- Tiềm lực vốn tạo ra uy tín:
3.3.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐƯA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚ
QUẢN LÝ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU CỦA CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI.
3.3.2.1.Đối với quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường.
Thứ nhất : Cần nhanh chóng hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Việc Ngân hàng Nông nghiệp xây dựng được hệ thống thống kê,kế toán đáp ứng được với yêu cầu kinh doanh trong thời gian qua thực sự là một kết quả đáng trân trọng bởi số lượng lớn các chi nhánh của nó được trải rộng trên cả nước,đặc biệt là lượng khách hàng có quan hệ giao dịch với Ngân hàng Nông nghiệp là vô cùng lớn. Tuy nhiên, do yêu cầu đòi hỏi mới của thực tiễn và yêu cầu của chỉ đạo kinh doanh. Ngoài việc có các thông tin nhưng các thông tin đó phải kịp thời, chính xác thì hệ thống thống kê, kế toán hiện tại của Ngân hàng Nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính vì lẽ đó, để thực hiện được yêu cầu này, không còn con đường nào khác buộc Ngân hàng Nông nghiệp phải nhanh chóng đưa kỹ thuật mới, hiện đại vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp nói chung và hệ thống thống kê kế toán nói riêng.
Ngoài ra, đòi hỏi nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là nhiệm vụ sống còn của ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp quan tâm đến việc áp dụng
những kỹ thuật hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình đã đem lại nhiều thành công cho ngân hàng. Tuy nhiên, đòi hỏi của thực tế còn cao hơn nhiều mà Ngân hàng Nông nghiệp làm chưa được bao nhiêu. Nếu nghiệp vụ huy động vốn được đầu tư hệ thống rút tiền tự động, đưa tiền điện tử vào hoạt động chắc chắn nghiệp vụ này sẽ có sự thay đổi to lớn. Hay nghiệp vụ cho vay nếu có những thông tin quản lý chính xác về hoạt động của các khách hàng thì nghiệp vụ này sẽ giảm được nhiều rủi ro không đáng có.Với nghiệp vụ thanh toán lại càng thể hiện rõ việc chưa đảm bảo so yêu cầu của thực tiễn. Phương hướng đổi mới chất lượng dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp đã có những khâu then chốt đó là vốn để hiện đại hoá hoạt động ngân hàng xem ra lại chưa thể có ngay được.
Việc đổi mới kỹ thuật nghiệp vụ, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ai cũng có thể nhận thấy như là một yêu cầu sống còn của hoạt động ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp nói riêng. Nhưng hiện đại hóa bằng cách nào, phải chăng bằng cách trích một phần lợi nhuận của ngân hàng hàng năm để lại làm việc đó. Việc làm này như chú rùa chạy theo chú thỏ mà ở đây chú thỏ không hề chủ quan luôn chạy hết khả năng, rõ ràng khoảng cách giữa chú thỏ và rùa ngày càng lớn đến lúc nhìn lại không thấy rùa đâu.
Để làm được việc hiện đại hóa, Ngân hàng nông nghiệp cần :
- Kiến nghị với các ngành chức năng, Chính Phủ có biện pháp tập chung vốn để thực hiện chiến lược hiện đại hoá ngân hàng,việc làm này không thể một mình Ngân hàng Nông nghiệp tự làm được.
-Ngân hàng Nông nghiệp nằm trong hệ thống tài chính quốc gia,do vậy việc hiện đại hoá hoạt động của chúng phải được xem xét trên bình diện quốc gia chứ không nên coi công việc này là của riêng Ngân hàng Nông nghiệp.
- Ngân hàng Nông nghiệp phải chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ,đặc biệt cần có sự quan tâm của các cơ quan chức năng.
- Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn vay để tập trung vốn đầu tư cho chiến lược hiện đại hoá ngân hàng.
Thứ hai : Tăng cường khả năng phân tích các thông tin.
Các thông tin, số liệu chỉ là "vô hồn", nó không thể tự nói lên điều mà chúng ta mong muốn. Chính khả năng phân tích chúng mới thực sự cho ta hiểu được thực chất của vấn đề ẩn sau những thông tin, số liệu thống kê thuần thuý. Hoạt động phân tích thông tin và số liệu thống kê của Ngân hàng Nông nghiệp trong thời gian qua phần lớn mới chỉ dừng lại ở hiện tượng và qui luật số lớn. Ví dụ: nông dân ta còn nghèo không có vốn sản xuất dẫn đến cần vốn vay của ngân hàng,hay cơn bão số 5 làm thiệt hại rất lớn cho nhân dân nên cần vốn vay để bù đắp... Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến nội dung hoạt động phân tích trong kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp trong thời gian qua còn nghèo nàn là do Ngân hàng Nông nghiệp chưa thực sự gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị phần kinh doanh, các thị phần đang còn khá "mầu mỡ", nên Ngân hàng Nông nghiệp chưa thực sự thấy được sự cấp bách của vấn đề. Trong thời gian tới, môi trường kinh doanh thực sự gặp khó khăn và bị o bế từ nhiều phía, khi mà yếu tố cạnh tranh trong kinh doanh trở thành một thách thức thực sự với Ngân hàng Nông nghiệp thì việc nâng cao chất lượng trong việc phân tích và xử lý thông tin trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp là một việc làm bức xúc.
Để nâng cao khả năng phân tích và xử lý thông tin, Ngân hàng nông nghiệp cần phải:
- Nhanh chóng đưa kỹ thuật hiện đại vào hoạt động (như đã nêu ở trên). - Tập trung đội ngũ cán bộ giỏi, có khả năng phân tích vào bộ phận tổng hợp hoạch định chính sách.
- Kiện toàn hệ thống thống kê kế toán đảm bảo tinh, gọn.
Thứ ba : Quan tâm thực sự đến việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong thời gian qua Ngân hàng
Nông nghiệp chưa tiến hành đúng mức mà nguyên nhân chính là do hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp thời gian qua chưa thực sự gặp trở ngại lớn từ phía các đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng Nông nghiệp cùng với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác như Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam,Ngân hàng ngoại thương Việt Nam hoạt động riêng biệt nhưng vẫn dưới sự chỉ đạo chung của Nhà nước. Mức độ cạnh tranh thấp bởi sự phân chia thị phần hoạt động tương đối rõ. Các ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng cổ phần mới đi vào hoạt động nên sự tác động cạnh tranh còn ở mức hạn chế.
Nhưng đây sẽ thực sự là một yêu cầu mà Ngân hàng Nông nghiệp phải đặc biệt quan tâm và phải có kế hoạch xây dựng hệ thống theo dõi, thu thập, lưu trữ, phân tích các thông tin về các đối thủ cạnh tranh ngay từ bây giờ nếu không sẽ rất khó khăn hoặc thua thiệt khi thực tế cần đến.
Thứ tư : Tăng cường khả năng lưu trữ thông tin có hệ thống.
Thông tin không phải lúc nào cũng xử lý ngay mới có hiệu quả,mà việc tập hợp, lưu trữ số liệu - thông tin cần thiết của thị trường thành hệ thống cũng rất quan trọng.Ngân hàng Nông nghiệp chưa làm được theo yêu cầu này, thậm chí các số liệu lưu trữ cũng chưa có kế hoạch cụ thể để khai thác. Bộ phận lưu trữ cũng mới chỉ dừng lại ở việc lưu trữ số liệu nội ngành nhưng các số liệu, thông tin cần thiết hơn cả cho việc phân tích thị trường lại là số liệu thị trường, số liệu ngoại ngành thì Ngân hàng Nông nghiệp không có đủ hoặc có nhưng không lưu trữ được thành hệ thống. Đây chính là điểm cần phải khắc phục khi yêu cầu của hoạt động phân tích thị trường thực sự đi vào chiều sâu của nó.
Thứ năm : Việc tổ chức thu thập thông tin bằng điều tra mẫu thị
trường chưa làm được theo yêu cầu.
Đây là việc làm khá phổ biến đối với các ngành kinh tế khác và được tiến hành thường xuyên nhưng với hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp có
thể coi là mới và chưa thực sự được quan tâm đúng mức, ngay cả những kỹ thuật thu thập thông tin từ thị trường theo cách này Ngân hàng Nông nghiệp cũng chưa có thậm chí chưa được bàn đến.
Để làm tốt việc điều tra thị trường theo cách này,Ngân hàng Nông nghiệp cần phải :
- Quan tâm đúng mức đến các kỹ thuật để nghiên cứu,điều tra mẫu thị trường.
- Đổi mới tư duy trong việc nghiên cứu thị trường,phải sử dụng các phương pháp trực tiếp để nghiên cứu thị trường. Tránh thiên về các phương pháp chung chung, nên đi sâu sử dụng các phương pháp cụ thể tiếp cận trực tiếp thị trường.
Thứ sáu : Đổi mới nhận thức cho việc báo cáo, thu thập thông tin. Nếu yêu cầu của thông tin cần được chuyển tải nhanh chóng với những nội dung cơ bản thì nhiều khi việc báo cáo bằng văn bản lại được xem là hình thức báo cáo phổ biến của Ngân hàng Nông nghiệp. Báo cáo bằng văn bản là cần thiết khi cần sự báo cáo có tính phân tích và yêu cầu về thủ tục hành chính. Nhưng những thông tin về thị trường phục vụ chỉ đạo nhanh với việc nắm bắt thông tin để ra các quyết định kịp thời không nhất thiết cần theo thủ tục hành chính để thực hiện. Không nên chỉ coi báo cáo đầy đủ bằng văn
bản mới là sự nghiêm túc trong báo cáo còn báo cáo bằng miệng, điện thoại hoặc bằng bút tích với nội dung ngắn gọn là sự thiếu nghiêm túc trong báo cáo,nhưng đó lại chính là điều cốt lõi của việc đổi mới quá trình báo cáo để
có thể đáp ứng được với yêu cầu thông tin của ngân hàng trong điều kiện mới. Phương tiện để có thông tin nhanh thì có, nhưng nhận thức về thu thập thông tin mới lại là điều cần quan tâm trong quá trình chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.Để làm được điều này cần phải thay đổi tư duy trong quá trình thu thập thông tin không chỉ là ở bộ phận tác nghiệp
mà cả ở bộ phận chỉ đạo.
Thứ bảy : Việc tổ chức nghiên cứu thị trường khách hàng của Ngân
hàng Nông nghiệp làm chưa đảm bảo theo yêu cầu.
Việc nghiên cứu thị trường ngân hàng có thể coi là một việc làm đương nhiên của ngân hàng. Nhưng một đặc điểm riêng có của hoạt động ngân hàng là nó không chỉ chịu sự tác động trực tiếp trong quan hệ với ngân hàng mà bản thân hoạt động của khách hàng lại tác động lớn đến kết quả thực hiện dịch vụ của ngân hàng. Hay nói một cách khác là phải nghiên cứu thị trường khách hàng của ngân hàng, điều này nhiều khi lại rất quan trọng cho việc quyết định hoạt động của ngân hàng. Việc nghiên cứu thị trường của Ngân hàng Nông nghiệp thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ quản lý, với yêu cầu nghiên cứu thị trường khách hàng của ngân hàng lại càng chưa được Ngân hàng Nông nghiệp quan tâm đúng mức. Chính yếu tố này đã thực sự tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp hiện nay trong việc quyết định đầu tư các dự án cho xi măng lò đứng, bia... Theo báo cáo tổng kết năm 2000 của Ngân hàng nông nghiệp thì hiện nay toàn quốc có 47 nhà máy xi măng lò đứng, công suất thiết kế 3,2 triệu tấn/năm. Năm 2000 các xí nghiệp này chỉ đạt sản lượng 1,6 triệu tấn như vậy chỉ đạt 1/2 công suất thiết kế. Có 8 nhà máy vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp với số vốn ≈ 200 tỷ đồng mà khả năng tiêu thụ rất kém nên rất khó
thu hồi vốn. Ngành bia cũng có tình trạng tương tự. Đây chính là kết quả của việc phân tích thị trường của Ngân hàng Nông nghiệp chưa đầy đủ trong đó có việc chưa làm tốt việc nghiên cứu thị trường khách hàng của ngân hàng. Để hạn chế các rủi ro do nguyên nhân trên gây ra, không còn cách nào khác là Ngân hàng Nông nghiệp phải nâng cao công tác nghiên cứu thị trường,trong đó cần đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường khách hàng của ngân hàng, tập trung vào các khách hàng lớn cả về số lượng khách hàng và qui mô vay vốn ngân hàng. Bộ phận tổng hợp nghiên cứu thị trường
cũng phải coi đây như một công việc thường xuyên, bắt buộc trong quá trình nghiên cứu, nắm bắt thông tin và phân tích chúng để giúp lãnh đạo ra được các quyến định quản lý phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Thứ tám : Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức.
Cùng với quá trình tồn tại và phát triển của mình, Ngân hàng Nông nghiệp đã nhiều lần thay đổi về mô hình tổ chức,cả tổ chức hệ thống ngành và tổ chức của Trung tâm điều hành. Về tổ chức của khối trung tâm, khi mới thành lập với trình độ và khối lượng công việc còn hạn hẹp nên mới chỉ thành lập các phòng: văn phòng, kế hoạch, tín dụng, đầu tư, lương thực. Do yêu cầu phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp,khối lượng các phòng ban của Trung tâm điều hành đã thay đổi nhiều cả về cơ cấu, số lượng và nhiệm vụ. Nếu trước kia chỉ với qui mô phòng, tổ thì nay đã phát triển thành các khối (tập hợp một số phòng) về một mảng nghiệp vụ nào đó.
Thứ nhất: Mô hình tổ chức hiện hành có quá nhiều đầu mối (13 đầu mối).
Thứ hai: Có nhiều bộ phận được tổ chức dưới hình thức nửa tập trung, nửa phân tách đặc biệt là các khối kinh doanh và các phòng hỗ trợ. Vừa phân chia các khối theo dạng chức năng vừa phân chia theo dạng nghiệp vụ.
Thứ ba: Chức năng nhiệm vụ của một số phòng, khối chưa được phù hợp như phòng thông tin tiếp thị, phòng pháp chế...
Thứ tư: Một số phòng, khối có sự phân chia chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng.
Từ những vấn đề nêu trên cộng với yêu cầu của việc chỉ đạo kinh doanh trong điều kiện mới của Ngân hàng Nông nghiệp, căn cứ vào yêu cầu của công nghệ quản lý. Thấy rằng mô hình tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp ở Trung tâm điều hành cần tiếp tục phải đổi mới. Việc đổi mới mô hình tổ chức phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tăng cường mức độ tập trung của các đầu mối (điều này đảm bảo yêu cầu nhanh nhạy trong chỉ đạo và nắm bắt thông tin).
Thứ hai: Việc đổi mới phải phân chia các khối theo dạng chức năng, tránh việc phân chia theo dạng nửa chức năng, nửa nhiệm vụ.
Thứ ba: Phân chia các khối phải đảm bảo là các đầu mối thiết yếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Căn cứ vào các yêu cầu đó và khả năng thực hiện của Ngân hàng Nông nghiệp bài viết nêu ra một mô hình thấy phù hợp với các yêu cầu nêu trên.