- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, tuyệt đối giữ bí mật về số liệu sổ sách và tồn quỹ tiền mặt, kiểm tra đúng đủ trước khi chi tiền, ghi chép sổ quỹ
A. TSLĐ và ĐTNH 27.829
4.5.3. Tình hình dự trữ tài sản lưu động của công ty:
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, vấn đề dự trữ tài sản lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo theo yêu cầu đủ về số lượng. Nếu dự trữ quá lớn dẫn đến sự ứ đọng vốn, tăng các chi phí liên quan đến việc bảo quản vật tư, hàng tồn kho,… làm giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, nếu dự trữ quá thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khó đảm bảo tính nhịp nhàng và tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, giảm năng suất lao động và thiết bị, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ bị giảm sút. Bởi vậy, việc dự trữ tài sản lưu động của doanh nghiệp phải được điều hòa theo yêu cầu: vừa đảm bảo bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, vừa đảm bảo tiết kiệm vốn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tình hình dự trữ tài sản của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Qua bảng 4.13 (trang sau) cho thấy, tổng tài sản lưu động dự trữ qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2.553.975.000 đồng, mức tăng 84,63%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3.354.685.000 đồng, mức tăng 60,20%. Nguyên nhân tài sản lưu động dự trữ tăng là do:
- Nguyên vật liệu tồn kho: chiếm tỷ trọng nhỏ nên trong năm 2007 có giảm nhưng không làm cho dự trữ tài sản lưu động giảm.cụ thể, năm 2007 giảm 39.091.000 đồng, mức giảm 43,17%. Năm sau thì giữ ổn định.
- Chi phí sản xuất dở dang: năm 2007 tăng 323.596.000 đồng, mức tăng là 23,20% so với năm 2006. Đến năm 2008 lại tiếp tục tăng thêm 2.291.492.000 đồng, mức tăng là 133,35% so với năm 2007. Điều này cho thấy công ty làm việc chưa hiệu quả, những công việc để tồn đọng qua năm sau nhiều.
- Thành phẩm tồn kho: trong năm 2006 không có tồn kho, năm 2007 thành phẩm tồn kho là 1.469.311.000 đồng. Năm 2008 con số này là 1.857.591.000 đồng vì thế tăng lên là 388.280.000 đồng, mức tăng 26,43%. Công ty cần có những biện pháp khắc phục lượng hàng tồn kho để giảm bớt tình trạng ứ đọng vốn.
- Do chi phí dở dang qua ba năm đều tăng nên chi phí trả trước và chi phí chờ kết chuyển cũng tăng lên. Cụ thể, chi phí trả trước năm 2007 tăng so với năm 2006 là 71,55%, qua năm sau là 191,88%; chi phí chờ kết chuyển năm 2007 tăng so với năm 2006 là 51,81% và năm tiếp theo tăng là 25,21%.
Nhìn chung vốn lưu động dự trữ ba năm tăng nhưng nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho tăng không đáng kể, do đó dự trữ tăng trong khâu sản xuất. Đây là dự trữ tích cực vì nó làm cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Bảng 4.13: Tình hình dự trữ tài sản lưu động:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh
07/06 08/07
Giá trị Giá trị Giá trị ± ∆ % ± ∆ %
1. Nguyên vật liệu tồn kho 90.557 51.466 51.466 (39.091) (43,17) - - 2. Công cụ - dụng cụ tồn kho - - - - - - - 3. Chi phí sản xuất DD 1.394.839 1.718.435 4.009.927 323.596 23,20 2.291.492 133,35 4. Thành phẩm tồn kho - 1.469.311 1.857.591 1.469.311 - 388.280 26,43 5.Chi phí trả trước 30.335 52.039 151.893 21.704 71,55 99.854 191,88 6. Chi phí chờ kết chuyển 1.502.446 2.280.901 2.855.960 778.455 51,81 575.059 25,21 Tổng 3.018.17 7 5.572.152 8.926.837 2.553.975 84,62 3.354.685 60,20