Tình hình cho vay vốn

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 61 - 63)

Qua việc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của Ngân hàng, cho thấy tín dụng chính là nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của NHNN & PTNT.

BẢNG 5: TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %

1. Doanh số cho vay 70.734 158.524 202.437 87.790 124,11 43.913 27,70 - Ngắn hạn 53.011 124.615 186.032 71.604 135,07 61.417 49,29 - Trung hạn 17.723 33.909 16.405 16.186 91,33 -17.504 -51,62 2. Doanh số thu nợ 74.567 143.968 202.476 69.401 93,07 58.508 40,64 - Ngắn hạn 58.514 121.047 167.047 62.533 106,87 46.000 38,00 - Trung hạn 16.053 22.921 35.429 6.868 42,78 12.508 54,57 3. Dư nợ 161.124 175.680 175.641 14.556 9,03 -39 -0,02 - Ngắn hạn 115.848 119.416 138.401 3.568 3,08 18.985 15,90 - Trung hạn 45.276 56.264 37.240 10.988 24,27 -19.024 -33,81 4. Nợ quá hạn 11.451 42.856 5.260 31.405 274,26 -37.596 -87,73 - Ngắn hạn 11.139 40.070 4.349 28.931 259,73 -35.721 -89,15 - Trung hạn 312 2.786 911 2.474 792,95 -1.875 -67,30

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Nợ quá hạn

HÌNH 4: TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 5: tình hình cho vay vốn của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007,2008)

* Nhận xét:

- Doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm đều tăng, tổng doanh số cho vay năm 2007 đạt 158.524 triệu đồng, tăng 124,11% so với năm 2006, năm 2008 đạt 202.437 triệu đồng, tăng 27,70% so với năm 2007. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (năm 2007 chiếm 78,61%, năm 2008 chiếm 91,90%) trong tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn để phục vụ cho việc sản xuất của các cá nhân, hộ sản xuất.

- Dư nợ năm 2007 là 175.680 triệu dồng, tăng 9,03% so với năm 2006, năm 2008 là 175.641 triệu đồng, giảm 0,02% so với năm 2007.

Công tác cho vay tại NHNN & PTNT có được kết quả khả quan như vậy là do chi nhánh đã có biện pháp kinh doanh tốt: chính sách hoạt động của ngân hàng là lãi suất cho vay linh hoạt, nhân viên nhiệt tình, tận tâm và giải ngân nhanh chóng, luôn có quan hệ tốt với khách hàng đặc biệt là hộ sản xuất. Mỹ Tú là huyện vùng sâu, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nên việc quan hệ tốt với các hộ sản xuất là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng phát triển mạng lưới cho vay của mình.

53

Tuy năm 2007 Ngân hàng có khoản dư nợ tăng so với năm 2006, nhưng sang năm 2008 lại giảm so với năm 2007. Lý giải cho vấn đề này ta sẽ đề cập đến các khoản dư nợ trung hạn trong năm 2008, năm 2008 dư nợ trung hạn là 37.240 triệu đồng, giảm 33,81% so với năm 2007, do năm 2008 trong nước có nhiều biến động về tiền tệ và lãi suất nên Ngân hàng đã giảm các khoản cho vay trung hạn làm cho dư nợ giảm nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

- Bên cạnh đó, doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm đều tăng đáng kể. Năm 2007 đạt trên 143.968 triệu đồng, tăng gần 93,07% so với năm 2006 và đạt trên 202.437 triệu đồng vào năm 2008, tăng 40,61% so với năm 2007. Để công tác thu nợ đạt kết quả tốt như vậy, chi nhánh đã ưu tiên mở rộng cho vay đối với khách hàng có độ an toàn cao, hạn chế cho vay đối với khách hàng kém hiệu quả. Đặc biệt, chi nhánh đã tận dụng triệt để cơ hội phát triển tín dụng tại Huyện nhà đang trên đà phát triển mạnh, thông qua việc cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn của huyện là sản xuất nông nghiệp.

- Việc cho vay tăng cao nó cũng tỷ lệ thuận với việc tăng cao rủi ro tín dụng. Năm 2007 nợ quá hạn của Ngân hàng là 42.856 triệu đồng, tăng tới 274,26% so với năm 2006, đây là dấu hiệu xấu. Nhưng đến năm 2008 nợ quá hạn là 15.898 triệu đồng, giảm 62,90% so với năm 2007. Nợ quá hạn giảm chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao, cần phải được khai thác và phát huy nhằm tạo được uy tín giúp hoạt dộng tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 61 - 63)