Giải pháp về chuyển giao khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 89 - 91)

Chuyển giao khoa học công nghệ để có một nền nông nghiệp sinh thái.

Điều đầu tiên cần nâng cao nhận thức pháp luật của người sản xuất để chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khi sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, thú y trong quá trình canh tác, nuôi - trồng. Phát động phong trào xây dựng một nền nông nghiệp sạch vì sức khoẻ con người bằng cánh mở rộng chương trình IPM, chương trình sản xuất rau, quả an toàn, tăng cường kiểm tra ngăn chặn, xử phạt nghiêm các trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, hoá chất đã bị cấm. Song song đó cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông , khuyến lâm. Thực hiện việc xã hội hoá công tác khuyến nông theo quy định tại Nghị định số 56/2005/NĐ - CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư: hoàn chỉnh hệ thống khuyến nông từ

tỉnh đến cơ sở với các hình thức hoạt động linh hoạt, đặc biệt quan tâm đến các vùng sản xuất khó khăn, vùng dân tộc, coi đây là một hoạt động có hiệu quả để đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo. Đồng thời mở rộng các hình thức khuyến nông tự nguyện, khuyến nông dịch vụ và khuyến nông kinh doanh; Ngân sách Khuyến nông chủ yếu hướng tới chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, hướng tới sản xuất hàng hoá, ưu tiên xoá đói giảm nghèo cho nông dân ở vùng dân tộc kinh tế khó khăn. Tăng cường các mô hình khuyến nông mẫu và đẩy mạnh công tác truyền thông.

Những hệ thống có hiệu quả nhất bao gồm việc thu thập những vướng mắc của nông dân về kỹ thuật rồi phản ánh cho các trung tâm nghiên cứu. Công tác khuyến nông dựa vào ngân sách nhà nước dành cho nông nghiệp. Thời gian tới cần huy động nhiều nguồn vốn để hỗ trợ cho công tác khuyến nông như sự đóng góp của viện nghiên cứu và các trường Đại học, tiền quyên góp của các doanh nghiệp, các trang trại, nhà hảo tâm…

Cán bộ khuyến nông cũng được đào tạo lại vì đối tác đã thay đổi, giờđây nông dân là chủ sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức chuyển giao kỹ thuật thông tin phải phù hợp với trình độ văn hoá của học viên, phong tục tập quán ở từng vùng khác nhau và cần có chi phí thông tin.

Nội dung khuyến nông phải đa dạng hơn, không chỉ hướng vào cây lương thực mà bao gồm cả cây trồng khác có giá trị hàng hoá cao, các kỹ thuật mới, chú ý công nghệ sinh học, các phương pháp quản lý của một hộ tiểu nông hoặc một trang trại… Cán bộ khuyến nông sẽ khuyến khích nông dân tham gia đánh giá hiệu quả các kỹ thuật nông nghiệp đối với từng vùng phù hợp với môi trường sinh thái, làm phong phú thêm nội dung của công tác khuyến nông.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển khai đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp, từng bước cải tạo căn bản giống cây trồng, vật nuôi, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản trên thị trường. Nâng cao năng lực tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ

cho nông dân thông qua đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao công nghệ … từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng “sạch”. Trong những năm tới việc chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vẫn là mũi nhọn trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhằm tạo ra bước tiến với quy mô lớn tốc độ nhanh hơn, rộng hơn về năng xuất, chất lượng nông sản. Tiếp tục đầu tư vào khâu cơ bản lai tạo tại chỗ, nhập nội các giống có chất lượng và thích nghi với điều kiện sản xuất ở Sóc Trăng.

Tiếp thu có chọn lọc các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ có hiệu quả các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong thiết kế và xây dựng công trình thuỷ

lợi hiện đại, máy móc nông nghiệp có công nghệ cao, phân bón hữu cơ, thuốc trừ

Cơ giới hoá đồng bộ cây trồng, vật nuôi ở những vùng có quy mô sản xuất hàng hoá và điều kiện cho phép, nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tập trung chuyển giao công nghệ, đầu tư các thiết bị chế biến, thiết bị

sau thu hoạch nhằm tăng giá trị nông sản và giảm tổn thất sau thu hoạch. Tổ chức mạng lưới sửa chữa, cung cấp phụ tùng và công tác khuyến công để người sử

dụng có thể yên tâm mua sắm các trang thiết bị phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời là quá trình ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ vào sản xuất. Điều đó đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực tương xứng. Trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu là những cản trở lớn cho quá trình chuyển dịch. Chính vì vậy cần đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, mở rộng các hình thức liên kết đào tạo, phát triển hệ thống các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp, từng bước nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ

thuật của dân cư. Đây là công việc rất khó khăn nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư.

Tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền đến việc phát triển hệ

thống dịch vụ nông nghiệp và nông thôn, xã hội hoá các vấn đề đầu tư, quản lý khai thác các hệ thống dịch vụ nhằm tạo ra động lực cạnh tranh lành mạnh thúc

đẩy các dịch vụ phát triển. Đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc xây dựng các hệ thống dịch vụở những xã khó khăn, vùng đồng bào Khơmer.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)