì (ở Nghệ An), Trường mẫu giáo (ở 1c Ngô Quyền), khu Dịch vụ giải trí (ở công ty Lương Yên), chế biến hoa quả (ở Lao Cai), sản xuất mì ăn liền (ở Cty Hà Nội)… vào hoạt động sớm. Đồng thời thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy bột mì Cái Lân (giai đoạn hai), xây dựng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu (liên doanh với Irag), xây dựng các vùng chuyên canh trồng, chế biến

vừng và sắn, nuôi và chế biến thịt lợn xuất khẩu … Đẩy mạnh việc chuyển đổi, đa dạng ngành nghề hoạt động của Tcty.

Củng cố và tổ chức lại những công ty yếu kém, sáp nhập để hình thành một số công ty khu vực để bảo đảm năng lực hoạt động SXKD, đủ khả năng điều tiết nhu cầu, giá cả ở những thị trường trọng điểm và nhạy cảm. Có kế hoạch và từng bước triển khai thực hiện Nghị quyết TW 3 và các Nghị định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang Cty TNHH một thành viên, lựa chọn để cổ phần hóa hoặc áp dụng thí điểm các hình thức “giao, bán, khoán, cho thuê”…Trên cơ sở đó hình thành dần cơ chế quản lýTCty theo hướng của mô hình “Cty me – Cty con”. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp thành viên, tăng cường công tác thi đua khen thưởng, đào tạo cán bộ quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ, giải quyết lao động dôi dư…tạo khí thế mới trong việc thực hiện kế hoạch SXKD năm 2002.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU. (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w