3. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHCT VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG :
3.2 Đánh giá vị thế và khảnăng cạnh tranh của NHCT Việt Na m:
Là một đại gia trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất Việt Nam, song năng lực tài chính của các NHTM cũng như của NHCT Việt Nam còn rất yếu kém so với khu vực, biểu hiện ở 2 khía cạnh : Một là vốn tự có nhỏ hơn rất nhiều, NH có vốn tự có lớn nhất chỉ khoảng 288 triệu USD, nhỏ nhất chỉ khoảng 1 triệu USD, trong khi một NH trong khu vực có vốn tự có bình quân khoảng 1 tỉ USD, nghĩa là vốn tự có của một NH Việt Nam chỉ bằng 1/5 vốn tự có của NH các nước trong khu vực. Hai là tình hình tài chính của các NH Việt Nam còn kém lành mạnh, nợ quá hạn còn cao. Bên cạnh đó, mặc dù cố gắng phát triển nhiều về sản phẩm dịch vụ NH nhưng những sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu NHCT hầu như chưa có chất lượng vượt trội. Đối với các NHTM quốc doanh đang có nhiều lợi thế, yếu tố cạnh tranh chưa phải là động lực thúc đẩy sự phát triển. Đó cũng là nguyên nhân vì sao dẫn đến việc cho vay quá dễ dãi, lạm dụng quyền hạn và vô trách nhiệm để xảy ra các vụ án lớn gây thất thoát vốn đến hàng ngàn tỷ đồng qua vụ việc Tamexco, Epco-Minh Phụng.
• Duy trì và tiếp tục phát triển mạnh trong việc mở rộng mạng lưới huy động tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế cả ngắn và dài .
• Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. • Phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ NH như thẻ ATM với các chức năng thanh toán qua NH nhằm huy động thêm lượng tiền gửi.,…..
Tuy chưa có tiêu chuẩn đánh giá chính thức nhưng xét về tính chuyên nghiệp trong một số lãnh vực (thanh toán và kinh doanh tiền tệ quốc tế, cho vay thương mại, thanh toán thẻ,….) NHCT Việt Nam xếp thứ 3 trong 4 NHTM quốc doanh. Với chiến lược phát triển kinh doanh đến năm 2010, NHCT có nhiều triển vọng để được sắp xếp lại vị thế của mình.
3.3 Tính bức xúc của việc xây dựng một thương hiệu bền vững cho NHCT Việt Nam :