II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỒN KHO:
3.1. Nhu cầu sử dụng hàng ngày:
Khi tính được nhu cầu sử dụng bình quân trong năm ta sẽ chia cho số ngày trong năm để có được số bình quân ngày (d).
- Nhu cầu sử dụng bình quân hàng ngày của loại cao cấp Daiseikai: dDaiseikai = 365 Daiseikai D = 365 13626 = 38 bộ
- Nhu cầu sử dụng hàng ngày của loại tiêu chuẩn Cooling: dCooling =
365
Cooling
D
= 10904365 = 30 bộ
- Nhu cầu sử dụng hàng ngày của loại chức năng Heatump: dHeatump =
365
Heatump
D
= 10325365 = 29 bộ
dInverter = 365 Inverter D = 23522365 = 65 bộ 3.2. Điểm đặt lại hàng(R):
- Để tính được thời điểm đặt lại hàng chúng ta sẽ áp dụng công thức sau:
R = L * d
- Trong đó L là thời gian vận chuyển giao nhận hàng hóa, và thời gian nhận và vận chuyển hàng hóa bình quân tại công ty là 15 ngày. Ta tính được điểm đặt lại hàng của các sản phẩm như sau:
3.2.1. Loại cao cấp Daiseikai:
RDaiseikai = L* d Daiseikai = 15*38 = 570 bộ
Như vậy thời điểm đặt lại hàng cho loại cao cấp Daiseikai khi số lượng hàng tồn trong kho còn 570 bộ và số lượng đặt hàng tối ưu là 1507 bộ.
3.2.2. Loại tiêu chuẩn Cooling:
RCooling = L* dCooling = 15* 30 = 450 bộ
Thời điểm đặt lại hàng hợp lý cho loại tiêu chuẩn Cooling là khi số hàng tồn kho còn 450 bộ và số lượng đặt hàng tối ưu cho loại này là 1310 bộ.
3.2.3. Loại chức năng Heatump:
RHeatump = L* dHeatump = 15* 29 = 435 bộ
Thời điểm đặt lại hàng của loại chức năng Heatump khi ở kho còn 435 bộ và số lượng đặt hàng tối ưu là 1346 bộ là phù hợp nhất.
3.2.4. Loại tiết kiệm điện Inverter:
RInverter = L* dInverter = 15* 65 = 975 bộ
Và thời điểm đặt lại hàng thích hợp nhất cho loại tiết kiệm điện Inverter là khi mức tồn kho còn lại 975 bộ và số lượng đặt hàng tối ưu cho loại này là 1994 bộ.
4.1. Áp dụng các mô hình tồn kho:
- Khi áp dụng các mô hình tồn kho thì công ty sẽ tính toán dự báo được nhu cầu hàng hóa, thời điểm đặt hàng cũng như số lượng hợp lý nhất để giảm được một lượng lớn hàng tồn kho dự trữ và tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian và sức lao động…
4.2. Áp dụng kỹ thuật phân tích biên tế:
- Nhờ vào kỹ thuật phân tích biên tế chúng ta có thể xác định được mức tồn trữ tối ưu cho các mô hình tồn kho. Kĩ thuật này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc áp dụng các mô hình tồn kho tại doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh mang lại kết quả tôt nhất cho doanh nghiệp.
4.3. Áp dụng các biện pháp pháp lý chặt chẽ khi kí kết hợp đồng:
- Các biện pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng chất lượng và số lượng sản phẩm được đảm bảo đúng quy định. Đồng thời còn đáp ứng đúng theo yêu cầu về thời gian giao nhận hàng hóa. Tính chất pháp lý mang tính ràng buộc để đảm bảo rằng bên mua hay bên luôn luôn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để giảm thiểu rủi ro cho cả 2 bên.
III. KIẾN NGHỊ:
Mặc dù còn tồn tại các khiếm khuyết nhỏ, nhưng điều đó không thể phủ nhận một điều rằng công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty hiện tại là khá tốt. Vì vậy để góp phần hoàn thiện, nâng cao thêm hiệu quả quản lý này, cần phải:
- Khi nhập hàng với số lượng lớn thì các thủ kho nên tăng cường giám sát, phối hợp chặt chẽ, chỉ dẫn các công nhân chất xếp theo đúng quy định để giúp cho việc luân chuyển hàng trong xuất kho được tốt hơn, tránh tình trạng một số lô hàng bị ứ đọng lại quá lâu mà không kiểm soát được.
- Nên sắp xếp một vài kho hàng theo sản phẩm mã hàng khác nhau và hợp lý. Chẳng hạn như đối với kho 1 đến kho 8 là hàng nội địa tại các kho còn lại là hàng nhập khẩu, điều này sẽ giúp cho việc quản lý, kiểm soát được dễ dàng hơn, có thể tránh được những sai sót nhỏ khi xuất hàng.
- Có sự phân công hợp lý cũng như trách nhiệm cụ thể để tránh tình trạng lẫn trốn trách nhiệm đỗ lỗi cho người khác khi có sự cố xảy ra.
- Mặt khác, để góp phần nâng cao hiệu quả về quản lý hàng tồn kho cả về mặt định tính và định lượng. Điều đầu tiên là cần tập trung làm tốt trong khâu quản lý hàng tồn kho, giữ vững và phát huy những mặt tốt đã thực hiện được. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo công ty cần thực hiện tốt vai trò của mình: tạo mối liên hệ tốt với các đối tác cung ứng, nắm bắt kịp thời về tình hình nguồn cung của thị trường để đưa ra những định hướng, đề xuất, điều chỉnh sản lượng nhập vào hợp lý theo từng thời điểm khác nhau. Để làm tốt điều này, bộ phận xây dựng kế hoạch cần phải cố gắng hơn để đưa ra các kế hoạch hợp lý (theo sát tình hình thị trường, có các dự báo thống kê chính xác…) có một kế hoạch có tốt phù hợp sẽ là yếu tố đầu tiên góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện.
IV. KẾT LUẬN:
- Trong nền kinh tế hội nhập thì công ty CP Anh Huy đã có những bước tiến mạnh mẽ với những thành công nhất định và hoạt động kinh doanh luôn mang lại hiệu quả rõ rệt.
- Điều đó cho thấy đóng góp rất lớn của công ty vào sự phát triển của Tập Đoàn nói riêng, và sự phát triển của đất nước nói chung. Điều này được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm đều đạt lợi nhuận cao. Có được những thành tựu như vậy là nhờ vào sự chỉ đạo đúng đắn từ phía Ban lãnh đạo Công ty cùng với sự nổ lực hết mình của các thành viên trong công ty. Tin rằng với sự quan tâm lãnh đạo từ các phía cùng những kết quả mà công ty đã đạt được cộng với sự nổ lực không ngừng, sự quyết tâm của các thành viên của công ty sẽ góp phần nâng tầm cao mới cho sự phát triển của công ty.
- Trong quá trình tìm hiểu về Công ty, em đã có một cái nhìn khái quát, hiểu rõ hơn về đặc điểm tình hình hoạt động của công ty. Đây là khoảng thời gian thực tập rất có ý nghĩa, đã giúp em đi sâu tìm hiểu về một lĩnh vực cụ thể trên thực tế, tập trung chủ yếu là
về công tác quản lý hàng tồn kho, từ đó thiết lập mô hình quản trị hàng tồn kho thích hợp. Điều mà những kiến thức trên lớp chúng em không thể nào có được.
- Qua thời gian thực tập này đã giúp em nhận thấy rằng, những kiến thức tích lũy được trên lớp nếu chỉ đem vận dụng vào thực tế một cách cứng nhắc, khuôn khổ, không linh hoạt thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế thì thật khó để đem lại kết quả như mong muốn. Từ đó cho em thấy lý thuyết cần có sự hỗ trợ của thực tiễn.
Với em đề tài này rất có ý nghĩa bởi tính mới mẽ của nó:
- Là vì công ty chưa đưa các mô hình quản trị hàng tồn kho vào thực tế. Mặc dù hiện tại công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty đã khá tốt. Nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi vấn đề rất quan trọng đó chính là đề ra những phương hướng, chỉ tiêu, cách thức thực hiện để góp phần nâng cao thêm, hoàn thiện hơn trong quản lý hàng tồn kho. Quản trị đúng đắn, quản lý tốt là một trong những tiền đề quyết định đến sự thành công, mang lại hiệu quả trong vấn đề thực hiện. Vì vậy cần kết hợp tốt giữa hai mặt quản lý và quản trị. Muốn vậy thì việc áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho vào điều kiện quản lý hàng tồn kho thực tế tại công ty là điều cần phải thực hiện và rất cần thiết.
- Đề tài này chưa được thực hiện nhiều bởi các anh chị sinh viên khóa trước của trường. Cho nên viêc tìm hiểu đề tài này có thể nói đã tạo tiền đề, đóng góp được phần nào, làm phong phú thêm các lĩnh vực mà các bạn sinh viên khóa sau có thể lựa chọn nghiên cứu, phát triển lên để làm đề tài nghiên cứu cho chính mình sau này.
- Tuy nhiên, cũng không thể khẳng định rằng cái gì mới là đã hay đã tốt. Mà cái hay cái tốt ở đây phải đươc thể hiện ở chỗ nó cần thiết như thế nào, người nghiên cứu đã phân tích rõ vấn đề đó chưa. Đây là điều rất quan trọng mà có thể nói đó cũng là một điểm hạn chế mà đề tài này của em chưa đi sâu làm sáng tỏ. Ở đây, em chỉ mới phát thảo được những vấn đề cơ bản, đề ra những phương hướng chung để thực hiện mà chưa đi sâu làm rõ, đưa ra những phương hướng cụ thể để giải quyết. Đó là do những hạn chế nhất định về mặt kiến thức chuyên môn, thời gian thực tập hạn chế và sự mới mẽ của đề
tài nên không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Mong được sự đóng góp của quý thầy cô và sự thông cảm từ quý công ty.
V. MỞ RỘNG ĐỀ TÀI:
- Một trong những lý do mà công ty luôn thành công trong kinh doanh đó là công tác quản trị tốt. Ngoài ra còn phải có đội ngủ CB-CNV tài giỏi và năng động.
- Bởi thế ở một khía cạnh nào đó chúng ta thấy rằng một công ty luôn có báo cáo kinh doanh khả quan thì đã phần nào cho ta thấy rằng họ có một đội ngủ CB-CNV tốt.
- Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh nên các doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn đến nguồn nhân lực của công ty. Có những khóa học nâng cao kĩ năng chuyên môn cho nhân viên định kì.
- Các nhà lãnh đạo thì phải luôn biết cách tìm kiếm và giữ vững lòng trung thành của những người ưu tú.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Sách giáo khoa tham khảo: 1. Sách giáo khoa tham khảo:
- Ths Đặng Minh Trang “Quản trị sản xuất và tác nghiệp”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
- Ths Đặng Minh Trang và Ts Đồng Thị Thanh Phương (1993) “Quản trị sản xuất và tác nghiệp”, Đại học Mở- Bán Công TP.HCM .
- Ts Đồng Thị Thanh Phương “Quản trị sản xuất và dịch vụ”, Nhà xuất bản Thống Kê.
- Ths Nguyễn Minh Kiều (2008) “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
- Ths Trần Quang Dũng “Giáo trình online Các khoản phải thu và tồn kho”.
- Ts Đồng Thị Thanh Phương-Ths Trần Thị Ý Nhi “Giáo trình Quản trị doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống Kê.
2. Các website tham khảo: - Bookjob.com - Webketoan.vn - My.opera.com - Tailieu.vn - Google.com - Ebook.edu.vn
3. Các luận văn và khóa luận tham khảo:
- Thiết lập mô hình quản trị tồn kho.
- Các tài liệu giáo trình quản trị tồn kho tham khảo tại các website. - Các báo cáo tốt nghiệp tham khảo tại thư viện trường.