KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng (Trang 29 - 31)

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, tuyệt đối giữ bí mật về số liệu sổ sách và tồn quỹ tiền mặt, kiểm tra đúng đủ trước khi chi tiền, ghi chép sổ quỹ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân tích tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty: 4.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty năm 2006: 4.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty năm 2006:

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31-12-2006, ta lập bảng phân tích tình hình biến động của công ty như sau:

Bảng 4.1: Tình hình phân bổ vốn SXKD năm 2006:

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh

Giá trị % Giá trị % ± ∆ %

A. TSLĐ và ĐTNH 48.360.450 76,38 27.829.401 65,70 (20.531.049) (42,45)

1. Vốn bằng tiền 1.227.870 2,54 656.018 2,36 (571.852) (46,57)

2. Đầu tư TCNH - - - - - -

3. Các khoản phải thu 42.779.831 88,46 24.029.329 86,35 (18.750.502) (43,83) 4.Hàng tồn kho 2.825.979 5,84 1.485.397 5,34 (1.340.582) (47,44) 5. TSLĐ khác 1.526.771 3,16 1.658.658 5,96 131.887 8,64 B. TSCĐ và ĐTDH 14.951.405 23,62 14.528.799 34,30 (422.606) (2,83) 1. TSCĐ 14.527.315 97,16 13.616.561 93,72 (910.754) (6,27) 2. Đầu tư TCDH - - - - - - 3. Chi phí XDCBDD 387.100 2,59 881.903 6,07 494.803 127,82 Tài sản dài hạn khác 36.990 0,25 30.335 0,21 (6.655) (17,99) Tổng 63.311.855 100,00 42.358.200 100,00 (20.953.655) (33,10)

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Qua bảng số liệu 4.1 cho thấy, tổng tài sản của công ty cuối kỳ so với đầu năm giảm đi 20.953.655.000 đồng, với số tương đối giảm là 33,10%. Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô về tài sản của công ty bị giảm đi. Trong đó:

* Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 20.531.049.000 đồng, tương ứng 42,45%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do:

- Vốn bằng tiền cuối kỳ so với đầu năm giảm 571.852.000 đồng, tức giảm 46,57%. Điều này sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty gặp khó khăn.

- Các khoản phải thu cuối kỳ so với đầu năm giảm 18.750.502.000 đồng, với số tương đối giảm là 43,33%. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ công ty đã có những chính sách thu hồi nợ tốt, công tác quản lý các khoản nợ được chú trọng hơn.

- Hàng tồn kho cuối kỳ so với đầu năm cũng giảm đi là 1.340.582.000 đồng, với mức giảm là 47,44%. Đây là dấu hiệu rất tốt, vì hàng hóa của công ty trong năm sản xuất ra đã tiêu thụ hết và tiêu thụ thêm cả vào phần tồn kho, làm cho tồn kho giảm đi gần 50% so với đầu kỳ.

- Tuy tài sản lưu động khác có tăng so với đầu kỳ, nhưng do tỷ trọng của nó trong TSLĐ và ĐTNH nhỏ, chỉ chiếm 3,16% nên mức tăng của nó là 8,64% cũng không làm giảm được nhiều mức giảm của TSLĐ và ĐTNH.

* Tài sản cố định và đầu tư dài hạn cuối kỳ so với đầu kỳ của công ty cũng giảm đi 422.606.000 đồng, mức giảm 2,83%. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do:

- TSCĐ của công ty cuối kỳ so với đầu kỳ giảm đi 910.754.000 đồng, mức giảm là 6,27%. Đây là do hao mòn lũy kế tăng, hay nói cách khác là TSCĐ của công ty đã được khấu hao nhiều làm cho giá trị của chúng giảm xuống.

- Chi phí XDCBDD cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 494.803.000 đồng, với mức tăng là 127,82%. Chứng tỏ trong năm này công ty đã đầu tư nhiều vào các công trình, xây dựng cơ sở vật chất,…

- Tài sản dài hạn khác cuối kỳ giảm 6.655.000 đồng, với mức giảm là 17,99%. Tuy mức tăng của chi phí XDCBDD tăng nhiều nhưng tỷ trọng của nó nhỏ nên TSCĐ và ĐTDH vẫn giảm đi 2,83%. Để thấy rõ hơn vấn đề, ta tìm hiểu tỷ suất đầu tư:

Tại thời điểm đầu năm:

Tỷ suất đầu tư = 14.951.405.000 63.311.855.000

Tại thời điểm cuối năm:

Tỷ suất đầu tư = 14.528.799.000 42.358.200.000

Qua đó ta thấy, doanh nghiệp đã đầu tư thêm nhiều vào chi phí XDCB làm cho tỷ xuất đầu tư tăng lên. Tóm lại, tổng số vốn trong năm 2006 giảm đi nhiều chủ yếu là tập trung ở tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, một phần nhỏ ở TSCĐ và

ĐTDH. Đây là dấu hiệu không tốt, vì tình hình sản xuất của công ty đang bị thu hẹp lại. Công ty phải cố gắng hơn ở những năm sau.

4.1.2. Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty năm 2007:

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31-12-2007, ta lập bảng phân tích tình hình biến động của công ty như sau:

Bảng 4.2: Tình hình phân bổ vốn SXKD năm 2007:

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị % Giá trị % ± ∆ %

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng (Trang 29 - 31)