Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc về thị trường bán lẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam (Trang 38 - 39)

III. HAI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỂN HÌNH CỦA CHÂ UÁ GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY

2.1 Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc về thị trường bán lẻ

Hàn Quốc bắt đầu mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của mình vào năm 1996. Nhờ đó, ngành công nghiệp nước này chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh mới cùng với sự lớn dần về mặt quy mô của các doanh nghiệp bán lẻ cả trong nước lẫn nước ngoài.

Để tăng tính hiệu quả của thị trường bán lẻ, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện từng bước quá trình tự do hóa trên thị trường bán lẻ. Chính sách bán lẻ của nước này được chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: bắt đầu diễn ra vào khoảng giữa năm 1989 đến giữa năm 1991. Vào giai đoạn này, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện nới lỏng các quy định về việc các công ty nước ngoài có thể thiết lập các chi nhánh hay thực hiện đầu tư trực tiếp vào đất nước.

Giai đoạn 2: tiếp nối giai đoạn 1, thực hiện trong khoảng giữa năm 1991 đến giữa năm 1993. Vào thời điểm này, các doanh nghiệp nước ngoài có thể mở các cửa hàng ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, Chính phủ quy định diện tích của mỗi cửa hàng không được quá 1000 mét vuông. Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng mà mỗi doanh nghiệp nước ngoài được mở cũng không được lớn hơn con số 10.

Giai đoạn 3: thực hiện vào giữa năm 1993 đến năm 1995. Trong thời kỳ này, những quy định về diện tích cũng như số lượng cửa hàng các nhà bán lẻ nước ngoài được phép mở quy định trong giai đoạn hai được nới rộng hơn. Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ trên thị trường Hàn Quốc có thể mở đến 20 cửa hàng với diện tích mỗi cửa hàng có thể là 3000 mét vuông.

Ủy ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc (KFTC)

Thành lập từ đầu những năm 1980, Ủy ban này có 4 nhiệm vụ chính là: khuyến khích cạnh tranh công bằng; củng cố quyền lợi khách hàng; thiết lập môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ và hạn chế sự bành trướng, lạm dụng của các tập đoàn khổng lồ. Trong 4 chức năng này, Ủy ban đã thực hiện mạnh mẽ nhất chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, đặc biệt là sau khi Hàn Quốc thực hiện những cam kết của mình trong khuôn khổ WTO. Ủy ban này đã đưa vào thi hành 9 bộ luật trong đó có “Những quy định về độc quyền (Monopoly regulation) và Luật về “Thương mại bình đẳng”

(Fair Trade Act). Cụ thể trong lĩnh vực bán lẻ, nếu bất cứ doanh nghiệp nào đang chiếm được phần lớn thị trường lạm dụng vị trí của mình với mục đích cạnh tranh không công bằng, KFTC sẽ ra lệnh cho doanh nghiệp phải giảm giá hàng loạt, ngay lập tức chấm dứt hành vi của mình. Đồng thời, KFTC sẽ công bố rộng rãi vi phạm của doanh nghiệp đó hoặc sử dụng các biện pháp theo các bộ luật liên quan. Doanh nghiệp có thể chịu phạt lên tới 3% tổng doanh thu trong thời kỳ xảy ra vi phạm. Chính những biện pháp này đã giúp Chính phủ tối thiểu hóa sự bành trướng của các tập đoàn bán lẻ khổng lồ và bảo vệ các nhà bán lẻ trong nước quy mô nhỏ không bị phá sản khi thị trường được mở cửa hoàn toàn (KFTC 2010).

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w