ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1 Giai đoạn 1991 1993.[40,5-45],[58,96-125]

Một phần của tài liệu 329 VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP Việt Nam (Trang 98 - 101)

- Tiềm lực vốn tạo ra uy tín:

3.1. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1 Giai đoạn 1991 1993.[40,5-45],[58,96-125]

Theo tinh thần Nghị định 53/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 26/3/1991 về đổi mới tổ chức hoạt động của ngân hàng, ngày 01/8/1991 Ngân hàng Nhà nước quyết định tách bộ phận trực tiếp kinh doanh của mình thành các ngân hàng thương mại quốc doanh trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước giữ lại Ngân hàng Thái bình và Gia lai - Công tum hoạt động trực thuộc Ngân hàng Nhà nước). Khi đó Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam được hình thành ở Trung ương với hạt nhân lấy từ Vụ tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng Nhà nước trung ương cũ. Tiếp nhận các ngân hàng cơ sở của ngân hàng nhà nước hoạt động ở khu vực nông thôn là chủ yếu với 47 chi nhánh tỉnh, thành phố. Gần 400 chi nhánh ngân hàng cấp huyện,thị xã,156 phòng giao dịch và cửa hàng kinh doanh vàng bạc,

với 36.000 cán bộ, nhân viên.

Khi bàn giao từ Ngân hàng Nhà nước sang, Ngân hàng nông nghiệp quản lý số vốn 1.046 tỷ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Nhà nước 353 tỷ đồng, vốn huy động 482 tỷ đồng. Tổng dư nợ 700 tỷ đồng,với cơ cấu đầu tư chủ yếu tập trung cho vay vốn lưu động,chỉ có 42 tỷ đồng đầu tư cho đối tượng trung dài hạn (chiếm 6% tổng dư nợ). Việc đầu tư tập trung vào thành phần kinh tế quốc doanh chiếm trên 90% tổng số vốn đầu tư của ngân hàng.

Ngân hàng nông nghiệp Việt nam thời kỳ này tuy hình thành với toàn bộ cơ cấu tổ chức từ Trung ương đến cơ sở với địa bàn rộng khắp trải rộng cả nước, nhưng cơ chế vận hành lại chủ yếu theo mệnh lệnh hành chính. Các

qui chế hoạt động theo cơ chế thị trường chưa có hoặc có nhưng không hoạt động đúng theo yêu cầu. Các ngân hàng cơ sở liên hệ với ngân hàng trung ương qua mạng lưới bưu điện. Một nhiệm vụ đặc biệt cần thiết trong hoạt động ngân hàng đó là việc điều hòa vốn giữa các ngân hàng cơ sở với Ngân hàng trung ương được tiến hành "nhanh nhất" là chuyển tiền bằng "liên hàng" cầm tay. Bảng cân đối của ngân hàng cơ sở phải vài tháng sau Ngân hàng nông nghiệp trung ương mới tập trung được. Công cụ hoạt động chính của

ngân hàng là lãi suất lại lệ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Hội đồng bộ trưởng hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Tuy mới hình thành, còn thiếu hầu như tất cả nhưng Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển. Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này từng bước soát xét lại tổ chức, thay đổi phương thức kinh doanh, thay đổi nhận thức cho cán bộ, thay đổi cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư cho các thành phần kinh tế. Đến cuối giai đoạn này, Ngân hàng nông nghiệp Việt nam thực sự tồn tại để tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo. Giai đoạn này được xem như giai đoạn tập sự cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đứng trước một nhiệm vụ to lớn, một nền tảng chưa vững chắc, một

hệ thống tổ chức chắp vá chưa đồng bộ, một đội ngũ cán bộ nhiều nhưng chưa tinh,Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã làm được nhiều hơn điều mong ước đó là đứng vững được trước những khó khăn tưởng chừng như khó vượt qua. Để làm được điều đó, một trong những nguyên nhân chính là ngân hàng đã xác định được nhiệm vụ, nội dung và hướng đi của mình.

3.1.2. Giai đoạn 1994 - 1998.[16,5-8],[22],[56]

Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ra đời từ năm 1991 nhưng chưa hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức hoạt động, chưa thực sự có đầy đủ cơ sở pháp lý trong hoạt động kinh doanh của mình. Phải đến 14/11/1993 Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam mới chính thức có quyết định thành lập (số 400 - CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng) và phải đến ngày 11/11/1995 Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam mới có Điều lệ hoạt động của mình. Căn cứ vào quyết định thành lập và Điều lệ hoạt động, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam được xác định là một pháp nhân (bao gồm hội sở, các chi nhánh và văn phòng đại diện), hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp và nông thôn. Được Nhà nước cấp lần đầu 200 tỷ đồng vốn điều lệ (tương đương 30 triệu USD), tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, ngân hàng có tên chính thức là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp). Tên giao dịch quốc tế là Viet nam Bank for Agriculture (viết tắt là VBA). Ngân hàng Nông nghiệp nhận bàn giao từ ngân hàng cũ với 53 chi nhánh tỉnh, thành phố,447 chi nhánh ngân hàng huyện, thị xã, 193 phòng giao dịch, 78 của hàng kinh doanh vàng bạc với gần 32.000 cán bộ, nhân viên. Khi bàn giao Ngân hàng nông nghiệp quản lý số vốn 4.200 tỷ đồng trong đó vay Ngân hàng Nhà nước: 2068 tỷ đồng và được Ngân hàng Nhà nước khấu trừ vào các khoản nợ đọng, các khoản lỗ 1000 tỷ đồng, Ngân hàng nông nghiệp chỉ phải trả lãi tiền vay Ngân hàng Nhà nước số vốn vay 1068 tỷ

đồng. Vốn huy động: 1.500 tỷ đồng. Với cơ cấu đầu tư chủ yếu cho vốn lưu động chiếm 93% tổng số vốn tín dụng đầu tư. Quốc doanh chiếm 80% vốn đầu tư.

Giai đoạn này, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thực hiện phương châm: "Đi vay để cho vay" tập trung việc huy động vốn trong dân cư để cho vay phát triển nền kinh tế. Đến cuối năm 1993, vốn huy động mới được 1079 tỷ đồng, nhưng chỉ 5 năm sau số vốn huy động đã tăng hơn 10 lần và số dư nợ cho vay cũng tăng lên tương ứng. Đặc biệt thực hiện đường lối đổi mới trong kinh tế: không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp từng bước đổi mới cơ cấu vốn đầu tư, nếu cuối năm 1994 vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng nông nghiệp chỉ ≈20%

đến năm 1998 con số này đã là ≈ 55%. Ngân hàng không còn bắt buộc phải

cho các xí nghiệp quốc doanh vay bằng mọi giá như trước đây nữa mà chỉ đầu tư cho các xí nghiệp quốc doanh đã được tổ chức, sắp xếp lại (lưu ý các xí nghiệp đó có thể vẫn chưa hội đủ các yêu cầu của điều kiện thực hiện tín dụng). Về tổ chức nội bộ được Ngân hàng Nông nghiệp kiện toàn lại một bước, sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế. Đến cuối năm 1998, số lao động chỉ còn 22.000 cán bộ. Hướng tổ chức bộ máy hoạt động là giảm bớt trung gian, cầu cấp. Từng bước hiện đại hóa ngân hàng. Với kết quả đạt được trong kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp luôn có lãi, năm sau cao hơn năm trước.

Tuy đạt nhiều kết quả trong giai đoạn này, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm cần tiếp tục khắc phục, sửa đổi trong giai đoạn tiếp theo. Nếu có thể đánh giá tổng quan hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này là sự vươn lên mạnh mẽ để khẳng định sự tồn tại cần thiết khách quan của mình đối với sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu 329 VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP Việt Nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w