Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 88 - 89)

Để đáp ứng các yêu cầu hội nhập của thị trường nông sản khu vực và thị

trường thế giới khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, thì chúng ta cần khẩn trương triển khai các biện pháp như: tổ chức lại sản xuất để tạo ra khối lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn như độ đồng đều, chất lượng ổn định, giá cạnh tranh và bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người dùng. Để đạt được cần phải tuyên truyền vận động nông dân hợp tác trong sản xuất, tăng cường kiểm dịch thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp.

Các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho người sản xuất thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhà nước hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản; xây dựng và quản lý chất lượng nông sản háng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thương mại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Đa dạng hoá thị trường, các hình thức ngoại thương và phương thức thanh toán phù hợp với điều kiện và lợi ích các bên tham gia, giảm bớt rủi ro về giá cho người sản xuất, kinh doanh. Từng bước phát triển thương mại điện tử hàng hoá nông sản.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại, hướng các hoạt động này gắn kết với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu dùng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp như hội chợ triển lãm thương mại ở nước ngoài, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu nông sản.

Hỗ trợ đầu tư phát triển chợ buôn bán nông sản, chợ nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch và tiêu thụ nông sản. Phải tìm kiếm thông tin về

các cơ hội buôn bán. Những cơ hội này có vai trò trọng yếu để nâng cao hiệu quả

của việc định giá trong nền kinh tế thị trường.

Phát triển mạnh mẽ thị trường tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển các trung tâm giao dịch thương mại để hỗ trợ tiêu thụ

cho nông dân, tạo ra thị trường ổn định. Đối với nông nghiệp Sóc Trăng, thị

trường nước ngoài giữ vai trò là đầu mối quan trọng trong tìm kiếm, duy trì và phát triển thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó cần phải có một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng để kịp thời hướng dẫn nông dân điều chỉnh sản xuất khi có biến động trên thị trường. Ngành Nông nghiêp kiện toàn và mở rộng hệ thống thông tin của ngành, bao gồm thông tin về sản xuất, thị trường, để giúp cơ sở và người sản xuất đầu tư phát triển sản xuất theo thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.

Để các chính sách trên phát huy được tác dụng hữu hiệu, cần phải quán triệt quan điểm coi trọng nông nghiệp nông thôn, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì vậy cần tăng cường đầu tư cho nông nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)