Khẩn trương rà soát, điều chỉnh và xây dựng quy hoạch tổng thể trong nông nghiệp. Khắc phục tình trạng quy hoạch chạy theo thực tiễn. Cần đổi mới tư duy quy hoạch dựa trên các dự báo dài hạn, có lộ trình cho từng giai đoạn và hướng vào những thứ mà “thị trường cần” trên cơ sở khai thác được hiệu quả những thứ
mình có. Quy hoạch sử dụng đất đến 2010 bố trí sản xuất xác định diện tích trồng cây hàng năm, trong đó diện tích lúa ổn định là 150.016 ha, diện tích đất vườn trồng cây ăn quả và cây lâu năm 38.930 ha và 2.674 ha đất nông nghiệp khác; đi cùng với quy hoạch sản xuất phải gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
từ sản xuất - thu mua, tồn trữ, chế biến, lưu thông và thị trường .
Một số nội dụng quy hoạch cụ thể cần quan tâm trong thời gian tới là: - Điều chỉnh quy hoạch thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, bán sát tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo các vùng sinh thái.
- Chuyển đổi khoảng 50 halúa vùng trũng kém hiệu quả thuộc Mỹ Tú, Ngã Năm và Thạnh trị sang phát triển mô hình VAC, phát triển kinh tế trang trại tạo thành vùng nuôi thủy sản nước ngọt tập trung với quy mô lớn.
- Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ven thị xã Sóc Trăng để chuyển giao các công nghệ cao, tâp trung vào sản xuất rau sạch, hoa và cây cảnh.
- Quy hoạch chi tiết ngành chăn nuôi theo hướng tách khỏi khu dân cư để
phát triển các trang trại chăn nuôi tạo thành vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp, thuận lợi cho việc quản lý và phòng trừ dịch bệnh.
- Quy hoạch phát triển thành vùng tập trung một số cây ăn trái có lợi thế
như Xoài Cát hòa lộc, Măng cụt, Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Bưởi Năm roi, Bưởi Da xanh thuộc ven sông Hậu với quy mô mỗi loại từ 2 đến 3 ngàn ha/loại trái cây.
- Các huyện tiến hành quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất theo huớng xác
định rõ vùng chuyên làm lúa, vùng lúa kết hợp trồng màu, vùng VAC, vùng chuyên cây ăn quả, chuyên nuôi thủy sản .. . đểđầu tư cơ sở hạ tầng, truớc tiên là
thủy lợi, bờ bao, và chuyển giao khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu bố trí sản xuất
4.2. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG:
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đểđáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu nông, lâm thủy sản và kinh tế nông thôn cụ thể là:
- Xây dựng và hoàn thành dứt điểm các công trình thủy lợi trọng điểm, rà soát lại các công trình thủy lợi đã xuống cấp và hệ thống đê điều ở những vùng xung yếu để có kế hoạch duy tư, bảo dưỡng và nâng cấp kịp thời làm cơ sở cho việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn. Tiếp tục đầu tư thủy lợi phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bảo đảm thâm canh cây trồng và nuôi thủy sản, an toàn môi truờng sinh thái, nâng cao độ phì của đất đai. Gắn quy hoạch thủy lợi với kiểm soát lũ, sạt lở, giữ ngọt, phát triển giao thông, xây dựng cụm dân cư. Chuyển đổi nhanh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên bố trí các công trình tưới tiêu chủ động cho vùng quy hoạch lúa đặc sản xuất khẩu, vùng cây ăn quả, hoa màu và nuôi trồng thủy sản. Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả của các hệ thống thủy lợi.
- Huy động mọi nguồn lực cho phát triển giao thông nông thôn, chú trọng nâng cấp chất lượng đường ở vùng sâu, vùng xa, hình thành mạng lưới đảm bảo lưu chuyển nông sản hàng hóa thông suốt, nhất là vùng sản xuất tập trung nguyên liệu lúa đặc sản, mía, trái cây …
- Phát triển nhanh mạng lưới điện thoại tới từng ấp, khóm, thí điểm và tiến tới mở rộng nói mạng Intenet với Trung tâm Hỗ trợđầu tư, Trung tâm Xúc tiến thương mại và các sở chuyên ngành, nhất là ở vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung.
- Hoàn thành việc kéo điện lưới quốc gia đến các xã vùng sâu chưa có điện và triển khai đề án cung cấp điện cho nông thôn giai đoạn 2005 - 2010.
- Phát triển các công trình phục vụ thương mại: tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi hơn và hỗ trợ cho việc các xã xây dựng chợ theo quy hoạch và dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4.3. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ:
Vốn là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mọi ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khác
với các ngành sản xuất khác, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy đây là ngành cần lượng vốn lớn, nhưng lợi nhuận của ngành thấp, tính rủi ro cao. Do vậy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh hay chậm là phụ thuộc rất lớn vào vốn đầu tư.
Phải thực hiện chính sách tạo lập môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư
trong nước trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn thông qua ưu đãi về thuế, về
quyền sử dụng đất. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thu hút tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, của các doanh nghiệp ngoài nông nghiệp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Thực hiện các chính sách quản lý chặt chẽ các nguồn vốn để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
Phải thực hiện đổi mới lĩnh vực đầu tư vốn. Lãi suất tín dụng của cả hệ
thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn chưa thể hiện được đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, nhất là mô hình mới hình thành và các trang trại. Lãi suất tín dụng ở nông thôn vẫn cao hơn ở thành thị, lãi suất ở các quỹ tín dụng luôn cao hơn các ngân hàng trên cùng một địa bàn và được hưởng lãi suất tín dụng “đầu ra” và “đầu vào” cao hơn ở hệ
thống ngân hàng. Do đó cần phải có quy hoạch hợp lý về điều chỉnh lãi suất tín dụng.
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, không thể chỉ sử dụng phương thức vay thương mại mà cần kêu gọi vốn nước ngoài FDI thông qua liên doanh ... để giảm bớt lãi suất đầu vào và có điều kiện hạ thấp lãi suất đầu ra.
Nâng cao khả năng vốn đầu tưđể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển kinh tế nhiều thành phần, triệt để khai thác các nguồn vốn đầu tư
từ dân cư; mở rộng các hình thức tín dụng; Điều chỉnh thời hạn vay vốn linh hoạt phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi; Phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn vốn ưu đãi; tích cực tìm kiếm đối tác đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.
4.4. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN:
Để đáp ứng các yêu cầu hội nhập của thị trường nông sản khu vực và thị
trường thế giới khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, thì chúng ta cần khẩn trương triển khai các biện pháp như: tổ chức lại sản xuất để tạo ra khối lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn như độ đồng đều, chất lượng ổn định, giá cạnh tranh và bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người dùng. Để đạt được cần phải tuyên truyền vận động nông dân hợp tác trong sản xuất, tăng cường kiểm dịch thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp.
Các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho người sản xuất thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhà nước hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản; xây dựng và quản lý chất lượng nông sản háng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thương mại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Đa dạng hoá thị trường, các hình thức ngoại thương và phương thức thanh toán phù hợp với điều kiện và lợi ích các bên tham gia, giảm bớt rủi ro về giá cho người sản xuất, kinh doanh. Từng bước phát triển thương mại điện tử hàng hoá nông sản.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại, hướng các hoạt động này gắn kết với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu dùng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp như hội chợ triển lãm thương mại ở nước ngoài, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu nông sản.
Hỗ trợ đầu tư phát triển chợ buôn bán nông sản, chợ nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch và tiêu thụ nông sản. Phải tìm kiếm thông tin về
các cơ hội buôn bán. Những cơ hội này có vai trò trọng yếu để nâng cao hiệu quả
của việc định giá trong nền kinh tế thị trường.
Phát triển mạnh mẽ thị trường tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển các trung tâm giao dịch thương mại để hỗ trợ tiêu thụ
cho nông dân, tạo ra thị trường ổn định. Đối với nông nghiệp Sóc Trăng, thị
trường nước ngoài giữ vai trò là đầu mối quan trọng trong tìm kiếm, duy trì và phát triển thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó cần phải có một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng để kịp thời hướng dẫn nông dân điều chỉnh sản xuất khi có biến động trên thị trường. Ngành Nông nghiêp kiện toàn và mở rộng hệ thống thông tin của ngành, bao gồm thông tin về sản xuất, thị trường, để giúp cơ sở và người sản xuất đầu tư phát triển sản xuất theo thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
Để các chính sách trên phát huy được tác dụng hữu hiệu, cần phải quán triệt quan điểm coi trọng nông nghiệp nông thôn, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì vậy cần tăng cường đầu tư cho nông nghiệp.
4.5. GIẢI PHÁP VỀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:
Chuyển giao khoa học công nghệ để có một nền nông nghiệp sinh thái.
Điều đầu tiên cần nâng cao nhận thức pháp luật của người sản xuất để chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khi sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, thú y trong quá trình canh tác, nuôi - trồng. Phát động phong trào xây dựng một nền nông nghiệp sạch vì sức khoẻ con người bằng cánh mở rộng chương trình IPM, chương trình sản xuất rau, quả an toàn, tăng cường kiểm tra ngăn chặn, xử phạt nghiêm các trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, hoá chất đã bị cấm. Song song đó cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông , khuyến lâm. Thực hiện việc xã hội hoá công tác khuyến nông theo quy định tại Nghị định số 56/2005/NĐ - CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư: hoàn chỉnh hệ thống khuyến nông từ
tỉnh đến cơ sở với các hình thức hoạt động linh hoạt, đặc biệt quan tâm đến các vùng sản xuất khó khăn, vùng dân tộc, coi đây là một hoạt động có hiệu quả để đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo. Đồng thời mở rộng các hình thức khuyến nông tự nguyện, khuyến nông dịch vụ và khuyến nông kinh doanh; Ngân sách Khuyến nông chủ yếu hướng tới chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, hướng tới sản xuất hàng hoá, ưu tiên xoá đói giảm nghèo cho nông dân ở vùng dân tộc kinh tế khó khăn. Tăng cường các mô hình khuyến nông mẫu và đẩy mạnh công tác truyền thông.
Những hệ thống có hiệu quả nhất bao gồm việc thu thập những vướng mắc của nông dân về kỹ thuật rồi phản ánh cho các trung tâm nghiên cứu. Công tác khuyến nông dựa vào ngân sách nhà nước dành cho nông nghiệp. Thời gian tới cần huy động nhiều nguồn vốn để hỗ trợ cho công tác khuyến nông như sự đóng góp của viện nghiên cứu và các trường Đại học, tiền quyên góp của các doanh nghiệp, các trang trại, nhà hảo tâm…
Cán bộ khuyến nông cũng được đào tạo lại vì đối tác đã thay đổi, giờđây nông dân là chủ sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức chuyển giao kỹ thuật thông tin phải phù hợp với trình độ văn hoá của học viên, phong tục tập quán ở từng vùng khác nhau và cần có chi phí thông tin.
Nội dung khuyến nông phải đa dạng hơn, không chỉ hướng vào cây lương thực mà bao gồm cả cây trồng khác có giá trị hàng hoá cao, các kỹ thuật mới, chú ý công nghệ sinh học, các phương pháp quản lý của một hộ tiểu nông hoặc một trang trại… Cán bộ khuyến nông sẽ khuyến khích nông dân tham gia đánh giá hiệu quả các kỹ thuật nông nghiệp đối với từng vùng phù hợp với môi trường sinh thái, làm phong phú thêm nội dung của công tác khuyến nông.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển khai đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp, từng bước cải tạo căn bản giống cây trồng, vật nuôi, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản trên thị trường. Nâng cao năng lực tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ
cho nông dân thông qua đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao công nghệ … từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng “sạch”. Trong những năm tới việc chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vẫn là mũi nhọn trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhằm tạo ra bước tiến với quy mô lớn tốc độ nhanh hơn, rộng hơn về năng xuất, chất lượng nông sản. Tiếp tục đầu tư vào khâu cơ bản lai tạo tại chỗ, nhập nội các giống có chất lượng và thích nghi với điều kiện sản xuất ở Sóc Trăng.
Tiếp thu có chọn lọc các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ có hiệu quả các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong thiết kế và xây dựng công trình thuỷ
lợi hiện đại, máy móc nông nghiệp có công nghệ cao, phân bón hữu cơ, thuốc trừ
Cơ giới hoá đồng bộ cây trồng, vật nuôi ở những vùng có quy mô sản xuất hàng hoá và điều kiện cho phép, nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tập trung chuyển giao công nghệ, đầu tư các thiết bị chế biến, thiết bị
sau thu hoạch nhằm tăng giá trị nông sản và giảm tổn thất sau thu hoạch. Tổ chức mạng lưới sửa chữa, cung cấp phụ tùng và công tác khuyến công để người sử
dụng có thể yên tâm mua sắm các trang thiết bị phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời là quá trình ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ vào sản xuất. Điều đó đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực tương xứng. Trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu là những cản trở lớn cho quá trình chuyển dịch. Chính vì vậy cần đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, mở rộng các hình thức liên kết đào tạo, phát triển hệ thống các trung