Tình hình cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 64 - 71)

Cho vay hộ sản xuất là hoạt động thường xuyên và liên tục tại Ngân hàng, nó luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, cho vay đối với hộ sản xuất tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Tình hình cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

55

BẢNG 6: TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

SO SÁNH 2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 30.003 68,33 39.343 58,54 54.775 82,98 9.340 31,13 15.432 39,22 2. Trung hạn 13.907 31,67 27.867 41,46 11.233 17,02 13.960 100,38 -16.634 -59,69

Tổng cộng 43.910 100,00 67.210 100,00 66.008 100,00 23.300 53,06 -1.202 -1,79

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM Ngắn hạn Trung hạn

HÌNH 5: TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM

2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 6: tình hình cho vay hộ sản xuất theo thời gian của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008)

* Nhận xét:

Qua bảng trên cho thấy tổng doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2007 của Ngân hàng là 67.210 triệu đồng tương ứng tăng 53,06% so với năm 2006, và năm 2008 đạt được 66.008 triệu đồng, giảm 1,79% so với năm 2007. Trong đó:

- Cho vay ngắn hạn năm 2007 là 39.343 triệu đồng, tăng 31,13%, năm 2008 khoản cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng là 54.775 triệu đồng, tăng 39,22%. Cho vay ngắn hạn chiếm tới 68,33% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất vào năm 2006 và đến 2008 thì đã chiếm tới 82,98%. Điều này cho ta thấy được hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Ngân hàng hoạt động khá hiệu quả, qua 3 năm khoản cho vay này đều tăng. Ngân hàng đã không ngừng mở rộng quan hệ kinh doanh với các cá nhân và hộ sản xuất của huyện, thu hút sự tín nhiệm của họ. Cho vay ngắn hạn thường là cho vay để dùng vào việc sản xuất lúa, trồng mía, chăn nuôi…các ngành này có ưu thế là có thể thu hồi vốn nhanh nhằm tạo cho Ngân hàng có được vòng vay vốn tín dụng hợp lí

57

nên Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn làm cho khoản cho vay này qua 3 năm đều tăng và tốc độ tăng càng nhanh.

- Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2008 giảm so với năm 2007 nguyên nhân là do các khoản cho vay trung hạn năm 2008 là 11.233 triệu đồng, giảm 59,69% so với năm 2007. Trong năm 2008 lãi suất Ngân hàng có nhiều biến động do ảnh hưởng của lạm phát làm cho các Ngân hàng nói chung và NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú nói riêng phải tìm cách giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng mình. NHNN & PTNT đã chọn cách giảm các khoản cho vay trung hạn, thời gian thu hồi vốn chậm nhằm tránh thiệt hại do nợ xấu đem lại. Bên cạnh đó đây là các khoản vay có lãi suất cao nhưng lại chứa đựng rủi ro cao nên Ngân hàng hạn chế cho vay trong lĩnh vực này.

BẢNG 7: TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT THEO NGÀNH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

SO SÁNH 2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Cây lúa 72 0,16 1.620 2,41 3.521 5,33 1.548 2150 1.901 117,35 2. Cây mía 6.502 14,81 15.795 23,50 17.865 27,06 9.293 142,93 2.070 13,11 3. Chăn nuôi 7.620 17,35 11.287 16,79 20.517 31,08 3.667 48,12 9.230 81,78 4. Cải tạo vườn 14.402 32,80 13.471 20,04 16.610 25,16 -931 -6,46 3.139 23,30 5. Tôm, cá lúa 3.238 7,37 2.229 3,32 2.530 3,83 -1.009 -31,16 301 13,50 6. Phục vụ nông nghiệp 311 0,71 2.879 4,28 3.079 4,66 2.568 825,72 200 6,95 7. Sản xuất khác 11.705 26,66 19.929 29,65 1.886 2,86 8.224 70,26 -18.043 -90,54

Tổng doanh số cho vay 43.910 100,00 67.210 100,00 66.008 100,00 23.300 53,06 -1.202 -1,79

59 0 5000 10000 15000 20000 25000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM Cây lúa Cây mía Chăn nuôi Cải tạo vườn Tôm, cá lúa

Phục vụ nông nghiệp Sản xuất khác

HÌNH 6: TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT THEO NGÀNH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3

NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 7: tình hình cho vay hộ sản xuất theo ngành của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008)

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh số cho vay theo ngành năm 2007 tăng so với năm 2006, nhưng năm 2008 lại giảm so với năm 2007 nguyên nhân của tình trạng này là;

- Cây lúa là loại cây trồng phổ biến ở vùng nông thôn, năm 2006 việc cho vay để trồng lúa của Ngân hàng chỉ có 72 triệu đồng nhưng đến năm 2007 thì đã là 1.620 triệu đồng, tăng 2.150% so với năm 2006, cho thấy sự tăng đột biến của việc cho vay để sản xuất lúa của Ngân hàng là rất lớn, năm 2008 con số này là 3.521 triệu đồng, tăng 117,35% so với năm 2007. Các khoản cho vay để sản xuất lúa của Ngân hàng ngày càng tăng là do trong những năm gần đây giá lúa tăng cao, người dân đã chuyển đổi từ những hình thức sản xuất khác sang sản xuất lúa nhằm mong mang lại nhiều lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên muốn chuyển đổi sang hình thức sản xuất mới thì cần phải có một số vốn nhất định, bên cạnh vốn tự có thì các hộ sản xuất phải dựa vào một phần vốn vay. Đây là cơ hội cho Ngân hàng mở rộng cho vay nhằm giúp người dân phát triển sản xuất và nhằm tạo lợi nhuận cho mình.

- Cây mía là thế mạnh của Huyện Mỹ Tú nên doanh số cho vay đối với cây mía của Ngân hàng qua các năm đều tăng, năm 2007 là 15.795 triệu đồng tức tăng 142,93% so với năm 2006, và năm 2008 là 17.865 triệu đồng, tăng 13,11% so với năm 2007. Những năm gần đây giá mía cũng có nhiều biến động, tuy nhiên nó không làm thay đổi tập quán sản xuất của Huyện làm cho doanh số cho vay đối với cây mía của Ngân hàng qua các năm vẫn tăng.

- Bên cạnh cho vay trồng lúa và mía thì cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi qua các năm cũng tăng mạnh. Năm 2007, cho vay chăn nuôi đạt 11.287 triệu đồng tốc độ tăng là 48,12% so với năm 2006, năm 2008 là 20.517 triệu đồng, tăng 81,78% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây trên thị trường có nhiều biến động về giá các loại vật nuôi như: heo, gà…Giá các loại vật nuôi này đang tăng thúc đẩy người dân sản xuất để kiếm lợi nhuận, từ đó làm cho việc cho vay của Ngân hàng đối với lĩnh vực sản xuất này cũng tăng cao.

- Làm vườn cũng là môt lĩnh vực sản xuất thu hút được người dân. Doanh số cho vay để cải tao vườn năm 2007 là 13.471 triệu đồng, giảm 6,46% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 là 16.610 triệu đồng, tăng 23,30% so với năm 2007. Năm 2007 doanh số cho vay để cải tạo vườn giảm so với năm 2006 là do giá một số loại trái cây giảm, người dân thấy hoạt động trong lĩnh vực n ày không có lợi nhuận cao nên họ đã chuyển sang hình thức sản xuất khác. Năm 2008 thì giá các loại trái cây có phần nhỉnh hơn nên một số hộ sản xuất đã trở về với ngành truyền thống của mình.

- Trong tổng doanh số cho vay thì ngành sản xuất khác năm 2007 chiếm 29,65%, lớn nhất so với các ngành khác và đạt được 19.929 triệu đồng, tăng 70,26% so với năm 2006. Nhưng năm 2008 doanh số cho vay đối với ngành này đã giảm còn 1.886 triệu đồng tức giảm 90,54% so với năm 2007. Sự sụt giảm này là do hộ sản xuất đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang lĩnh vực khác.

- Cho vay tôm-lúa, cá –lúa : Dự án này được kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt để nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó cho vay kết hợp giữa nuôi cá, nuôi tôm với trồng lúa , góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Năm 2007 cho vay của ngành này đạt 2.229 triệu đồng, giảm 31,16% so với năm 2006, và năm 2008 là 2.530 triệu đồng, tăng 13,50% so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do đây là mô hình sản xuất mới, người dân chưa quen với

61

mô hình này nên họ đã rút lui sau khi làm không thành công, sau đó nhờ sự giúp đỡ của địa phương, và đã dần làm quen với nó nên một số hộ đã mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực này..

- Ngoài ra cho vay phục vụ nông nghiệp qua 3 năm cũng tăng do người dân muốn đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại để việc sản xuất của họ đạt năng suất cao.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)