Đốivới việc quản lý hoạt động phân phối dịch vụ.

Một phần của tài liệu 329 VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP Việt Nam (Trang 139 - 142)

- Tiềm lực vốn tạo ra uy tín:

3.3.2.5. Đốivới việc quản lý hoạt động phân phối dịch vụ.

Thứ nhất : Ngân hàng Nông nghiệp cần phải tăng cường phân phối

qua phần tử trung gian (bán buôn).

Mạng lưới phân phối trực tiếp (hay còn gọi là bán lẻ) đã đem lại nhiều thành quả. Hoạt động phân phối của Ngân hàng Nông nghiệp trong thới gian qua đã phát huy được tác dụng tích cực. Tuy nhiên mạng lưới phân phối hiện nay đã bắt đầu có những dấu hiệu cần được thay đổi,bổ xung mặc dù trong thực tiễn mạng lưới phân phối này vẫn phải được duy trì. Với đội ngũ cán bộ tín dụng không phải là quá lớn ≈ 6000 nghìn người nhưng Ngân hàng Nông nghiệp hiện nayluôn phải quản lý tới 3,5 - 4 triệu khách hàng vay vốn. Như vậy, bình quân một người cán bộ tín dụng phải quản lý từ 600 - 700 đơn vị khách hàng,thậm chí do phân bố không đều nên có nhiều cán bộ tín dụng phải quản lý hàng ngìn món vay. Đây thực sự là dấu hiệu quá tải của mạng lưới phân phối bán lẻ. Chính vì lẽ đó mà các cán bộ tín dụng không thể có điều kiện đi sâu vào quản lý, kiểm tra để nâng cao chất lượng công tác. Như vậy cần bổ xung mô hình mạng lưới phân phối qua trung gian (bán buôn), có như vậy mới giải toả được áp lực số lượng khách hàng bán lẻ đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp. Việc cho vay qua tổ chức trung gian đối với Ngân hàng Nông nghiệp không phải là mới mà đã được ngân hàng tổ chức thực hiện từ rất lâu. Trước kia ngân hàng cho vay qua các hợp tác xã, các xí nghiệp vv... Khi mô hình hợp tác xã có sự thay đổi,Ngân hàng Nông nghiệp đã chủ động đề xuất cho vay qua tổ tương hỗ, hội phụ nữ... Việc làm này đã được 5 năm và đã phát huy tác dụng tích cực. Việc cho vay qua các đơn vị kinh tế cho các hộ trồng cây công nghiệp bán sản phẩm cho đơn vị

cũng đã được làm thí điểm ở nhiều nơi như mía đường (Lam Sơn - Thanh Hoá), chè (Vĩnh Phúc) vv... Việc cho vay qua các hợp tác xã tín dụng được làm có lịch sử lâu nhất, nhưng do sự đổ vỡ của hệ thống hợp tác xã tín dụng năm 1993 nên vừa qua việc phân phối dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp qua bộ phần trung gian này bị giảm thấp đặc biệt.

Tóm lại,việc phân phối dịch vụ qua trung gian Ngân hàng nông nghiệp đã từng làm tuy nhiên chưa thực sự đạt kết quả theo yêu cầu. Thời gian tới Ngân hàng Nông nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để mở rộng hơn nữa loại hình phân phối gián tiếp qua trung gian (bán buôn),việc làm này tạo điều kiện cho kênh phân phối trực tiếp có điều kiện đi sâu nâng cao chất lượng hoạt động. để làm được điều này cần phải:

- Phân tích các hoạt động phân phối qua khâu trung gian trước đây đã làm để từ đó có cơ sở cho việc phát triển mô hình này.

- Tập chung nghiên cứu để có những biện pháp tích cực đẩy mạnh hơn hoạt động bán buôn đặc biệt là ở trung tâm điều hành cần có bộ phận chuyên nghiên cứu tập chung để có thể đề ra các biện pháp hữu hiệu.

- Mạnh dạn đầu tư cho các đơn vị kinh tế nếu thấy đơn vị có điều kiện phân phối dịch vụ của ngân hàng. Tránh tình trạng quá lo ngại về sự phân phối lợi nhuận thu được.

Thứ hai : Thay đổi thời gian giao tiếp phân phối dịch vụ (thời gian

giao dịch, bán hàng)

Một trong những yêu cầu của phân phối là tăng cường khả năng giao tiếp giữa ngân hàng và khách hàng. Việc đổi mới kênh phân phối chỉ là về mặt mô hình còn về hoạt đồng của mô hình đó lại phụ thuộc vào khả năng tạo ra môi trường giao tiếp cho kênh phân phối. phần lớn việc phân phối dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp hiện nay được thực hiện tại quầy giao dịch. Tuy vừa qua Ngân hàng Nông nghiệp cũng đã nhận thấy việc giao dịch này có nhiều hạn chế nên đã thí điểm cho vay bằng tổ tín dụng lưu động đây cũng là

một bước khởi đầu tốt cần tiếp tục phát huy. Trong hoạt động thực tiễn cũng có thể tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của ngân hàng cơ sở mà có thể tổ chức việc giao dịch không nhất thiết theo giờ hành chính (việc phân phối trong giờ hành chính hiện nay đang được Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện là chủ yếu). Bởi một lẽ đơn giản nếu tất cả các đơn vị đều thực hiện theo giờ hành chính thì khách hàng trong thời gian đó cũng đều phải làm việc bắt buộc ở đơn vị của mình,không có điều kiện đến ngân hàng để thực hiện dịch vụ ngân hàng.Bài viết cho rằng ở một số ngân hàng cơ sở, nơi giao dịch có lượng khách hàng giao dịch ngoài giờ hành chính lớn cần tổ chức thực hiện dịch vụ theo ca,mở rộng thời gian tiếp khách để tạo điều kiện cho kênh phân phối gặp gỡ được nhiều khách hàng đến ngân hàng để thực hiện dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nghiên cứu sự vận dụng của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại vào hoạt động thực tiễn ở Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam một lần nữa khẳng định công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại là công cụ hữu hiệu để các ngân hàng thương mại vươn lên trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu 329 VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP Việt Nam (Trang 139 - 142)