Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của Ngân hàng

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 104)

Qua 3 năm 2006, 2007, 2008 Ngân hàng có số hồ sơ xin vay, hồ sơ chấp nhận cho vay, và từ chối cho vay ngày càng tăng, cho thấy qui mô của Ngân hàng đã được mở rộng.

95

BẢNG 26: HỒ SƠ VAY VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT

Đvt: Hồ sơ

CHỈ TIÊU

NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 SO SÁNH

2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số hồ sơ % Số hồ sơ % Số hồ sơ % Số hồ sơ % Số hồ sơ %

Số hồ sơ xin vay 3.940 100,00 4.392 100,00 4.600 100,00 452 11,47 208 4,74 Số hồ sơ giải quyết cho vay 3.608 91,57 4.024 91,62 4.120 89,57 416 11,53 96 2,39 Số hồ sơ từ chối cho vay 332 8,43 368 8,38 480 10,43 36 10,84 112 30,43

- Qua bảng ta thấy số hồ sơ xin vay qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 là 3.940 hồ sơ đến năm 2007 là 4.392 hồ sơ, tăng 452 hồ sơ tức tăng 11,47% so với năm 2006, năm 2008 là 4.600 hồ sơ, tăng 4,74% so với năm 2007. Tuy nhiên số hồ sơ không đủ điều kiện cho vay cũng tăng theo, đặc biệt năm 2008 tăng đến 30,43% so với năm 2007. Trong 2 năm 2006, 2007 số hồ sơ chấp nhận cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 là 91,57% so với tổng số hồ sơ xin vay, năm 2007 là 91,62%, nhưng đến năm 2008 thì số hồ sơ chấp nhận cho vay lại giảm, do trong năm 2008 có những biến đổi lớn về tình hình tiền tệ, lạm phát tăng cao nên Ngân hàng hạn chế cho vay đối với một số khách hàng mà Ngân hàng nhận thấy khả năng trả nợ kém để hạn chế rủi ro cho Ngân h àng mình. Lý do mà Ngân hàng không chấp nhận cho vay chủ yếu là do: Tài sản không đảm bảo, năng lực tài chính yếu, không đủ nguồn trả nợ Ngân hàng, thu nợ xấu và không giải quyết cho vay lại,…

Doanh số cho vay của Ngân hàng đối với hộ sản xuất tuy đã được nâng cao dần nhưng còn thấp là vì một số hộ sản xuất do mới chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang sản xuất nông nghiệp nên họ chưa đáp ứng được các điều kiện để vay vốn của Ngân hàng và một phần do nguồn vốn huy động còn thấp. Ngân hàng cần phải mở rộng các hình thức huy động vốn để thu hút vốn làm tăng nguồn vốn huy động, Từ đó mở rộng qui mô hoạt động, tăng khả năng đáp ứng vốn cho hộ sản xuất, và cũng từ đó sẽ tạo được thế mạnh để cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong địa bàn.

- Qua việc tổng hợp bảng câu hỏi thực tế thì đối với Ngân hàng hộ sản xuất có một số đề suất:

+ Ngân hàng cần phải hạn chế đến mức có thể chấp nhận được các thủ tục cho vay, hạn chế chi phí và thời gian đi lại cho người dân.

+ Cần có mức lãi suất dao động nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nguồn vốn có thể đến với mọi đối tượng sản xuất, giúp cho việc sản xuất đạt được hiệu quả cao.

+ Tài sản thế chấp cần phải được mở rộng hơn nữa như: xe, các tài sản có giá trị khác…không nhất thiết phải dùng quyền sử dụng đất để thế chấp.

97

CHƯƠNG 5:

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC

TRĂNG 5.1. CÁC MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI

5.1.1. Các mặt đạt được

Chi nhánh được sự quan tâm giúp đỡ của Ủy Ban Nhân Dan (UBND) huyện, Hội Đồng Nhân Dân (HĐND), UBND xã, ấp và được sự hỗ trợ của các ngành, các cấp đoàn thể xã hội có liên quan đã nhiệt tình giúp đỡ và có trách nhiệm.

Đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng Mỹ Tú là một tập thể đoàn kết gắn bó trong lao động, nhiệt tình trong công việc được giao.

Được sự hỗ trợ về vốn của Chi Nhánh NHNN & PTNT Tỉnh Sóc Trăng trong điều kiện huy động vốn ở tại địa phương còn nhiều khó khăn đã tạo điều kiện cho Chi Nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú kịp thời có vốn đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển xã hội.

Quán triệt các mục tiêu kế hoạch, sự đoàn kết và thống nhất nội bộ từ CBCNV. Sự vận động tuyên truyền tạo phong trào thi đua mà Ban lãnh đạo đề ra.

Được sự tin cậy của khách hàng, luôn là người bạn đồng hành của người dân trong lao động sản xuất, tạo điều kiện mở rộng kinh doanh dịch vụ.

Khách hàng giao dịch tại chi nhánh đều là khách hàng quen thuộc nên dễ tiếp cận, dễ tìm hiểu, dễ dàng giao dịch và quản lý khách hàng.

5.1.2. Tồn tại

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh daonh Ngân hàng cũng còn gặp nhiều khó khăn :

- Sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm, hệ thống thuỷ lợi nội đồng một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển. Do đó các mặt hàng chưa phong phú, chưa đa dạng, nên chưa đủ

sức cạnh tranh, xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Hoạt động thương mại còn nhiều yếu kém. Việc sắp xếp lại doanh nghiệp tuy được tiến hành nhưng kết quả chưa cao.

- Sản xuất nông nghiệp được mùa, đời sống một số hộ nông dân có khá hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, do giá cả lương thực, thực phẩm bấp bênh làm cho sức mua của nông dân không tăng, đời sống nông dân trong huyện còn thấp so với thu nhập bình quân chung cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

- Tình hình lạm phát cao trong những năm gần đây đã làm cho dời sống người dân gặp nhiều khó khăn, giá cả các loại nông sản không ổn định, bên cạnh đó là sự tăng cao giá vật tư nông nghiệp nên các hộ sản xuất khó dự đoán được lợi nhuận đạt được làm cho họ không mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất, từ đó dư nợ Ngân hàng cũng giảm rõ rệt.

- Vốn huy động còn thấp so với mức độ cho vay, tình trạng vốn trong sản xuất có cải thiện nhưng vẫn còn thiếu vốn so với nhu cầu. Tổng dư nợ hoạt động phải vay vốn của NHNN & PTNT cấp trên.

- Sự ảnh hưởng khách quan của thời tiết khí hậu bất thường cũng làm sản xuất kém hiệu quả.

5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

5.3.1. Giải pháp vĩ mô

Mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hiện nay, vì thế rất cần sự quan tâm của Nhà Nước nhất là đối với kinh tế ở nông thôn. Nhà Nước cần có những văn bản quy định cụ thể về việc đầu tư trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, từ đó tạo ra hành lang pháp lý mở rộng cho thành phần kinh tế ở nông thôn nhất là đối với hộ sản xuất.

Như vậy cần có sự kiểm soát song phương giữa Ngân hàng và Nhà Nước. Từ đó, Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vốn của nông dân và nông dân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà Nước.

99

5.3.2. Giải pháp vi mô

5.3.2.1. Giải pháp huy động vốn

- Thu hút tiền gửi bằng lãi vay thanh toán không dùng tiền mặt, vận động mở tài khoản cá nhân, thu hút tiền gửi của tổ chức kinh tế xã hội.

- Chấn chỉnh phong cách phục vụ, đặc biệt đối với can bộ phụ trách tiền gửi, kết hợp tuyên truyền vận động, tiết kiệm, lưu ý công tác, khuyến mãi bằng quà tặng đối với khách hàng có tiền gửi cao và thường xuyên.

- Giải pháp thi đua khen thưởng trong lĩnh vực huy động vốn.

- Cần có chính sách lãi suất hợp lý, làm sao cho khách hàng có cảm giác thích thú khi gửi tiền vào Ngân hàng, có thể là nó dao động ở mức nào đó.

- Cần có chính sách vận động rộng rãi trong việc huy động loại tiền gửi tiết kiệm và các giấy tờ có giá. Cần có những cán bộ chuyên môn giỏi nhằm làm thức tỉnh quan niệm cổ xưa của nông dân là quen cất trữ tiền ở nhà như: vàng , bạc, đá quý…

- Cần phải nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên.

5.3.2.2. Giải pháp về tình hình sử dụng vốn

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng, chọn lựa dự án đảm bảo thu hồi tốt.

- Tiếp tục tăng cường vai trò trách nhiệm của cán bộ tín dụng, tăng thêm số lượng cán bộ tín dụng, rà soát đối chiếu lại toàn bộ dư nợ, xử lý theo chiều hướng thích hợp, từng bước làm lành mạnh hoá chất lượng tín dụng.

- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, đảm bảo công tác chỉ đạo phải sát cơ sở, nắm bắt xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh.

- Tăng cường khối đại đoàn kết nội bộ, quán triệt từng đối tượng công nhân viên, tạo nên sự thống nhất về suy nghĩ và hành động.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã, ấp tạo mối quan hệ làm việc thâm tình gắn bó. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng tiếp cận địa bàn, làm tiền đề vững chắc cho việc mở rộng tín dụng, cũng như khắc phục yếu kém về chất lượng tín dụng.

- Tăng cường cán bộ tín dụng xuống từng hộ quan sát, đặc biệt là các hộ mới chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành sản xuất mới, giúp đỡ họ trong việc tiếp thu những khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất.

- Theo dõi sát tình hình cho vay đối với hộ sản xuất, tăng cường cho vay hộ sản xuất, bên cạnh đó có biện pháp nâng cao trình độ sản xuất của họ để việc sử dụng vốn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng có hiệu quả cao nhất.

- Vận động hộ sản xuất chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là thế mạnh của mình.

5.3.2.3. Giải pháp về tài chính nhân sự

- Tăng dư nợ tín dụng để tạo nguồn thu.

- Tăng cường xử lý nợ hộ nghèo để hưởng phí dịch vụ. - Huy động vốn rẻ trong cơ cấu tổng dư nợ.

- Tăng cường chất lượng tín dụng. - Thu hồi các khoản nợ còn tồn đọng.

Cán bộ giữ vai trò quyết định đến chất lượng đầu tư tín dụng, các nhà nghiên cứu thường đưa ra hai khâu trọng yếu : thiếu cán bộ tín dụng dẫn đến hiện tượng “quá tải “ , đầu tư vốn không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hoặc vượt tầm quản lý.

Giải pháp tốt nhất là sắp xếp lại lực lượng cán bộ hiện có và tuyển dụng thêm người để ưu tiên bố trí cán bộ theo yêu cầu nhằm giải quyết triệt để hiện tượng quá tải. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thích hợp cho cán bộ tín dụng ở nông thôn cũng như cán bộ tín dụng doanh nghiệp. Mỗi cán bộ tín dụng chỉ nên phụ trách địa bàn một xã với mức dư nợ bình quân 3 - 3,5 tỷ/cán bộ tín dụng nông thôn.

* Về đào tạo :

- Cán bộ điều hành, cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán và cán bộ kiểm soát từng bước có kế hoạch phổ cập trình độ đại học bằng các hình thức đào tạo phù hợp .

101

- Số cán bộ chưa qua đào tạo và mới có trình độ sơ cấp đang làm các nghiệp vụ kho quỹ, hành chính nên đào tạo nâng cao tay nghề theo nghiệp vụ đang làm với các khoá tập huấn ngắn hạn, kể cả học vi tính.

- Trước mắt cần tổ chức tập huấn thật tốt luật Ngân hàng và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính Phủ và của ngành, tiếp tục tổ chức các hội nghị cán bộ tín dụng để trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhân điển hình tốt và chủ động ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, yếu kém

5.3.2.4. Giải pháp về xử lí nợ quá hạn và lành mạnh hóa môi trường đầu

Phương châm chỉ đạo công tác tín dụng của NHNN & PTVN :”An toàn

phát triển, phát triển an toàn “ .Với thực trạng là một trong những chi nhánh có

nợ quá hạn cao, chi nhánh cần tập trung các biện pháp xử lý:

Tiến hành phân loại và phân tích nợ quá hạn: từng cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải nắm cụ thể thực trạng nợ quá hạn thuộc phạm vi mình quản lý, trên cơ sở đó đề ra giải pháp thu hồi nợ thích hợp .

- Những món nợ có khả năng thu hồi ngay, cán bộ tín dụng trực tiếp xuống địa bàn gặp khách hàng để đôn đốc họ trả nợ (trường hợp cần thiết lãnh đạo cùng tham gia).

- Những món nợ người vay đang gặp khó khăn nên phải có thời gian nên mới trả được thì tiến hành cho khách hàng lập cam kết thời hạn thanh toán dứt điểm (có phân ra kỳ hạn trả nợ dần theo khả năng). Trường hợp người vay quá khó khăn thì thực hiện thu gốc trước, thu lãi sau hoặc xét miễn giảm lãi theo chế độ quy định.

- Người vay vốn mất tích hoặc các nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng được xử lý bù đắp theo quỹ rủi ro của ngành thì xem xét chọn chính xác và lập hồ sơ theo quy định.

Phân loại khách hàng : Căn cứ hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng Ngân hàng và chấp hành pháp luật.Cán bộ tín dụng nên phân loại khách hàng :

+ Khách hàng 1: Đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính đảm bảo và luôn trả nợ Ngân hàng đúng hạn, Ngân hàng tập trung và ưu tiên vốn đầu tư cho những khách hàng này (kể cả kinh tế hộ và DNNN ).

+ Khách hàng 2 : Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín nhưng khả năng tài chính có hạn ( vốn tự có thấp), Ngân hàng cần nghiên cứu đầu tư hỗ trợ khách hàng ở mức vừa phải, đảm bảo tuân thủ đúng các quy trình về hồ sơ thủ tục, quá trình sử dụng tiền vay. Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra giám sát để giúp đỡ họ làm ăn có hiệu quả.

+ Khách hàng 3 : Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hoặc thua lỗ, tài chính không lành mạnh, không có uy tín trong vay nợ. Ngân hàng nên sớm có biện pháp thu hồi vốn và không nên đầu tư tiếp vì rủi ro tín dụng cao.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chi nhánh trực thuộc, nhất là công tác đầu tư tín dụng để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót. Đồng thời rà soát lại địa bàn, từng đối tượng đấu tư. Nơi nào cần mở rộng nơi nào thu hẹp, để có bước điều chỉnh phù hợp với khả năng quản lý và hiệu quả kinh doanh.

Kiên quyết xử lý những cán bộ tín dụng hạn chế về năng lực chuyên môn và kém đạo đức. Những tiêu cực của cán bộ tín dụng đã xảy ra như: sách nhiễu khách hàng, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, cho vay để nợ tồn đọng lớn, cần nghiêm trị đúng theo các quy định hiện hành của ngành, kể cả buộc thôi việc, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả nghiêm trọng.

103

CHƯƠNG 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú trong những năm qua đã thực sự là người bạn đồng hành của bà con nông dân. Được quan tâm chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú đã bám sát định hướng của Ngân hàng cấp trên góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Với phương châm “đi vay để cho vay” NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú đã có nhiều giải pháp để huy động vốn, tăng trưởng dư nợ, lành mạnh hoá chất lượng tín dụng để tạo nhiều sản phẩm, dịch vụ đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thi

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)