IV. THỰC TRẠNG QUÁTRÌNH SOẠN THOẢ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC
a. Thực trạng việc lựa chọn nguồn cung ứng mặt hàng gạo xuất khẩu
Các vùng thu gom gạo trọng điểm của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng…và ở khu vực đồng bằng Sông Hồng. Tổng công ty cũng thực hiện công tác thu mua gạo nhưng chỉ là thứ yếu. Chất lượng gạo của miền Bắc chưa được cao nhưng do sự khuyến khích của Chính Phủ để bình ổn giá gạo trên thị trường trong nước nên chỉ tiêu của Tổng công ty đặt ra cố gắng xuất khẩu 100.000 tấn/ 1năm gạo phía Bắc.
Để đảm bảo khả năng cung cấp gạo của các vùng thu mua thì Tổng công ty đã có các đề nghị lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tạo điều kiện hơn cho các hộ nông dân ở đây có được sự ưu tiên về giống cũng như về các điều kiện kinh tế khác.
Để tránh tình trạng thiếu lúa gạo cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty do người dân bỏ lúa để nuôi trồng các sản phẩm khác có lợi nhuận cao hơn thì Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc cũng đã quy định mức giá thu mua hợp lý ở các địa bàn sao cho đảm bảo được lợi ích của người nông dân.
Ngoài ra công tác nghiên cứu các nguồn hàng còn mang lại lợi ích cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. Thông qua việc nắm vững điều kiện của nguồn hàng thì Tổng công ty có được kế hoạch tiêu thụ và ký kết các hợp đồng vào các thời điểm hợp lý.
Vậy với một nguồn cung ứng rộng lớn như vậy, Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc có thể đảm bảo được việc cung ứng thường xuyên và đáp ứng được các nhu cầu của thị trường thế giới.