Nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa NHCT Việt Na m:

Một phần của tài liệu 216 Xây dựng thương hiệu Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 70 - 73)

3. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHCT VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG :

3.2.7 Nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa NHCT Việt Na m:

Cổ phần hóa các NHTM quốc doanh là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích thu được sẽ vô cùng to lớn đứng trên các giác độ khác nhau : Nhà nước, Ngân hàng, nhà đầu tư và công chúng. Tuy nhiên, cổ phần hóa các NHTM quốc doanh là một nội dung lớn, hết sức phức tạp và mang tính nhạy cảm cao trong giai đoạn hiện nay, bởi nó không những tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân mà còn tác động đến lộ trình mở cửa và hội nhập ngành NH theo các cam kết song phương và đa phương mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết. Để thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước vào NH, cần phải cổ phần hóa trong một NH với lộ trình điều chỉnh từ thấp đến cao, chỉ có như vậy mới giúp NH tạo ra bước phát triển mới cả về chất lẫn về lượng, cả về vốn lẫn quản trị điều hành.

Đó là những thuận lợi nói chung khi các NHTM quốc doanh tham gia cổ phần hóa. Còn nói riêng, NHCT Việt Nam sẽ được lợi gì? Trên một sân chơi đông

đúc, kẻ nào có sức mạnh là người chiến thắng. Nếu nhanh chóng được cổ phần hóa, được tự đi và đứng bằng chính đôi chân của mình, NHCT Việt Nam chắc chắn sẽ lớn mạnh lên về quy mô lẫn chất lượng. Vốn điều lệ được tăng lên khi cổ phiếu NH được phát hành trên thị trường, các sản phẩm nghiệp vụ sẽ đa dạng và được nâng cao chất lượng hơn vì được cọ xát trên một sân chơi công bằng cho tất cả các NH. Chất lượng phục vụ được nâng lên vì không còn sự hiện diện của một ngân hàng được bảo hộ độc tôn nữa mà thay vào đó là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các NH trên thị trường kinh doanh tiền tệ.

Từ trước đến nay, NHCT cũng như các NHTM quốc doanh thường ít bị “nghiêm khắc” áp dụng thực hiện các chế tài về an toàn trong kinh doanh tiền tệ – tín dụng – ngân hàng nhhư tỷ lệ An toàn vốn tối thiểu (CAR) > 8%, tỷ lệ NQH, tỷ lệ về khả năng chi trả hay cao hơn là khả năng thanh khoản, ROA, ROE,…. Khi tiến hành cổ phần hóa thì cũng sẽ phải thực thi như các NH cổ phần khác. Điều này sẽ giúp NHCT hoạt động hiệu quả hơn, cẩn trọng hơn trong các nghiệp vụ sinh lợi của mình, như thế sẽ thành công hơn trong việc phát triển thương hiệu.

Mặt khác, vấn đề vốn điều lệ vốn là một điểm yếu của NHCT thì sau khi được cổ phần, vấn đề này sẽ được các nhà đầu tư giải quyết ngay lập tức. Vốn tăng mà không cần sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước đó là một cơ hội cho Nhà nước và cho cả NH. Vốn tăng, uy tín tăng, sức cạnh tranh của NH tăng, phạm vi hoạt động tăng,….và cuối cùng là lợi nhuận tăng. Việc xây dựng thương hiệu NH trước khi tiến hành cổ phần hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NH thu hút được các nhà đầu tư và sau khi cổ phần sẽ giúp thương hiệu NH ngày càng được nâng cao hơn.

Kết luận

Để giải quyết bài toán thương hiệu có hiệu quả, Ngân hàng công thương Việt Nam cần phải có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu theo mô hình riêng phù hợp với đặc điểm của mình. Việc vận dụng các giải pháp không cần theo một trình tự nhất định mà phải tiến hành đồng bộ. Thực hiện tốt giải pháp phát triển nguồn nhân lực sẽ có tác động tốt đến việc nâng cao công nghệ ngân hàng thúc đẩy nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của toàn hệ thống. Kết hợp với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, NHCT sẽ ngày càng nâng cao uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngân hàng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và đến lượt mình doanh nghiệp tác động cộng hưởng đến thương hiệu ngân hàng.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, việc áp dụng các giải pháp chủ yếu có chọn lọc với việc định ra bước đi thích hợp, theo mục tiêu cụ thể, đúng lộ trình thì ngân hàng cũng sẽ vượt qua những cam go thử thách, hướng đến năm 2010 Ngân hàng Công thương sẽ hòa mình cùng việc mở cửa các dịch vụ tài chính ngân hàng theo WTO, BTA, AFTA,…..ngày càng khẳng định vị thế của mình .

Tham vọng thì rất nhiều nhưng kiến thức còn hạn chế nên giải pháp còn ít và mang tính chủ quan, vì vậy đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu để phát triển cao hơn và sâu hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 216 Xây dựng thương hiệu Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)