3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Sóc Trăng nằm ở phía Đông Nam vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Cần Thơ 60 km. Toạ độ địa lý từ 8040’đến 10014’ vĩ độ Bắc, 105009’
đến 106048’ kinh độĐông.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang - Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh - Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu - Phía Đông Nam giáp Biển Đông
Là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng có hệ thống giao thông thủy, bộ đều thuận lợi trong thông thương với các tỉnh trong và ngoài nước. Đó là nằm trên trục quốc lộ 1A và quốc lộ 60 nối các tỉnh phía Nam và phía Bắc trong đó có cả Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thông qua sông Hậu có thể tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các nước Lào, Cam-pu- chia. Với bờ biển dài hơn 72 km là một lợi thế so sánh của Sóc Trăng so với các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long, cảng Trần đề đã và tiếp tục được đầu tư xây dựng sẽ rất thuận lợi cho việc giao thương từ Sóc Trăng đến mọi miền của đất nước và quốc tế, ... Những nhân tố “thiên thời, địa lợi” đó đã và đang được chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện để phát triển kinh tế, nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời hội nhập vào quá trình phát triển chung của khu vực.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Địa hình tỉnh Sóc Trăng tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình 0,5 - 1,0 m so với mặt nước biển, thấp dần từ bờ biển phía Nam lên phía Bắc của tỉnh. Độ
cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Hướng của địa hình thay đổi theo 2 hướng chính:
- Theo hướng Đông - Tây (cao ở phía sông Hậu thấp dần vào trong nội đồng). - Theo hướng Đông Nam - Tây Bắc (cao ven bờ biển thấp dần vào trong
đất liền).
Nhìn chung, địa hình của tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc của tỉnh. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đồng đều, xen kẽ là những giồng cát có địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn.
các giồng cát ở các huyện Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung và TP.Sóc Trăng.
Với địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tuy nhiên hạn chế chủ yếu là địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phần nào gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng và giao thông đi lại đường bộ, đất đai phần lớn là đất bãi bồi ven sông và ven biển, nhiều nơi bị nhiễm mặn mùa khô, một số nơi bị úng ngập mùa mưa. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tỉnh phải đầu tư nhiều cho xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ
lợi.
3.1.1.3. Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biển, với nền nhiệt độ cao và lượng mưa tương đối lớn. Nhìn chung, nhiệt độ và ánh sáng trong năm khá ổn
định, chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm không nhiều. Sự ổn định về
nhiệt độ là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để thâm canh tăng vụđa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và các loại sản phẩm nông nghiệp.
- Độ ẩm: độ ẩm trung bình cả năm là 84 % (cao nhất 89 % mùa mưa, thấp nhất 79 % mùa khô), cây trồng vật nuôi ít bị bệnh so với các tỉnh phía Bắc.
- Mưa: lượng mưa trung bình 5 năm trở lại đây là 1.880 mm. Hàng năm lượng mưa tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10, biến động lượng mưa trong các tháng trong 5 năm qua cũng rất lớn. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu như không mưa trong khi lượng bốc hơi cao đã dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt nhất là vùng ven biển và vùng sâu, xa nguồn nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự thiếu ổn định của sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.
- Gió: Sóc Trăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa, có hai hướng gió chính trong năm, Đông - Bắc và Tây - Nam.
Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
3.1.1.4. Thủy văn:
Tỉnh Sóc Trăng có hệ thống sông rạch chằng chịt, bờ biển dài 72 km. Các sông rạch trong tỉnh chịu tác động trực tiếp của chếđộ bán nhật triều không
Nhìn chung, hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng được nối với nhau thành một mạng lưới chằng chịt, đổ ra biển Đông Nam Bộ. Do đó dao động mực nước trên hệ thống sông rạch chủ yếu do sự truyền triều từ biển Đông vào và một phần do lượng nước trên thượng nguồn của sông Hậu đổ về vào mùa mưa.
Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy nước trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển thì bị nhiễm mặn quanh năm do đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế của Sóc Trăng luôn duy trì ổn
định ở mức cao so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng song Cửu Long, đạt bình quân cả giai đoạn 1996 - 2000 là 9,3 %; giai đoạn 2001 - 2005 là 10,25 % cao hơn mức bình quân cả nước cùng kỳ 2,75%.
Bảng 3.1. TĂNG TRƯỞNG GDP GIAI ĐOẠN 1996 - 2007
Đơn vị: % 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Cả nước Sóc Trăng Cả nước Sóc Trăng Cả nước Sóc Trăng Cả nước Sóc Trăng Tổng GDP 6,95 9,30 7,50 10,25 - 12,86 - 13,45 Nông, lâm, thủy sản 4,42 7,44 3,50 8,20 - 10,50 - 5,34 Công nghiệp và xây dựng 10,60 13,61 10,10 15,00 - 14,53 - 24,29 Dịch vụ 5,69 11,62 6,40 12,81 - 18,09 - 25,59
7. 44 8. 20 13 .6 1 15.00 11. 62 12. 81 0.00 5.00 10.00 15.00% N«ng, l©m, thuû s¶n C«ng nghiÖp vµ x©y dùng DÞch vô Giai ®o¹n 1996 - 2000 Giai ®o¹n 2001 - 2005 Hình 3.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Sóc Trăng.
3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng không ngừng nỗ
lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, khai thác tốt nguồn lực trong tỉnh, nhất là về nông nghiệp và thuỷ sản, đưa nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng và ổn định ở mức độ cao. Về cơ cấu kinh tế cá khu vực cũng được chuyển dịch rõ nét.Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mặc dù diễn ra còn chậm nhưng
đang định hình rõ theo chiều hướng tích cực là tăng dần tỷ trọng khu vực II và khu vực III; cụ thể:
Bảng 3.2.CƠ CẤU KINH TẾ TRONG CÁC KHU VỰC KINH TẾ
Cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm (%)
Kinh tế khu vực
2000 2001 2004 2005 2006 2007
Toàn bộ nền kinh tế 100 100 100 100 100 100
Khu vực I
(nông, lâm, ngư nghiệp) 65,77 64,21 58,11 59,86 53,11 50,92 Khu vực II
(công nghiệp, xây dựng)
15,40 16,82 20,09 18,84 22,63 23,46 Khu vực III
(thương mại, dịch vụ) 18,83 18,97 21,80 21,30 24,26 25,62
Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Trăng, năm 2001 - 2006, Cục Thống kê Sóc Trăng
Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu các khu vực diễn ra còn chậm. Khu vực I vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 50 % GDP; điều này cho thấy nền kinh tế của tỉnh vẫn còn mang tính thuần nông, nếu so sánh với cơ cấu của cả nước, gần nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy chưa tiến bộ, thể hiện rõ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh diễn ra còn chậm. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, người dân chưa theo kịp thị trường, sản phẩm làm ra có khối lượng nhiều nhưng phân tán, chất lượng thấp, giá thành cao, thị trường tiêu thụ bấp bênh, lợi nhuận thấp.
25.62%
50.92%
23.46% N«ng, l©m, thuû s¶n C«ng nghiÖp vµ x©y dùng DÞch vô
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2006 của tỉnh Sóc Trăng Bảng3.3. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng GDP tỷ đồng (1994) 4.126 4.421 4.808 5.388 5.961 6.722 7.582 Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản 65,77 64,21 63,70 62,27 58,11 59,86 53,11 Công nghiệp và xây dựng 15,40 16,82 17,76 18,81 20,09 18,84 22,63 Dịch vụ 18,83 18,97 18,54 18,92 21,80 21,30 24,26
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 tỉnh Sóc Trăng
3.1.3. Chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp: 3.1.3.1. Chủ trương chuyển đổi của Chính phủ: 3.1.3.1. Chủ trương chuyển đổi của Chính phủ:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) nước ta liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, lạc hậu đã vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị trí đáng kể trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nước ta cũng gặp một số khó khăn, mắc phải những sai lầm như: trước đây chúng ta chỉ trồng độc canh cây lúa, không chú trọng đến chất lượng trong quá trình sản xuất dẫn đến hiệu quả thấp. Cho nên qua nghiên cứu và khảo sát tình hình chung thì chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP về việc đề ra một số chủ trương và chính
sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho cả
nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung như sau:
+ Cần phải phát huy lợi thế to lớn của nền nông nghiệp nước ta về tiềm năng thiên nhiên, về truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời, về tính cần cù, năng động, sáng tạo của nông dân, nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp mạnh, phát triển bền vững, được áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới, từng bước được hiện đại hoá, vươn lên trở thành một nền nông nghiệp với những ngành sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế, có năng suất và thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần nâng cao
đời sống nông dân, ổn định kinh tế và xã hội đất nước.
+ Việc chọn cơ cấu quy mô và chủng loại sản phẩm các ngành hàng sản xuất nông nghiệp phải khai thác được lợi thế của cả nước và từng vùng, bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, phải có khả năng tiêu thụ được hàng hóa, có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, sinh thái.
+ Trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hóa quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng như sau:
a. Lúa gạo: là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là 2 vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Phải đảm bảo an toàn lương thực, đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và có số lượng cần thiết để xuất khẩu. Mức sản lượng lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/ năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/ năm (chưa kể lượng bột mì được tiêu thụ ngày càng nhiều, chủ yếu dựa vào xuất khẩu), số còn lại để xuất khẩu và cho các nhu cầu khác. Sản xuất lúa gạo chủ yếu dựa vào thâm canh sử dụng giống có chất lượng cao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giữ ổn định khoảng 04 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Với các loại đất sản xuất kém hiệu quả thì chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác có hiệu quả cao hơn như: đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đất ven đô thị thì chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn trái… ở vùng sâu, vùng xa vẫn đầu tư để phát triển
sản xuất lúa ở nơi có điều kiện (nhất là về thủy lợi nhỏ và xây dựng đồng ruộng)
đểđảm bảo đời sống nhân dân sớm chặn đứng được nạn phá rừng làm rẫy và tình trạng du canh du cư.
b. Màu lương thực: chủ yếu là ngô, tiếp tục phát triển đạt mức 5 - 6 triệu ha/ năm đủ nguyên liệu để dùng làm thức ăn chăn nuôi.
2. Cây công nghiệp ngắn ngày:
a. Cây mía: không xây dựng thêm các nhà máy đường mới, chủ yếu là sắp xếp và phát huy công suất các nhà máy hiện có. Xây dựng vùng nguyên liệu mía ổn định, đẩy mạnh thâm canh. Phát triển các công nghiệp chế biến khác để
nâng cao hiệu quả của nhà máy đường, phát triển công nghiệp thực phẩm (kẹo, bánh, sữa, nước trái cây có đường…) để tiêu thụ hết lượng đường sản xuất ra. Trong tương lai khi nhu cầu thị trường trong nước tăng lên, sẽ xem xét quyết
định mức phát triển cao hơn về công nghiệp đường.
b. Cây có dầu: nước ta có điều kiện tự giải quyết nhu cầu dầu thực vật, nhất là dầu ăn. Phát triển mạnh các loại cây có dầu như: lạc, đậu tương, vừng, hướng dương… để cung cấp dầu ăn cho nhân dân với mức 4 - 5 kg/ người/ năm, tiến tới không cần nhập khẩu. Trong quá trình phát triển, nếu có thị trường lớn, bán được giá thì tranh thủđiều kiện phát triển mạnh để có thể xuất khẩu dầu ăn.
c. Các loại cây có sợi:bông, dâu tằm có vị thế lâu dài trong cơ cấu nông nghiệp. Phát triển bông sợi ở những vùng có điều kiện, để tiến tới tự túc được một phần quan trọng nhu cầu sợi bông cho ngành dệt hạn chế nhập khẩu.
3. Một số cây lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao:
a. Cà phê: là ngành sản xuất hàng hóa lớn của nông nghiệp nước ta. Giữ
mức 400.000 ha cà phê vốn hiện có, có trồng thay thế hàng năm, chú trọng thâm canh cao và toàn diện không mở thêm diện tích nữa.
b. Điều: phát triển mạnh cây điều, dựa vào cải tạo vườn điều cũ và mở
thêm diện tích mới, chủ yếu ở miền Trung, nâng diện tích điều lên khoảng 500.000 ha, đạt sản lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/ năm.
4. Rau, quả, hoa và canh cây cảnh:
a. Rau: phát triển các loại rau, lượng chủ yếu là rau có chất lượng tốt. Ngoài các loại rau truyền thống, phát triển thêm các loại rau cao cấp mới như:
đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn và nấm dược liệu… là những loại rau có giá trị
dinh dưỡng cao, có triển rộng lớn về thị trường tiêu thụ, tạo thêm nhiều công ăn việc làm , xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn nước ta.
b. Cây ăn quả: phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới, khai thác có hiệu quả mọi lợi thế của vùng sinh thái nước ta, đáp ứng nhu cầu đời sống của