Công ty được Tổng Công ty giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ. Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực được giao. Công ty có thể được Tổng giám đốc bổ sung hoặc điều chuyển vốn đã giao theo yêu cầu kinh doanh, phục vụ của Tổng công ty.
Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng công ty theo nội dung đã quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, các quy định chi tiết tại Quy chế tài chính được Hội đồng quản trị Tổng công ty ban hành kèm theo quyết định số 91/QĐ - TCKTTK - HĐQT ngày 04/7/2000 và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính về hoạt động tài chính, quản lý vốn và tài sản theo quy định của nhà nước.
a. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản Quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn:
Công ty được Tổng công ty giao quyền quản lý, sử dụng vốn và tài sản theo quy định giao vốn số 3315/QĐ ngày 23/09/1996 của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các quyết định khác về giao vốn.
Công ty được quyền sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kịp thời cho nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử dụng vốn và các quỹ khác mục đích phải tuân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước và Tổng Công ty.
Công ty được sử dụng vốn và tài sản đầu tư bên ngoài khi có quyết định uỷ quyền của Tổng Công ty.
Huy động vốn:
không vượt quá mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố tại cùng thời điểm. Đối với việc huy động vốn trung và dài hạn, công ty phải lập phương án trình Tổng công ty và được tổ chức thực hiện khi được Tổng công ty phê duyệt, uỷ quyền. Công ty chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết và hợp đồng huy động vốn.
Quản lý tài sản, cho thuê, thế chấp tài sản:
Công ty thực hiện quản lý, bảo quản và sử dụng tài sản theo quy định và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong Công ty. Định kỳ và kết thúc năm tài chính, Công ty tiến hành kiểm kê toàn bộ số tài sản và vốn hiện có.
Công ty có quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán, thanh lý tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty để phục vụ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn theo yêu cầu phân cấp của Tổng công ty quy định.
Chế độ khấu hao tài sản cố định:
Công ty thực hiện chế độ khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định nộp về Tổng công ty. Trường hợp phải trả nợ vốn vay đã đầu tư tài sản cố định đó thì được giữ lại khấu hao để thanh toán nợ đến hạn. Công ty được ghi giảm vốn cho số khấu hao đã nộp.
Đánh giá lại tài sản
Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
Kiểm kê đánh giá lại táỉan theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu. Dùng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (khi đem tài sản đi góp vốn và khi nhận tài sản về).
Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Tổng công ty.
Nhượng bán, thanh lý tài sản, xử lý tổn thất tài sản:
Thực hiện theo quy định của nhà nước va Tổng công ty.
Quản lý công nợ.
Công ty và các đơn vị phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản công nợ phải thu, phải trả trong và ngoài Công ty. Định kỳ (tháng, quý), các đơn vị và công ty phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ phải thu đặc biệt, các khoản nợ đến hạn, quá hạn, các khoản nợ khó đòi, các khoản nợ phải thu, phải trả nội bộ công ty.
Đối với các khoản nợ khó đòi không có khả năng thu hồi, công ty phải lập hội đồng xử lý, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể và biện pháp xử lý. Nếu do chủ quan gây ra thì người phạm lỗi phải bồi thường. Khoản chênh lệch giữa thiệt hại và bồi thương của người phạm lỗi nếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của đơn vị. Nếu quỹ dự phòng tài chính không đủ thì phần thiếu được tính vào chi phí bất thường trong kỳ.
Các khoản nợ thực sự không đòi được, xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 64TC/TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước.
b. Quản lý doanh thu
Toàn bộ doanh htu của công ty phát sinh trong kỳ, các khoản chiết kháu thanh toán, giảm giá hàng bán... phải được thể hiện trên các hoá đơn, chứng từ hợp lệ và đầy đủ, rõ ràng vào sổ kế toán trong kỳ báo cáo theo chế độ quy định của nhà nước và Tổng công ty.
Công ty thực hiện hạch toán trung doanh thu phát sinh tại văn phòng Công ty và các đơn vị phụ thuộc để xác định lợi nhuận tập trung toàn công ty. Các đơn vị trong công ty phải báo cáo đầy đủ, chi tiết doanh thu phát sinh về công ty.
Công ty hạch toán đầy đủ, chi tiết doanh thu phát sinh ở công ty và các đơn vị. Không được để ngoài sổ sách hoặc phản ánh sai, phản ánh không đủ các khoản doanh thu, thu nhập phát sinh trong kỳ.
Công ty được xác định doanh thu riêng để xác định lợi nhuận của công ty theo quy định của Tổng công ty. Doanh thu riêng lợi nhuận của công ty có giá trị để hạch toán nội bộ công ty. Doanh thu riêng của công ty là phẩn doanh thu kinh doanh Bưu chính Viễn thông được hưởng.
c. Quản lý chi chí
Chi phí của công ty bao gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động khác tại các đơn vị và chi phí phát sinh tại khối văn phòng công ty. Quản lý chi phí tiến hành theo quy chế tài chính mà Tổng công ty quy định cho đơn vị và các quy định hiện hành của nhà nước.
d. Quản lý giá thành
Công ty phải hạch toán để xác định giá thành dịch vụ bưu c hính viễn thông và giá thành kinh doah khách hạch toán riêng (giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ). Quản lý giá thành thực hiên theo quy chế tài chính mà Tổng công ty quy định cho đơn vị và các quy định hiện hành của nhà nước.
e. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận được thực hiện trong năm tại công ty là kết quả kinh doanh của công ty bao gồm tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác của tất cả các đơn vị trực thuộc công ty.
Lợi nhuận của công ty được phân phối như sau:
• Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp về Tổng công ty và tại địa phương theo quy định.
• Phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau:
- Bù vào các khoản lỗ năm trước đối với các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
- Trừ các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của công ty sau khi đã trừ đi tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (nếu có).
- Trừ các khoan chi phí thực tế đã chia ra nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
-Trả lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có) • Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các khoản trên được trích lập vào
các quỹ của công ty.
- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của công ty thì không trích nữa.
- Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển
- Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, khi số dư quỹ này bằng 6 tháng lương thực hiện của công ty thì không trích nữa.
• Phần lợi nhuận còn lại trích vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Giám đốc sau khi tham khảo ý kiến Công đoàn công ty, quyết định tỷ lệ phân chia mỗi quỹ cho phù hợp