II. NHÓM KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước 1 Giữ ổn định về kinh tế, chính trị
1.1 Giữ ổn định về kinh tế, chính trị
Nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nền kinh tế ổn định nhất thế giới. Đây là một trong những yếu tố được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi quyết định rót vốn đầu tư vào bất cứ thị trường nào. Do vậy trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục giữ vững ổn định nền chính trị để giữ được niềm tin của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, Nhà Nước cần điều chỉnh vai trò của mình trong việc điều tiết nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những ưu điểm là Nhà nước có thể tham gia quản lý kinh tế. Tuy nhiên, nhược điểm là nền kinh tế thường chậm trễ đón nhận những xu hướng chung trên thế giới. Vì vậy trong thời gian tới, Chính phủ cần thể hiện vai trò của mình trong việc nhanh chóng phản ứng trước biến động tình hình kinh tế thế giới. Qua đó, Chính phủ có thể ban hành những chính sách tài khóa-tiền tệ phù hợp, tạo điều kiện cho nền kinh tế vận hành theo những quy luật của thị trường đồng thời vẫn có thể duy trì sự ổn định của toàn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
1.2 Hoàn thiện khung pháp lý về thương mại
Trước khi ra quyết định đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào, nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước đều phải dành thời gian và công sức nghiên cứu những luật, quy định, thủ tục liên quan. Vì vậy, nếu Việt Nam có những bộ luật hoàn chỉnh, minh bạch, công khai sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tìm đến với thị trường hơn. Hiện nay, Nhà nước đang cố gắng đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhiều cấp, Bộ, ngành đã thực thi quy chế một cửa nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện các thủ tục hành chính trước cũng như trong suốt quá trình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nói rằng các cơ quan hành chính của Việt Nam vẫn làm việc chưa thực sự hiệu quả, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình cải cách về mặt hành chính, rút ngắn thời gian cũng như thủ tục giấy tờ cấp phép đầu tư, kinh doanh.
Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành những quy chế, quy định mới về thị trường bán lẻ, những mô hình kinh doanh hiện đại thay thế cho quy chế cũ đang ngày càng tỏ ra không còn phù hợp. Sau khi thị trường bán lẻ được mở cửa theo đúng cam kết của Việt Nam trong WTO, trên thị trường chắc chắn sẽ xuất hiện những hệ thống bán lẻ mới ngoài trung tâm mua sắm và hệ thống siêu thị. Những luật, quy định mới không chỉ hỗ trợ cho Nhà
nước trong việc quản lý thị trường mà còn góp phần bảo vệ doanh nghiệp trong nước.
Về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, hiện ở Việt Nam chưa có bộ luật thống nhất nào quy định về quyền của người tiêu dùng. Điều này là hết sức bất lợi trong tình hình thị trường có nhiều diễn biến phức tạp. Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và đưa vào thực thi những Luật, quy định phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tiêu dùng Việt Nam.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần liên tục sửa đổi các bộ luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với tình hình, giảm thiểu tình trạng nhiều bộ luật chồng chéo, điều chỉnh khác nhau cho cùng một vấn đề gây không ít hiểu lầm cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần khẩn trương soạn thảo những quy định điều chỉnh các hình thức kinh doanh mới trên thị trường bán lẻ hiện đại như nhượng quyền, mua lại và sáp nhập, …
Nhằm giải quyết những khó khăn về mặt bằng, Chính phủ cần hoàn thiện Luật Đất đai và minh bạch hóa những dự án quy hoạch theo địa phương, vùng miền nhằm rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ tìm được những địa điểm kinh doanh phù hợp.
Về vấn đề ENT, Chính phủ cần thúc giục cũng như hỗ trợ các địa phương trong việc hoàn thiện những quy định liên quan theo tinh thần phù hợp với những cam kết với WTO. Mục đích là giúp các địa phương không gặp khó khăn hay chậm trễ trong quá trình cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc mở các cơ sở bán lẻ sau cơ sở thứ nhất. Việc này đòi hỏi Chính phủ cùng các địa phương phải rà soát những đặc điểm kinh tế của từng vùng miền để đảm bảo đưa ra những tiêu chí phù hợp với sự phát triển của thị trường bán lẻ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà bán lẻ và hỗ trợ được nhà bán lẻ nội địa.
1.3 Thực hiện các biện pháp điều hành, giám sát thị trường bán lẻ, hoàn thiện các chế tài xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiện các chế tài xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xâm phạm lợi ích người tiêu dùng
Nhà nước cần đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý thị trường nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, hiện đại. Gần đây trên thị trường luôn xuất hiện các hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh hay các chương trình khuyến mại, quảng cáo không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Nhà nước cần chặt chẽ kiểm tra nhằm ngăn chặn mọi hành vi có thể gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt là hành động tuyên truyền, kích động việc sử dụng những sản phẩm làm lệch hướng phát triển của tầng lớp thanh thiếu niên.
Hiện nay ngày càng xuất hiện những chiêu thức kinh doanh trục lợi của một số doanh nghiệp bán lẻ gây phương hại đến người tiêu dùng như bán hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng, mập mờ trong việc đính nhãn mác, thời hạn sử dụng sản phẩm,.. Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình trong việc loại bỏ những hành vi này nhằm đảm bảo người tiêu dùng được tiếp cận với các loại hàng hóa chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe. Một trong những mối quan tâm nhất hiện nay của người dân là chất lượng các sản phẩm thực phẩm bày bán ở các chợ hay kể cả trong các siêu thị lớn. Các Bộ, Ban, ngành liên quan cần đặt ra những tiêu chuẩn thống nhất trên cả nước về thực phẩm sạch. Đồng thời, Nhà nước cũng cần mạnh tay xử lý những cơ sở vi phạm bằng những chế tài rõ ràng, hợp lý. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của nhà nước hay từng địa phương phải liên tục thanh kiểm tra chất lượng hàng hóa, đặc biệt là những loại hàng liên quan trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng ở các cơ sở bán lẻ thay vì chỉ tập trung vào một số tháng cao điểm và nới lỏng trong suốt thời gian còn lại.
Một cản trở lớn khiến các nhà đầu tư nước ngoài do dự khi đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam hay các nhà bán lẻ trong nước ngại ngần khai thác các thị trường mới là do hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay nói chung lạc hậu và nhiều nơi xuống cấp trầm trọng. Vì vậy, để phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam, Chính phủ cần gấp rút đầu tư cải tạo các tuyến đường huyết mạch, tuyến quốc lộ, xây mới cũng như sửa chữa cầu đường. Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước bằng cách cho thuê đất làm kho bãi với giá ưu đãi hay xây sẵn những hệ thống nhà kho hiện đại, diện tích lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ thuê trong thời gian dài nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc dự trữ nguồn hàng.
Để giúp hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ được diễn ra thuận lợi, bên cạnh đầu tư vào hạ tầng đường xá, kho bãi, Nhà nước cần phải đảm bảo hệ thống điện nước, viễn thông được triển khai rộng khắp. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mở rộng hoạt động xuống các vùng nông thôn hay vùng miền núi xa xôi. Nó còn giải quyết được vấn đề phát triển không cân xứng giữa các vùng miền, tăng cơ hội tiếp cận với nguồn hàng hóa đa dạng cho người dân nông thôn và do vậy nâng cao cuộc sống người dân ở những vùng xa đô thị.
Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường việc xây dựng các khu triển lãm, hội chợ với diện tích lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường nội địa và tìm kiếm được cơ hội kinh doanh tiềm năng.
1.5 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, hướng dẫn, khuyến khích người tiêu dùng hướng tới hàng sản xuất trong nước tiêu dùng hướng tới hàng sản xuất trong nước
Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam không được phép bảo hộ những ngành mà WTO quy định cho các quốc gia thành viên phải mở cửa hoàn toàn. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam không thể bảo hộ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hay phân biệt đối xử với các doanh nghiệp đến từ các nước khác. Tuy nhiên Chính phủ vẫn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau giúp doanh nghiệp nắm được những quy
định, bộ luật mới hay tiếp cận với các thị trường kinh doanh phát triển trên thế giới.
Để tăng cường hiểu biết pháp luật quốc tế của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, Chính phủ có thể mở các cuộc hội đàm, hội thảo hay các buổi nói chuyện trong đó mời các chuyên gia đầu ngành làm chủ tọa về các vấn đề liên quan đến luật quốc tế hay những cam kết trong khuôn khổ WTO mà Việt Nam đang và sẽ áp dụng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có thể xây dựng các cổng thông tin điện tử tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong cùng ngành trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết về lĩnh vực mà họ đang kinh doanh cũng như giới thiệu những thay đổi về chính sách, luật pháp liên quan. Chính phủ cũng có thể khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng hoạt động về các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa thông qua các ưu đãi về thuế.
Đối với người tiêu dùng, Chính phủ cũng có thể tác động khuyến khích họ sử dụng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cũng như đi mua sắm tại các siêu thị Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ thành công của các chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, Nhà Nước có thể thiết kế những kế hoạch mới nhằm hướng người dân Việt Nam tới những cửa hàng bán lẻ do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ.