Tình hình thu nợ hộ sản xuất

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 71 - 79)

Cho đến nay, hoạt động chính của Ngân hàng vẫn là huy động tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, đầu tư,… nhằm thu lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán. Do đó mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động của Ngân hàng là phải đảm bảo thu hồi được vốn cho vay. Vì vậy, doanh số thu nợ sẽ phản ánh được hiệu quả cho vay của Ngân hàng, thể hiện ở việc thu hồi nợ tốt hay xấu. Tuy nhiên, doanh số thu nợ cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như kỳ hạn của nợ, kết quả kinh doanh của khách hàng hoặc do các điều kiện khách quan khác,…

BẢNG 8: TÌNH HÌNH THU NỢ HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

SO SÁNH 2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 28.491 66,76 49.237 72,25 68.988 73,12 20.746 72,82 19.751 40,11 2. Trung hạn 14.185 33,24 18.915 27,75 25.357 26,88 4.730 33,35 6.442 34,06

Tổng cộng 42.676 100,00 68.152 100,00 94.345 100,00 25.476 59,70 26.193 38,43

63 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM Ngắn hạn Trung hạn

HÌNH 7: TÌNH HÌNH THU NỢ HỘ SẢN XUẤT THEO THỜI GIAN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ

QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 8: tình hình thu nợ hộ sản xuất theo thời gian của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008)

* Nhận xét:

Với tốc độ tăng cao của doanh số cho vay hộ sản xuất, tình hình thu nợ hộ sản xuất tại Ngân hàng cũng có chiều hướng tốt đẹp. Cụ thể, năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 49.237 triệu đồng, tăng 72,82% so với năm 2006 và đạt 68.988 triệu đồng vào năm 2008, tăng 40,11% so với năm 2007. Thu nợ ngắn hạn bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 chiếm 66,76% tổng thu nợ hộ sản xuất, năm 2007 là 72,25% và năm 2008 lại tăng lên và chiếm 73,12%. Cho vay ngắn hạn cao nên việc thu nợ ngắn hạn cúng phải tương xứng thì mới thấy được khả năng quản lí có hiệu quả cúa cán bộ tín dụng trên địa bàn Huyện. Đó cũng là do Ngân hàng đã có biện pháp tốt và luôn cố gắng làm tốt công tác thu nợ, theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ khi tới hạn.

Còn tình hình thu nợ trung hạn thì gặp nhiều khó khăn hơn vì đây là lĩnh vực cho vay tiềm ẩn rủi ro cao hơn. Năm 2007, doanh số thu nợ trung hạn đạt 18.915 triệu đồng, tăng 33,35% so với năm 2006, năm 2008 là 25.357 triệu đồng, tăng 34,06%.

Nhìn chung, doanh số thu nợ của chi nhánh là tương đối cao do đa số các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả nên có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó còn do sự sáng suốt của Ban lãnh đạo trong việc quyết định cho vay cũng như trong việc thẩm định món vay của cán bộ tín dụng.

Một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ chú trọng nâng cao doanh số cho vay mà còn phải luôn quan tâm đến tình hình thu nợ ở mỗi khách hàng, điều này giúp cho ngân hàng thấy được khả năng cũng như mong muốn trả nợ cho ngân hàng của khách hàng là như thế nào.

65

BẢNG 9: TÌNH HÌNH THU NỢ HỘ SẢN XUẤT THEO NGÀNH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

SO SÁNH 2007/2006

SO SÁNH 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Cây lúa 379 0,89 324 0,48 4.405 4,67 -55 -14,51 4.081 1.259,57 2. Cây mía 8.304 1946 15.390 22,58 22.420 23,76 7.086 85,33 7.030 45,68 3. Chăn nuôi 6.615 15,50 11.815 17,34 18.939 20,07 5.200 78,61 7.124 60,30 4. Cải tạo vườn 11.226 26,31 20.179 29,61 28.573 30,29 8.953 79,75 8.394 41,60 5. Tôm, cá lúa 3.429 8,03 4.232 6,21 3.942 4,18 803 23,42 -290 -6,85 6. Phục vụ nông nghiệp 718 1,68 890 1,31 4.312 4,57 172 23,96 3.422 384,49 7. Sản xuất khác 12.005 28,13 15.322 22,48 11.754 12,46 3.317 27,63 -3.568 -23,29

Tổng doanh số thu nợ 42.676 100,00 68.152 100,00 94.345 100,00 25.476 59,70 26.193 38,43

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 TRIỆU ĐỒNG 2006 2007 2008 NĂM Cây lúa Cây mía Chăn nuôi Cải tạo vườn Tôm, cá lúa

Phục vụ nông nghiệp Sản xuất khác

HÌNH 8: TÌNH HÌNH THU NỢ HỘ SẢN XUẤT THEO NGÀNH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ

QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

(Nguồn bảng 9: tình hình thu nợ hộ sản xuất theo ngành của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)

* Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy tình hình thu nợ hộ sản xuất của Ngân hàng qua câc năm đều tăng. Trong đó :

- Cây lúa, tuy năm 2007 chỉ đạt 324 triệu đồng, giảm 14,51% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 con số này là 4.408 triệu đồng tức tăng 1.259,57% so với năm 2007. Doanh số thu nợ năm 2008 có sự tăng vượt bậc so với năm 2007 là do trong năm 2008 giá lúa tăng cao vào lúc đầu năm đem lại cho nông dân nhiều lợi nhuận nên việc thu nợ của Ngân hàng cũng nhanh chóng hơn.

- Cây mía, thu nợ của cây mía năm 2007 là 15.390 triệu đồng, tăng 85,33% so với năm 2006 và năm 2008 là 22.420 triệu đồng, tăng 45,68% so với năm 2008. Cây mía là loại cây chủ lực của Huyện, do là cây trồng truyền thống của Huyện nên người dân luôn có kinh nghiệm tốt trong việc chăm sóc, luôn tạo được lợi nhuận nên khả năng thu nợ của Ngân hàng đối với hộ sản xuất về loại cây này luôn tăng và ổn định.

- Thu nợ chăn nuôi qua 3 năm cũng tăng, năm 2007 đạt 11.815 triệu đồng với tốc độ tăng là 78,61% so với năm 2006, năm 2008 là 18.939 triệu đồng tức

67

tăng 60,30%. Trong những năm gần đây dịch cúm gia cầm luôn xuất hiện ở n ước ta làm cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nhờ có sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp các ngành mà dịch cúm gia cầm đã được khống chế. Cũng chính vì lẽ đó mà ngành chăn nuôi của Huyện vẫn hoạt động có hiệu quả, nhờ đó mà doanh số thu nợ ngành chăn nuôi của Ngân hàng vẫn tăng qua các năm.

- Thu nợ của cải tạo vườn cũng góp phần không nhỏ vào tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Năm 2007 đạt 20.179 triệu đồng, tăng 79,75% so với năm 2006, năm 2008 là 28.573 triệu đồng, tăng 41,60%. Ngành làm vườn là ngành luôn được bà con nông dân quan tâm, trái cây luôn là thế mạnh của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Huyện Mỹ Tú nói riêng. Kĩ thuật chăm sóc cây trồng của người dân cũng ngày càng được nâng cao nên trái cây luôn mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân làm cho thu nợ của Ngân hàng đối với ngành này luôn tăng qua 3 năm.

- Thu nợ tôm, cá lúa có sự tăng, giảm bất thường qua các năm, năm 2007 là 4.232 triệu đồng tức tăng 23,42% so với năm 2006, năm 2008 là 3.942 triệu đồng, giảm 6,85% so với năm 2007. Doanh số cho vay của tôm, cá lúa cũng tăng giảm bất thường nên kéo theo doanh số thu nợ cũng vậy, do đây là hình thức sản xuất mới, người dân chưa làm quen và chưa có kĩ thuật tốt nên năng suất không cao làm cho họ ít quan tâm tới sản xuất ngành nay nên doanh số thu nợ không ổn định.

- Thu nợ phục vụ nông nghiệp qua 3 năm đều tăng, năm 2007 là 890 triệu đồng với tốc độ tăng 23,96% so với năm 2006, năm 2008 là 4.312 triệu đồng, tăng 384,49% so với năm 2007. Trong những năm gần đây việc cho vay để phục vụ nông nghiệp tăng để giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất, cải thiện khoa học kĩ thuật tạo được năng suất cao cho người dân làm cho tình hình thu nợ của của Ngân hàng luôn tăng .

- Thu nợ sản xuất khác năm 2007 là 15.322 triệu đồng, tăng 27,63% so với năm 2006, năm 2008 là 11.754 triệu đồng, giảm 23,29% so với năm 2007. Ngành sản xuất có doanh số thu nợ giảm vào năm 2008 do hộ sản xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành khác theo xu hướng hội nhập chung của đất nước như ,chuyển sang trồng lúa, trái cây xuất khẩu, thủy sản xuất khẩu,...

Nhìn chung tình hình thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng chứng tỏ Ngân hàng đã có sự thẩm định kĩ trước khi cho khách hàng vay vốn, thu hút được các khách hàng có uy tín, luôn kiểm soát được nguồn vốn cho vay của mình, có biện pháp tốt để hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu, thu được nợ đúng hạn.

* Chỉ số hệ số thu nợ

BÀNG 10: HỆ SỐ THU NỢ HỘ SẢN XUẤT

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

a. Doanh số thu nợ (Triệu đồng) 42.676 68.152 94.345 b. Doanh số cho vay (Triệu đồng) 43.910 67.210 66.008

Hệ số thu nợ (a/b)*100% 97,19 101,4 142,92

* Nhận xét:

Hệ số thu nợ hộ sản xuất của NHNN & PTNT năm 2006 là 97,19%, năm 2007 là 101,4% và đạt tỷ lệ này là 142,92% vào năm 2008. Tỷ số này qua các năm tương đối lớn cho thấy kết quả thu nợ hộ sản xuất của Ngân hàng qua các năm là rất tốt. Đây cũng là thành quả của quá trình giám sát, theo dõi và đôn đốc các hộ trả nợ đúng hạn của cán bộ tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.

69

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)